Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Bẫy thanh khoản là gì? Dấu hiệu để nhà đầu tư nhận biết bẫy thanh khoản

View count icon 3651
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Khi tham gia đầu tư, bạn có thể nhiều lần bắt gặp thuật ngữ bẫy tâm lý học. Đây là một khái niệm khá quen thuộc trong thị trường tài chính nhưng lại tương đối lạ lẫm đối với những người mới. Vậy bẫy thanh khoản là gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết bẫy thanh khoản? Trong bài viết dưới đây, VNSC sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi này

Bẫy thanh khoản là gì?

Để hiểu rõ về bẫy thanh khoản là gì thì trước tiên bạn cần hiểu thanh khoản là gì. Đây là một thuật ngữ chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại tài sản. Tính thanh khoản càng cao thì tài sản đó càng dễ chuyển thành tiền mặt và ngược lại. Đây là một yếu tố được quan tâm hàng đầu khi tham gia đầu tư vì nó sẽ thể hiện khả năng các nhà đầu tư có thể bán tài sản của bản thân và nhận lại tiền mặt một cách dễ dàng trong trường hợp cần thiết hay không. 

Còn bẫy thanh khoản (tiếng Anh là Liquidity trap) là thuật ngữ chỉ hiện trạng chính sách tiền tệ được chính phủ thực hiện nới lỏng thông qua biện pháp giảm lãi suất. Khi mức lãi suất giảm xuống một ngưỡng nhất định, thay vì đầu tư, mọi người lại chọn giữ tài sản của mình an toàn bằng tiền mặt. 

Điều này khiến cho chính sách tiền tệ trở nên vô lực và sự điều tiết kinh tế chỉ còn phụ thuộc vào chính sách tài chính. Ví dụ như mọi người chỉ giữ tiền mặt thay vì dùng vốn để tham gia đầu tư vào cổ phiếu, mua trái phiếu hoặc tham gia các loại hình đầu tư khác. 

Trường hợp không có sự đầu tư nghĩa là sẽ không có sự tăng trưởng, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái. Hậu quả nghiêm trọng là dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội tăng cao và giá trị hàng hóa lưu thông bị suy giảm. Lúc này, dù Ngân hàng Trung ương của nhà nước có tăng thêm tiền để kích thích nền kinh tế thì vẫn khó thành công vì nhu cầu tiền đang rất thấp.

bay-thanh-khoan-la-gi

Ví dụ thực tế về bẫy thanh khoản xảy ra tại Nhật Bản vào đầu thập niên 1990 khi bong bóng bất động sản vỡ dẫn đến suy thoái kinh tế. Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần hạ mức lãi suất và chần chờ khi nâng lãi nên đã phải thực hiện chính sách được gọi là “chính sách lãi suất zero”. Lúc này, nguồn tiền được tích luỹ thay vì chảy vào đầu tư.

Nguồn vốn từ đầu tư tư nhân của Nhật rơi vào tình trạng trì trệ trong nhiều năm và nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề trong cả thập kỷ. Sau thời kỳ đó, xuất khẩu dần hồi phục, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng về lượng (tăng lượng tiền cơ sở), tiến hành chính sách tài chính (thực hiện nhiều gói kích cầu kinh tế) nền kinh tế Nhật Bản mới dần thoát khỏi suy thoái vào năm 2002. 

Các dấu hiệu khi muốn nhận biết bẫy thanh khoản

dau-hieu-bay-thanh-khoan

Những dấu hiệu của bẫy thanh khoản để bạn nhận biết tình trạng này có 3 điểm nổi bật, chúng bao gồm:

Lãi suất quá thấp hay gần như bằng 0

Nếu như mức lãi suất đang trong tình trạng quá thấp (hoặc gần như bằng 0) trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các nhà đầu tư hiểu rằng mức lãi suất không thể tăng thêm. Chính vì thế, họ có xu hướng lựa chọn nắm giữ tiền mặt trong tài khoản nhiều hơn là sử dụng cho đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu. 

Chính sách tiền tệ không có tác dụng

Ngân hàng nhà nước hay chính sách nới lỏng tiền tệ mới được ban hành để khắc phục và kích thích nền kinh tế cũng không hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do trong thời kỳ suy thoái chung, những doanh nghiệp hay người dân không có nhu cầu và khá thận trọng để vay thêm các khoản khác dù lãi suất vay đang rất thấp. Đồng thời với đó, các ngân hàng thương mại cũng không muốn tăng thêm số lượng nợ xấu từ khách hàng.

Có tình trạng giảm phát 

Khi bẫy thanh khoản xảy ra, mức lãi suất danh nghĩa sẽ tiến đến gần mốc 0. Điều này thể hiện nguồn cung tiền không thể chuyển đổi thành nguồn vốn cho đầu tư. Chính sách tiền tệ không có tác dụng nên mọi người đều thận trọng hơn khi chi tiêu. Thời điểm này, lượng cầu trong nền kinh tế cũng suy giảm đáng kể và dẫn đến tình trạng giảm phát. 

Nguyên nhân nào gây ra bẫy thanh khoản?

nguyen-nhan-bay-thanh-khoan

Có rất nhiều tác nhân gây ra bẫy thanh khoản trên thị trường, do con người hay tình trạng của nền kinh tế. Tổng kết lại trong 4 lý do chính sau đây: 

– Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng xảy ra giảm phát: Khi mọi người (bao gồm nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và cả ngân hàng) kỳ vọng vào tình huống giảm phát (nghĩa là giá cả sẽ giảm đi), họ thường có quyết định giữ tiền mặt nhiều hơn. Lúc này, giá trị thực của tiền mặt họ đang nắm giữ trong tay sẽ tăng và họ càng giữ lâu dài với kỳ vọng tiền sẽ tăng giá trị nhiều hơn nữa trong tương lai.

