Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

Full Margin là gì? Làm thế nào để nhận biết full margin trong chứng khoán?

View count icon 6199
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Vay margin hay vay ký quỹ là đòn bẩy tài chính hiệu quả trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ và sử dụng phù hợp, nhà đầu tư rất dễ rơi vào trạng thái full margin, dẫn tới thua lỗ. Trong bài viết này, hãy cùng Chứng khoán VINA tìm hiểu về Full margin là gì và làm thế nào để nhận biết trạng thái này của tài khoản.

Full margin trong chứng khoán là gì?

Full Margin là trạng thái nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ vay quá mức và không thể đặt thêm lệnh nữa. Trong ngắn hạn, việc quan sát dòng tiền cho vay ký quỹ đối với mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cũng như bắt được cơ hội tốt cho bản thân. Nhưng không phải muốn ký quỹ bao nhiêu cũng được, luật pháp hiện nay có quy định ràng buộc trong việc cho vay Margin nên dòng tiền này hữu hạn.

Full Margin sẽ được gọi tên khi một công ty chứng khoán nào đó cho vay Margin với mã cổ phiếu đến khi chạm ngưỡng nhất định, không được vượt qua nó. Khi đã vay ở mức Full Margin, nhà đầu tư phải theo dõi những biến động đang xảy ra trên thị trường vì nó có thể gây nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Bởi vì nếu thị trường giảm sâu mà bạn không kịp cắt lỗ sẽ dẫn đến âm tài khoản rất nhanh.

tu-doanh-chung-khoan

Full margin còn áp dụng cho ngưỡng cho vay margin của công ty chứng khoán. Khái niệm này thể hiện ngưỡng giới hạn cho vay margin đối với một mã cổ phiếu của công ty chứng khoán, công ty chỉ được cho vay đến ngưỡng này, không được vượt quá.

Khi đã vay full margin, nhà đầu tư phải luôn theo dõi biến động thị trường và dòng tiền trong tài khoản của mình. Nếu thị trường giảm xuống mà không kịp cắt lỗ tài khoản sẽ âm rất nhanh.

Diễn biến của trạng thái full margin

Dien-bien-cua-trang-thai-full-margin

Trong trạng thái Full Margin sẽ diễn ra theo kịch bản sau đây:

  • Ngay khi khoản vay chạm ngưỡng Full Margin, cổ phiếu sẽ có ít nhất khoảng 2 đến 3 phiên đi ngang (Mức giá không tăng cũng không giảm). Tâm lý nhà đầu tư sử dụng Margin để mua cổ phiếu giá cao sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Sau 1 – 2 phiên tiếp theo mà giá vẫn không tăng, họ quyết định bán ra. Thông thường khi bán ra nhiều, cung lớn hơn cầu giá có thể bị giảm. Dù vậy giá cổ phiếu không ngay lập tức giảm mạnh, có thể chỉ thay đổi trong mức giảm 5%. Sau khi nhà đầu tư bán ra, các công ty chứng khoán sẽ thu về dòng tiền Margin để tiếp tục cho khách hàng vay và mua vào. Hậu quả, giá cổ phiếu có sự tăng nhẹ trở lại nhưng cũng chỉ ở mức khoảng 5%, vì mức cho vay có giới hạn tới ngưỡng Full Margin mà thôi. Toàn bộ thời gian này sẽ kéo dài từ 10 đến 15 phiên giao dịch.
  • Sau đó nếu giá không tăng lên, nhà đầu tư lại bán ra lần nữa, lúc này giá cổ phiếu có nguy cơ giảm khoảng 10%. Phía công ty chứng khoán lại thu về dòng tiền từ cho vay Margin, nhưng lúc đó tâm lý nhà đầu tư trở nên e dè hơn trong việc sử dụng Margin. Vì họ thấy rằng giá giảm mạnh như vậy khó có thể tăng trở lại. Mức giá sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm đối với dòng tiền dành cho đầu tư cổ phiếu. Lúc này những thông tin về hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của tổ chức nào đó quyết định mua cổ phiếu với khối lượng lớn thì mức giá mới được đẩy tăng trở lại.
    Trong trường hợp không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra, cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh tầm khoảng 10-20% sau khi đạt ngưỡng Full Margin.
    Lưu ý rằng, những nhà đầu tư vay chạm mức Full Margin sẽ không thể đặt thêm bất kỳ lệnh giao dịch nào khác trên thị trường. Chỉ trong trường hợp giá quay đầu tăng ngược trở lại thoát khỏi ngưỡng nói trên thì tài khoản của bạn mới được khôi phục trạng thái lệnh.

