Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Có nên đầu tư vào trái phiếu Vietcombank không?

View count icon 2923
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Vietcombank nằm trong top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được nhiều khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tin tưởng lựa chọn. Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng thông thường, Vietcombank cũng nổi tiếng với việc phát hành trái phiếu. Vậy có nên đầu tư vào trái phiếu Vietcombank hay không? 

Khái quát về Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank hay còn được biết đến là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 1/4/1963. Tiền thân là Cục Ngoại hối trước thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2008, Nhà nước tiến hành cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi hình thức hoạt động, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Vietcombank phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 30/6/2009, niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng phát hành trái phiếu Vietcombank để huy động vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Khai-quat-ve-Ngan-hang-Vietcombank

Trải qua nhiều bước phát triển, hiện nay Vietcombank đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. HIện tại, có hơn 600 Chi nhánh/Phòng giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc.

Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Một số thành tựu và giải thưởng nổi bật của Vietcombank như sau:

  • Fitch Ratings đã nâng hạng tín nhiệm của Vietcombank vào năm 2021.
  • S&P cũng xếp hạng tín nhiệm cao nhất các ngân hàng cho Vietcombank năm 2021.
  • Vietcombank được Forbes Việt Nam bình chọn đứng đầu về giá trị trong top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam.
  • YouGov bình chọn Vietcombank đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu bảo hiểm, ngân hàng tại Việt Nam.
  • The Asian Banker bình chọn Vietcombank là “Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch COVID-19” và “Ngân hàng mạnh nhất”.
  • Vietcombank được Tạp chí Euromoney bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2020” 6 lần.

Thông tin về trái phiếu Vietcombank

Về nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu, Vietcombank có phát hành trái phiếu Vietcombank và kinh doanh trái phiếu của các doanh nghiệp khác. Các sản phẩm trái phiếu của Vietcombank được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Các sản phẩm trái phiếu Ngân hàng Vietcombank

Gần nhất, Vietcombank đã thực hiện 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ năm 2022, cụ thể:

  • Đợt 1: Ngày 11/7/2022 phát hành 100 trái phiếu giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 15 năm, lãi suất cố định 10 năm đầu là 6,8%/năm, lãi suất cố định 5 năm tiếp theo là 7%/năm.
  • Đợt 2: Ngày 15/7/2022 tiếp tục phát hành đợt 2 với 800 trái phiếu, giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu cố định 10 năm và 5 năm tương tự như đợt 1.
  • Đợt 3: Ngày 22/7/2022 phát hành đợt 3 với 350 trái phiếu, giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 15 năm. Ngân hàng có quyền mua lại trái phiếu trước hạn đối với lô trái phiếu này.
  • Đợt 4: Ngày 22/7/2022 tiếp tục phát hành đợt 4 với 300 trái phiếu, giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu, kỳ hạn 8 năm. Ngân hàng có quyền mua lại trái phiếu trước hạn đối với lô trái phiếu này.

Cac-san-pham-trai-phieu-Ngan-hang-Vietcombank

Vietcombank cho biết, chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2023 do nhiều khó khăn về việc tăng lãi suất, gia tăng chi phí vốn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn đầu tư sản phẩm trái phiếu của Vietcombank, bạn có thể tham mua chứng chỉ quỹ mở trái phiếu VCBF-FIF.

Qũy VCBF-FIF được thành lập ngày 9/8/2019 do Công ty Liên Doanh Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank  quản lý. Đây là Công ty liên doanh của Ngân hàng Vietcombank và Tập đoàn Franklin Templeton Investments (Mỹ). Ngân hàng giám sát là Standard Chartered Bank, công ty kiểm toán là Ernst & Young. Lợi nhuận kỳ vọng là trên 8%/nằm.