– Chú trọng tiết kiệm tiền hơn đầu tư: Người dân có xu hướng tiết kiệm tiền an toàn hơn khi xảy ra suy thoái kinh tế, mức chi tiêu cũng giảm đi và đầu tư có rủi ro nên họ thận trọng hơn rất nhiều. Các chủ thể của nền kinh tế đều cùng quan tâm đến việc tích trữ, đề phòng cho các rủi ro có thể xảy ra. Các ngân hàng thương mại cũng nghiêm ngặt hơn trong quá trình cho vay vốn để tránh nợ xấu do mối lo phá sản của người vay. Như vậy, những người cần vốn cho đầu tư kinh doanh sẽ khó tiếp cận nguồn vốn để cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh.

– Ngân hàng xảy ra khủng hoảng tín dụng: Nếu như các ngân hàng đang gặp phải trường hợp xấu là khủng hoảng tín dụng, họ sẽ rất hạn chế giải ngân các khoản cho vay. Vì thời điểm này, ngân hàng sẽ cần tập trung vào việc củng cố tài sản để bảng cân đối kế toán có số liệu lạc quan hơn là gia tăng gánh nặng tại các khoản cho vay tín dụng. 

– Trái phiếu không còn thu hút đầu tư: Mức giá bán của trái phiếu tỷ lệ nghịch với mức lãi suất của chúng. Trong một nền kinh tế thị trường đang trên đà suy thoái, nhà đầu tư hay có tâm lý bất an và nghĩ rằng tình hình khó cải thiện trong tương lai ngắn. Thay vì nắm giữ trái phiếu lâu dài, họ sẽ tích trữ tiền mặt nhiều hơn. Chính vì vậy, trái phiếu trở nên kém hấp dẫn và giá trị của nó sẽ giảm đi. 

Một số biện pháp để thoát khỏi bẫy thanh khoản

giai-phap-thoat-bay-thanh-khoan

Bẫy thanh khoản gây nên nhiều vấn đề cho nền kinh tế, trong số đó suy thoái và giảm phát là hai điều rất khó tránh khỏi. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Paul Krugman, Keynes, những phương pháp để thoát khỏi bẫy thanh khoản nhanh chóng gồm: 

Theo quan niệm của Paul Krugman :

Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Krugman cho rằng, tạo ra lạm phát kỳ vọng chính là một phương pháp hiệu quả để giúp nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi bẫy thanh khoản. 

Phương pháp để tạo ra lạm phát kỳ vọng bao gồm:

  • Phá giá của đồng nội tệ (điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình của từng nền kinh tế).
  • Tăng trưởng nguồn cung tiền nhanh hơn (kích cầu nguồn tiền vào thị trường, tăng thanh khoản của nền kinh tế).
  • Tăng các loại thuế tiêu dùng (Nhật tăng thuế từ 5% lên 8%).
  • Theo đuổi mục tiêu lạm phát (nhất quán trong chính sách tạo ra lạm phát như kỳ vọng để thoát khỏi bẫy thanh khoản.

Đây là những cách nổi bật để tạo ra lạm phát kỳ vọng, thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi bẫy thanh khoản đang xảy ra. Tuy nhiên, phương pháp này cần được cân nhắc và thực hiện một cách thận trọng, điều chỉnh liên tục để không gây nên hiệu quả ngược cho nền kinh tế.

Theo ý kiến của Keynes:

Keynes cho rằng, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng sẽ giúp cho nền kinh tế tránh thoát khỏi bẫy thanh khoản. Thời điểm nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu của sự giảm phát, nguyên nhân chủ yếu đến từ sụt giảm tổng nhu cầu và khiến lãi suất gần chạm mức 0. Chính nó tạo ra bẫy thanh khoản và suy thoái cho nền kinh tế. 

Mục đích khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng là nhằm kích thích tăng thêm nguồn tổng cầu. Từ đó giúp bù đắp cho những khoản tiêu dùng tư nhân. Chính sách này gồm các hành động sau:

  • Cắt giảm các khoản thuế.
  • Kích thích tăng trưởng nhu cầu chi tiêu của người dân.
  • Tăng mức chi tiêu từ chính phủ.

Theo ý kiến của các nhà kinh tế học khác:

Những nhà kinh tế học khác thì đưa ra giải pháp khác để thoát khỏi bẫy thanh khoản là chính sách nới lỏng tiền tệ. Cụ thể hơn, áp dụng giải pháp nới lỏng định lượng Quantitative Easing (QE), tăng cường mua thêm trái phiếu Chính phủ trong thời gian dài hạn, mua thêm trái phiếu tư nhân là những biện pháp được các nhà kinh tế học xem xét ưu tiên. Phương pháp này mang đến tác dụng kích thích tăng thêm nhu cầu đầu tư của người dân và tạo dựng thêm niềm tin của họ vào sự hồi phục của nền kinh tế. 

Qua những điều trên có thể thấy, bẫy thanh khoản là một tình trạng kinh tế tiêu cực có thể gây ra những hậu quả nặng nề, suy giảm hoạt động của nền kinh tế. Để tránh xảy ra bẫy thanh khoản, có thể áp dụng các chính sách về kinh tế và tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư vốn và kích thích chi tiêu, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh tế.

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức hữu ích về bẫy thanh khoản cho các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về hiện tượng này. Bạn cần hiểu rõ bản chất và cách để tránh khỏi bẫy thanh khoản khi đầu tư, từ đó giảm tỷ lệ rủi ro và bảo toàn mức lợi nhuận như mong muốn.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K