Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

Force sell là gì? Cách phòng tránh Force sell trong chứng khoán

View count icon 3157
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Force Sell là một trong nhiều “bài toán khó” đối với nhà đầu tư khi lựa chọn giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên, có nhiều người chưa thật sự hiểu về Force Sell cũng như những ảnh hưởng của nó tới quá trình đầu tư. Hãy cùng VNSC tìm hiểu Force sell là gì, nó hoạt động như thế nào và cách để phòng tránh bị Force sell hiệu quả trong nội dung sau.

Force sell là gì?

Force sell (Buộc phải bán) được hiểu là khi nhà đầu tư vay margin từ công ty chứng khoán và trạng thái tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư chạm mức tỷ lệ ký quỹ tối thiểu nhưng chưa/ không nạp tiền thêm vào, khi đó công ty chứng khoán sẽ thanh lý bắt buộc/ bán giải chấp cổ phiếu trong tài khoản để duy trì mức an toàn.

Nói cách khác, Force Sell là khi tình trạng tổng tài sản của nhà đầu tư bị giảm mạnh tới mức nhà đầu tư không còn có quyền tự quản lý rủi ro danh mục đầu tư của mình nữa mà cần đến sự can thiệp của công ty chứng khoán.

tai-sao-bi-force-sell

Thông thường, khung giờ bán giải chấp của các công ty thường từ 10-11h sáng và từ sau 14h. Khi nhà đầu tư thấy nhiều cổ phiếu đang có giá nằm sàn và lệnh bán được thực hiện ồ ạt như đang xả hàng, điều đó khả năng cao thị trường đang bị force sell.

Khi nào thì bị Force Sell?

Force sell xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới ngưỡng xử lý được quy định bởi công ty chứng khoán. Việc tỷ lệ này giảm như vậy có thể do giá cổ phiếu nắm giữ mua nhờ vay margin đang bị giảm.

Giải pháp tốt nhất để nâng tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn là nhà đầu tư nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu đang nắm giữ. Lưu ý, cần thực hiện trong khoản thời gian quy định (bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận thông báo, thông thường là 3 ngày), nếu quá thời hạn thì công ty chứng khoán bắt buộc bán cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư cho đến khi tỷ lệ ký quỹ quay về ngưỡng an toàn.

force-sell-la-gi

Force Sell sẽ hoạt động như thế nào? 

3 Đại lượng quan trọng phản ánh sự hoạt động của hiện tượng Force sell: Tỷ lệ ký quỹ (1), tỷ lệ ký quỹ cảnh báo (2) và tỷ lệ ký quỹ giải chấp (3).

  • Khi (1) ≥ (2): Tài khoản của nhà đầu tư hoạt động bình thường.
  • Khi (2) > (1) ≥ (3): Công ty chứng khoán sẽ gọi điện, nhắn tin, gửi email… thông báo cho nhà đầu tư biết tỷ lệ ký quỹ trong tài khoản sắp chạm ngưỡng xử lý, khuyến khích tiến hành bổ sung thêm vốn bằng cách nạp tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức quy định.
  • Khi (1) < (3): Tài khoản bị Force Sell, công ty chứng khoán sẽ chủ động bán cổ phiếu trong danh mục của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức quy định.

Ví dụ:

Anh A mua 1.000 cổ phiếu A với tổng giá trị là 100 triệu đồng. 

Trong đó, 50 triệu đồng là vốn tự có cùng 50 triệu đồng còn lại là vay ký quỹ. 

Ngưỡng duy trì là 35%, ngưỡng xử lý là 30%. Lúc này giá cổ phiếu đang là 100.000đ/cổ phiếu.

  • Sau 1 thời gian, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 75.000đ/cổ phiếu.

Khi đó, tài khoản chứng khoán của anh A cũng giảm còn 75 triệu đồng, trong đó chỉ 25 triệu đồng là tiền vốn ban đầu có, 50 triệu đồng là tiền vay ký quỹ.