Phí đầu tư trái phiếu của Vietcombank

Khi mua trái phiếu do Vietcombank phát hành, bạn cần lưu ý một số loại phí như sau:

  • Phí giao dịch trái phiếu niêm yết: 0,18% giá trị giao dịch.
  • Phí lưu ký trái phiếu tại Trung tâm Lưu ký: 0,18đ/trái phiếu/tháng.
  • Phí chuyển nhượng: 0,1% giá trị giao dịch.
  • Phí tư vấn: 2%/năm, tối thiểu 50.000đ/hợp đồng.

Đối với đầu tư vào quỹ trái phiếu, giá chứng chỉ quỹ VCBF – FIF khoảng 10.000đ VNĐ/CCQ (ngày 16/3/2023). Bạn có thể tham khảo bảng phí dịch vụ dưới đây:

Dịch vụ Mức giá
Mở tài khoản giao dịch Miễn phí
Giao dịch trực tuyến Miễn phí
Phát hành Đơn vị quỹ mở Miễn phí
Mua lại chứng chỉ quỹ
Thời gian nắm giữ bằng hoặc dưới  3 tháng 2.0%
Thời gian nắm giữ từ trên 3 tháng đến tối đa 12 tháng 1%
Thời gian nắm giữ trên 1 năm Miễn phí
Chuyển đổi Đơn vị quỹ mở Là số chênh lệch Giá dịch vụ phát hành của Quỹ mục tiêu với Quỹ rời đi tại thời điểm thực hiện việc chuyển đổi
Chuyển nhượng Đơn vị quỹ mở Tối đa 300.000đ
Giảm trừ Giá dịch vụ phát hành đối với Chương trình Đầu tư định kỳ (SIP) Miễn phí
Phí quản lý 0.1%

Có nên mua trái phiếu Ngân hàng Vietcombank không?

Để trả lời câu hỏi này, cần xét tới lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu của Vietcombank. Một số lợi ích khi đầu tư như sau:

  • Mức lãi suất và lợi nhuận kỳ vọng hấp dẫn: Đối với trái phiếu Vietcombank phát hành có lãi suất cao nhất là 7%/năm. Một số loại trái phiếu được cam kết mua lại trước hạn. Đối với chứng chỉ quỹ trái phiếu VCBF – FIF có lợi suất kỳ vọng tới 8%/năm.
  • Tính thanh khoản cao: Vietcombank và các công ty con có uy tín cao nên các sản phẩm trái phiếu được nhiều nhà đầu tư yêu thích. Bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng mua đi bán lại trái phiếu trên thị trường. Ngoài ra, ít nhất sau 3 tháng kể từ ngày phát hành, bạn có thể bán lại trái phiếu cho Vietcombank bất cứ lúc nào, được bảo toàn gốc và lãi.
  • Chuyển nhượng linh hoạt: Bạn có thể chuyển nhượng/tặng, cho hay thừa kế trái phiếu Vietcombank mà không cần trả bất kỳ khoản phí nào.

Co-nen-mua-trai-phieu-Ngan-hang-Vietcombank-khong

Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu Ngân hàng Vietcombank cũng có những rủi ro sau:

  • Rủi ro tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi Ngân hàng phát hành phá sản hoặc không có khả năng hoàn trả gốc và lãi. Tuy nhiên, rủi ro này gần như không xảy ra do Ngân hàng tại Việt Nam được Nhà nước bảo trợ.
  • Rủi ro trả trước: Vietcombank có thể mua lại trái phiếu trước hạn, lãi suất bạn nhận được không cao như dự kiến. Bạn cần dự tính hướng đầu tư mới cho nguồn tiền từ việc bán trái phiếu này.
  • Rủi ro lãi suất: Lãi suất trái phiếu là cố định, nếu lãi suất chung của thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu sẽ là rủi ro với nhà đầu tư.  Ngoài ra, việc lãi suất thị trường biến động cũng tạo rủi ro khi mua đi bán lại trái phiếu trên thị trường.

Tóm lại, trái phiếu Ngân hàng Vietcombank vẫn là một loại trái phiếu an toàn trên thị trường hiện nay. Nó phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị an toàn, ổn định và kế hoạch dài hạn.