Ảnh hưởng của full margin

Full margin không chỉ ảnh hưởng tới nhà đầu tư mà còn tác động tới cổ phiếu và toàn bộ thị trường.

Ảnh hưởng của full margin tới cổ phiếu

Những cổ phiếu đang có đà tăng giá rõ rệt là mục tiêu được các nhà đầu tư full margin nhắm tới. Xu hướng tăng giá thu hút số lượng lớn nhà đầu tư vay margin để mua vào, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh.

Anh-huong-cua-full-margin-toi-co-phieu

Tuy nhiên, những nhà đầu tư này phần lớn sẽ sử dụng margin vào những nhịp điều chỉnh ngắn hạn và sẽ bán chốt lời khi có thị trường điều chỉnh mạnh. Đây chính là bẫy của những “cá mập” trên sàn chứng khoán.

Khi những “cá mập” bán chốt lời, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh. Khi đó, tâm lý chung của những nhà đầu tư nhỏ lẻ phần lớn là hoảng sợ, bán nhanh cổ phiếu để cắt lỗ. Số lượng cổ phiếu bị bán tháo ồ ạt khiến giá càng giảm mạnh hơn. Những ai không quản lý rủi ro tốt sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái call margin.

Ảnh hưởng của full margin tới thị trường

Công ty chứng khoán cho vay margin cũng tác động tới thị trường chung. Thông thường, vào những thời điểm cuối mỗi quý, các công ty chứng khoán sẽ “rũ margin” để làm đẹp báo cáo tài chính. Điều này khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, những nhà đầu tư ít kinh nghiệm sẽ chịu thiệt hại.

Phương pháp hay được sử dụng để “rũ margin” là hàng loạt các thông tin xấu về thị trường được tung ra. Thêm vào đó, các tự doanh của công ty chứng khoán sẽ bán ra lượng lớn cổ phiếu để ép margin xuống mức thấp nhất, chạm ngưỡng call margin. Những nhà đầu tư sử dụng tối đa đòn bẩy margin sẽ bị thua lỗ. Sau thời điểm này, giá cổ dần khôi phục và tăng trở lại bình thường.

Cách nhận biết full margin

Hiện nay, chưa có một báo cáo hay dữ liệu của công ty, tổ chức nào về quy định trạng thái Full Margin. Các công ty chứng khoán cũng không có thông báo chính thức nào về điều này nên nhà đầu tư cần tìm hiểu, tự kiểm chứng trong quá trình giao dịch.

  • Cách mà nhiều người sử dụng là họ thử giao dịch ký quỹ chạm ngưỡng Full Margin rồi xem xét xem tổng giá trị mua thay đổi như thế nào, có còn vượt qua được tổng số vốn thực có hay không.
  • Hoặc bạn có thể mở rộng quan hệ với những nhà môi giới khác trên thị trường để tham khảo thông tin từ họ.

Cach-nhan-biet-full-margin

Nhà đầu tư không nên xem nhẹ vấn đề Full Margin vì nếu bạn giao dịch mua cổ phiếu khi sắp ở trạng thái Full Margin sẽ mang lại nhiều rủi ro. Đặc biệt lúc mức giá đạt đỉnh lại không thể cắt lỗ nhanh, lúc đó tài khoản sẽ bị cháy cực mạnh. Đôi khi bạn phải cân nhắc xem xét vấn đề có nguy cơ sắp diễn ra trên thị trường, để kịp thời phát hiện ra thời điểm nên chuyển hướng đầu tư vào một cơ hội tốt hơn.