⇒ Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản của anh A = (25/75) x 100 = 33% (30%< 33%<   35%)

⇒ Tài khoản chứng khoán của anh A sẽ bị Call Margin.

  • Nếu giá cổ phiếu bị giảm xuống 70.000đ/cổ phiếu ⇒ tài khoản chứng khoán của anh A còn 70 triệu đồng, trong đó 20 triệu đồng là tiền vốn, 50 triệu đồng là tiền vay ký quỹ.

Khi đó, tỷ lệ ký quỹ = (20/70) x 100 = 28.6% (<30%) 

⇒ Tài khoản của anh A sẽ bị Force sell

Hướng giải quyết: Anh A cần nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt cổ phiếu để nâng tỷ lệ ký quỹ lên mức duy trì để tài khoản không bị Call margin hay tệ hơn là Force Sell.

Sự khác nhau giữa Force Sell và Call Margin

Khi tham gia vào đầu tư chứng khoán và lựa chọn giao dịch theo hình thức margin, nhiều người hay nhầm lẫn giữa Force sell và Call margin. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn không giống nhau:

  Call Margin Force sell
Cách tính Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới mức tỷ lệ ký quỹ duy trì nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp theo quy định của công ty chứng khoán. Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới mức tỷ lệ ký quỹ giải chấp theo công ty chứng khoán quy định.
Hành động của đơn vị, công ty chứng khoán Công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư qua hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi email… để nhà đầu tư có biện pháp xử lý, bổ sung thêm vốn (bằng cách nạp thêm tiền vào tài khoản) hoặc bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. Công ty chứng khoán sẽ chủ động bán các cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa  tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn.

Làm thế nào để tránh tài khoản bị Force Sell?

Sử dụng margin sẽ giúp nhà đầu tư tối đa lợi nhuận trên khoản đầu tư khi cổ phiếu tăng giá mạnh nhưng nó vẫn là một con dao hai lưỡi nếu không biết cách sử dụng hiệu quả, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bị thua lỗ lớn. Đầu tư thế nào để tránh Force sell và sử dụng margin hiệu quả, một số nguyên tắc mà nhà đầu tư có thể tuân theo:

  • Phương pháp margin sẽ phù hợp hơn với người giàu kinh nghiệm, nếu bạn đang tìm hiểu hoặc mới tham gia vào thị trường thì không nên hoặc ít nhất là phải cân nhắc trước khi sử dụng. 
  • Để tạo một biên độ an toàn cho tài khoản khi sử dụng margin, nhà đầu tư nên sử dụng ở mức độ vừa phải để khi thị trường và cổ phiếu trong danh mục biến động ngoài dự kiến, điều này giúp tài khoản sẽ không bị rơi vào trạng thái bị call margin.
  • Một quy trình khi ra quyết định đầu tư sẽ giảm nguy cơ rơi vào hiện tượng force sell: Xác định thời điểm thị trường, tạo lập danh mục, phân tích Doanh nghiệp, lựa chọn cổ phiếu, quản trị rủi ro, …

force-sell-hoat-dong-ra-sao

Nhìn chung, có thể hiểu margin như một con dao hai lưỡi, nguy cơ bị bán giải chấp (hay force sell) là điều hoàn toàn có thể nếu bạn không thật sự hiểu cổ phiếu mã đã vội vàng muốn thu lợi nhuận nhờ đòn bẩy. Để hạn chế tối đa nguy cơ này, bạn cần có kiến thức nền về thị trường tốt, chắc chắn về tiềm năng của cổ phiếu mình lựa chọn.

Giao dịch ký quỹ là một công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một phương pháp đòn bẩy nhằm gia tăng vốn và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những rủi ro như hiện tượng Force sell nói ở trên. Hy vọng với bài đọc này nhà đầu tư sẽ hiểu hơn force sell trong chứng khoán là gì, từ đó có biện pháp tránh bị force sell khi sử dụng margin trong đầu tư chứng khoán.

Banner CTA

 

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K