Nên mua trái phiếu Vietcombank hay gửi tiết kiệm ngân hàng?

Trái phiếu thường lãi suất cao hơn còn tiết kiệm thì an toàn hơn. Vậy nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua trái phiếu của Vietcombank? Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Mua trái phiếu Vietcombank Gửi tiết kiệm Vietcombank
Lãi suất Lên tới trên 8%/năm Cao nhất là 7,2%/năm
Kỳ hạn Từ 8 - 15 năm, có thể chuyển nhượng linh hoạt trên thị trường Đa dạng, có thể rút tiền linh hoạt
Thanh khoản Có thể bán lại cho đơn vị phát hành hoặc giao dịch trên thị trường, thời gian nhận tiền lâu hơn. Có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, nhận tiền ngay lập tức, tuy nhiên, sẽ bị mất số tiền lãi nếu rút tiền trước hạn.
Số vốn tối thiểu Chỉ từ 10.000đ đối với chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu.1 tỷ đồng đối với trái phiếu do Vietcombank phát hành. Tối thiểu 3.000.000đ/tài khoản tiết kiệm tại Vietcombank.
Rủi ro Rủi ro lạm phát, rủi ro tín dụng, rủi ro trả trước, rủi ro lãi suất… Gần như không có rủi ro
Tài sản đảm bảo Có thể có hoặc không. Nếu có, tài sản đảm bảo thường là dự án kinh doanh, cổ phiếu, bất động sản của ngân hàng. Tài sản đảm bảo là số tiền bảo hiểm Ngân hàng mua cho khoản tiết kiệm này.
Phương thức trả lãi và gốc Trả lãi 1 lần vào cuối kỳ hoặc trả lãi định kỳ theo thời gian quy định rõ trong hợp đồng mua trái phiếu.Luật mới quy định doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian thanh toán tối đa 2 năm và có thể thay đổi hình thức thanh toán nếu không có đủ tiền VNĐ như cam kết ban đầu. Trả cả gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn.

Cách mua trái phiếu ngân hàng Vietcombank

Trái phiếu Vietcombank cũng là một loại chứng khoán, cách đầu tư có phần giống với cổ phiếu. Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu cũng có những điều kiện riêng. Mua trái phiếu Ngân hàng Vietcombank như thế nào? Cần đáp ứng những điều kiện nào?

Điều kiện

Muốn mua trái phiếu Ngân hàng Vietcombank, bạn cần đáp ứng những điều kiện trở thành khách hàng priority sau:

  • Tiền gửi bình quân 1 năm tại Vietcombank từ 2 tỷ đồng trở lên.
  • Tổng doanh số chi tiêu tín dụng từ 150 triệu đồng trở lên.
  • Thu nhập bình quân hàng tháng của bạn trong 1 năm từ 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài xếp hạng khách hàng, trái phiếu Vietcombank cũng được ưu tiên mua theo thứ tự thời gian. Nghĩa là, ai nộp tiền mua trước sẽ được ưu tiên mua trước cho tới khi bán hết số lượng trái phiếu phát hành.

cach-mua-trai-phieu-vietcombank

Cách mua

Có 3 bước khi mua trái phiếu Ngân hàng Vietcombank như sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập vào website của Vietcombank > Đăng ký thông tin mở tài khoản > Chờ quá trình đăng ký tài khoản hoàn tất (Nếu bạn đã có tài khoản Vietcombank có thể bỏ qua bước này).
  • Bước 2: Lựa chọn và nhập lệnh mua trái phiếu trên website > Xem kỹ các điều khoản hợp đồng điện tử và hợp đồng > Chuyển tiền cho ngân hàng theo thời gian quy định. 
  • Bước 3: Khi quá trình mua hoàn tất, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu.

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về trái phiếu Vietcombank. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ về trái phiếu này và cách mua trái phiếu. Đây là kênh đầu tư đáng cân nhắc nếu bạn muốn có một khoản đầu tư ổn định, lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và độ an toàn cao.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K