Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có lẽ đã ít nhiều đã nghe đến EBIT. Đây là một chỉ số khá quan trọng trong việc đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trả chi phí lãi vay và thuế. Đây cũng là chỉ số được dùng dùng để so sánh tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Vậy EBIT là gì? Hãy cùng VNSC tìm hiểu trong bài viết này.
EBIT là gì?
EBIT viết tắt của cụm từ Earning before Interest and Taxes: tức lợi nhuận trước thuế (T – taxes) và lãi vay (I – Interest Rate) của doanh nghiệp. Có thể hiểu rằng đó là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ kết quả kinh doanh trước khi cộng thêm thuế và lãi vay. EBIT được dùng để phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp khi loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Cách tính chỉ số EBIT?
EBIT = Doanh thu – Chi phí hàng bán – Khấu hao – Chi phí hoạt động – Chi phí bán hàng
Hoặc: EBIT = EBT (lợi nhuận kế toán trước thuế) + lãi vay
Với EBT = Doanh thu ròng + Thuế
Số liệu để tính toán sẽ được lấy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng quý 2 năm 2023 của Công ty Cổ phần chứng khoán SSI
Mình sẽ tính EBIT trong quý 2 của năm:
- Chi phí lãi vay (I) : 428.246.218.938 VND
- Lợi nhuận kế toán trước thuế (EBT): 655.957.792.441
Với công thức EBIT = EBT + Lãi vay, ta có được EBIT = 1.084.204.011.379
EBIT cho nhà đầu tư biết điều gì?
Cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp khi loại bỏ yếu tố về lãi vay và thuế. Từ đó xem xét việc doanh nghiệp có kiểm soát các khoản chi phí hiệu quả không và lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra có đủ để chi trả cho các hoạt động, khoản nợ khác hay không.
Ứng dụng của EBIT
Dùng để tính toán EBIT Margin – Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Thể hiện hiệu quả quản lý của tất cả các chi phí hoạt động, gồm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và phí quản lý doanh nghiệp.
Một chỉ số EBIT Margin tốt là khi nó được giữ ở mức 15% hàng năm. Khi chỉ số càng cao thì tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ càng tốt. Và khi chỉ số EBIT Margin thấp thì cũng đồng nghĩa với việc công ty đang gặp khó khăn trong khi quản lý các chi phí, làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
EBIT Margin = EBIT / Doanh thu thuần
EBIT: lợi nhuận trước khi trừ thuế và lãi vay
Doanh thu thuần sau khi đã trừ đi các loại thuế như thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt;….
Dùng để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay
Phép tính này cho biết, liệu doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận đủ lớn để thanh toán các khoản vay của doanh nghiệp không. Từ đó có thể hiểu rằng, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng có đủ khả năng để chi trả các khoản chi phí lãi vay của mình.
Bằng hệ số này, nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp. Nếu như khả năng thanh toán lãi vay thấp, thì doanh nghiệp sẽ vay nhiều nợ hơn, và thậm chí là vào tình huống xấu nhất là vỡ nợ trong tương lai.
Dùng để định giá cổ phiếu
Một ứng dụng phổ biến nữa của chỉ số EBIT đó chính là áp dụng vào công thức dưới đây để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Chỉ số EV/EBIT được sử dụng để đánh giá liệu một cổ phiếu có bị định giá quá cao hay quá thấp hay không khi so sánh với những cổ phiếu trong cùng ngành trên thị trường.
Chỉ số định giá cổ phiếu= EV / EBIT
EV: Giá trị của công ty, được tính với công thức.
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn – Tiền và các khoản tương đương tiền.
Xem thêm:
- 09 Công thức định giá cổ phiếu hiệu quả nhất hiện nay
- Định giá cổ phiếu là gì? 09 Phần mềm định giá cổ phiếu tốt nhất năm 2023
Vd: Ngày 18/9/2023 Giá cổ phiếu của SSI là 35.200 VND/ Cổ phiếu, Khối lượng giao dịch trên thị trường là 4.109.800. Do đó giá trị vốn hóa trên thị trường của SSI là: 35.200 x 4.109.800 = 144.664.960.000 VND
Tiếp theo dựa vào bảng cân đối kế toán vào quý 2 năm 2023 ta thấy được Tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn của SSI là 28.092.073.205.174 VND, và tiền và các khoản tương đương tiền là 86.893.044.557 VND
Từ đây ta bắt đầu tính được EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn – Tiền và các khoản tương đương tiền
= 144.664.960.000 + 28.092.073.205.174 – 86.893.044.557 28.149.845.120.617 VND
Suy ra được chỉ số EV/ EBIT = 28.149.845.120.617/ 1.084.204.011.379 = 25,96
Thông thường chỉ số EV/EBIT < 10 sẽ được xem là một chỉ số tốt, tuy nhiên khi chỉ số này > 10 thì cổ phiếu này cũng chưa hẳn là xấu vì nó sẽ còn bị các yếu tố khác ảnh hưởng. Thế nên để có thể đưa ra quyết định về định giá cổ phiếu một cách chính xác thì nhà đầu tư cần phải xem xét các yếu tố liên quan khác, không nên sử dụng chỉ số EV/EBIT như một công cụ độc lập mà phải kết hợp với những chỉ số, công cụ phân tích khác.
Với một công cụ hữu hiệu như chỉ số EBIT, nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được tìm lực hoạt động và khả năng vận hành từ bộ máy quản lý của doanh nghiệp, từ đó lựa chọn cho mình một doanh nghiệp để đầu tư thích hợp.