Đối với những người lựa chọn giao dịch ký quỹ để đầu tư chứng khoán chắn hẳn sẽ rất quan tâm đến vấn đề Full Margin. Nhưng những người giao dịch trên sàn cũng cần tham khảo thông tin này để có được kiến thức vững cho việc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Rõ ràng rất nhiều người sử dụng Margin để đầu tư và rất thành công, trong tương lai có thể bạn sẽ lựa chọn Margin cho hoạt động tìm kiếm lời nhuận từ thị trường chứng khoán.

Khi rơi vào full margin phải làm gì?

Nếu rơi vào trạng thái full margin phải làm sao? Cần làm thế nào để không bị mất tiền? Cách tốt nhất là phải biết quản trị rủi ro để tránh được nguy cơ mất tài sản và nắm bắt được cơ hội sinh lời. Dưới đây là một số biện pháp quản trị rủi ro nhà đầu tư có thể áp dụng:

Quy định tỷ lệ tiền mặt nhất định trong tài khoản

Việc cân bằng giữa tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. Số tiền mặt trong tài khoản không chỉ có tác dụng dự phòng rủi ro margin mà còn giúp nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu đang điều chỉnh mạnh để kiếm lời.

Khi-roi-vao-full-margin-phai-lam-gi

Trong điều kiện thị trường tăng, tỷ lệ tiền và cổ phiếu trong tài khoản nên là 30/70. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh tùy theo chiến thuật đầu tư của mỗi người, số lượng cổ phiếu luôn chiếm phần nhiều hơn.

Khi thị trường giảm, tỷ lệ này ngược lại, 70% cho tiền mặt và 30% cho cổ phiếu, thậm chí 80% cho tiền mặt và 20% cho cổ phiếu. Tỷ lệ tiền mặt cao giúp nhà đầu tư dự phòng được rủi ro call margin khi giá cổ phiếu lao dốc.

Hãy đa dạng danh mục đầu tư

“Không nên bỏ hết trứng vào một rổ” là nguyên tắc đầu tư căn bản trong chứng khoán. Đa dạng danh mục đầu tư là cách phân tán rủi ro hiệu quả, tránh thua lỗ nặng khi đầu tư tất cả vào một cổ phiếu duy nhất.

Tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ

Cắt lỗ là nguyên tắc dễ thực hiện nhất và cũng khó thực hiện nhất khi đầu tư chứng khoán. Dễ bởi vì nhà đầu tư chỉ cần đặt lệnh cắt lỗ ngay từ đầu là xong. Khó là vì không phải ai cũng muốn đặt lệnh cắt lỗ từ đầu mà bỏ qua cơ hội kiếm lời lớn. 

Khi thị trường tăng giá, tâm lý nhà đầu tư luôn muốn đợi đạt đỉnh mới bán. Tuy nhiên, đỉnh chưa thấy đâu mà giá đã lao dốc, không cắt lỗ kịp sẽ thua nặng. Do đó, đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. 

Kiểm soát tổn thất khi bị full margin

Thực tế, mặc dù đã quản trị rủi ro tốt, nhà đầu tư vẫn có thể phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ với full margin. Cách kiểm soát tổn thất khi sử dụng margin, nhà đầu tư nên áp dụng Isolated margin ngay từ đầu. Nghĩa là thực hiện ký quỹ riêng biệt cho từng mã chứng khoán. Nểu rủi ro xảy ra ở mã chứng khoán nào, nó chỉ gây thua lỗ ở đó thôi, không lan rộng tới toàn danh mục đầu tư.

Margin là đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư thu nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu sử dụng margin quá đà, chạm ngưỡng full margin nhà đầu tư có thể thua lỗ nặng. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin về full margin ở trên có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn được biện pháp sử dụng margin hiệu quả, tránh được rủi ro và đầu tư thành công.

Banner CTA

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K