Đầu tư vào các mã chứng khoán thuộc lĩnh vực ngân hàng đang được nhiều người chú trọng vì sự tăng trưởng trong dài hạn. HDB là một trong những cổ phiếu như vậy. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin tổng quát về cổ phiếu HDB và định giá cổ phiếu HDB năm 2023 mà bạn đọc không nên bỏ lỡ.
Tổng quan về doanh nghiệp HDB
HDBank (mã cổ phiếu HDB) tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố HCM, được thành lập vào ngày 2 tháng 11 năm 1989 với tên ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn 30 năm xây dựng và không ngừng phát triển, HDBank hiện nằm trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. HDBank hiện có mạng lưới giao dịch với khoảng 347 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Năm 1989, HDBank chính thức được thành lập với tên ban đầu là Ngân hàng Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 47 ngày 11/02/1989).
- Năm 1992, HDBank chính thức chuyển đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh và tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng.
- Năm 2010, HDBank chính thức phát hành thẻ ngân hàng và cung cấp dịch vụ bảo hiểm lần đầu tiên ra thị trường. Vốn điều lệ của ngân hàng được tăng lên 2.000 tỷ đồng.
- Ngày 19/09/2011, HDBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2013, HDBank sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) để thành lập HDBank. Sự kiện này giúp tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng, tổng tài sản lên gần 90.000 tỷ đồng và HDBank trở thành một trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2018, HDBank niêm yết thành công trên HoSE. Nhờ đó, HDBank trở thành ngân hàng nằm trong nhóm 20 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên HoSE.
- Ngày 05/01/2018: Ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE có giá tham chiếu là 33,000 đ/ cổ phiếu.
- Ngày 28/10/2020: Tăng vốn điều lệ lên mức 12,707,763,650,000 đồng.
- Ngày 24/12/2020: Tăng vốn điều lệ đạt 16,088,488,180,000 đồng.
Các sản phẩm kinh doanh:
- Huy động cá nhân
- Sản phẩm vay
- Dịch vụ ngân hàng điện tử
- Dịch vụ thu hộ
- Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài
- Sản phẩm thẻ
- …
Đánh giá cổ phiếu HDB năm 2023
Một số thông tin cơ bản về cổ phiếu HDB:
- Sàn đang niêm yết: Sàn HOSE
- Ngày niêm yết: 05/01/2018
- Khối lượng niêm yết lần đầu: 980.999.979 cổ phiếu
- Khối lượng niêm yết hiện tại: 2.907.632.132 cổ phiếu
- Tổng số CP đang lưu hành: 2.892.550.610 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường: 50,619.64 tỷ đồng
Chỉ số cổ phiếu:
- Tổng tài sản: 483.935,82 tỷ đồng
- Vốn chủ sở hữu: 40.476,75 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế 4 quý gần nhất: 10.448,71 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất: 7.998,83 tỷ đồng
- ROA 1.82
- ROE 21.35
- P/E 5.15 lần
- EPS cơ bản 3.400 VND/cổ phiếu
Lịch sử giá cổ phiếu HDB
Tháng 1/2018, HDBank phát hành gần 981 triệu cổ phiếu trên HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên HOSE. Cổ phiếu HDB cũng đã lọt vào danh sách chỉ số VN30, bao gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đó vào năm 2017, ngân hàng này đã chào bán thành công 21,5% cổ phần cho 76 nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả, tổng số lệnh đặt gấp 3 lần số chào bán, nhà đầu tư bỏ ra hơn 300 triệu USD để mua cổ phiếu. Đây là thương vụ IPO được đánh giá lớn thứ hai trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ sau quy mô của VietBank năm 2007.
Đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu HDB giao động trong khoản 17.500 đồng/cổ phiếu. So với năm 2021, giá cổ phiếu HDB có biên độ biến động tương đối mạnh, từ 18.000 đồng/cổ phiếu đến hơn 33.000 đồng/cổ phiếu. Cuối năm 2021, cổ phiếu HDB vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt về giá, được kỳ vọng sẽ là cổ phiếu đáng được nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế, sau đó, giá cổ phiếu chỉ duy trì ở mức dưới 20.000 đồng/ cổ phiếu.
Thông tin giao dịch tính đến tháng 9/2023
Thống kê giao dịch trong 250 ngày tính từ 24/10/2022 đến 30/09/2023:
- Biến động giá: +3,875 (+28.44%)
- Giá cao nhất: 18,000VNĐ (15/09/2023)
- Giá thấp nhất: 11,560VNĐ (15/11/2022)
- KLGD/ngày: 3,322,865CP
- KLGD nhiều nhất: 11,970,300CP (28/09/2023)
- KLGD ít nhất: 752,000CP (12/01/2023)
Điều này hoàn toàn phù hợp với tính hình chung của thị trường hiện nay, hầu như các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng do tác động của nền kinh tế toàn cầu. Thực tế khối lượng giao dịch hằng ngày của cổ phiếu HDB vẫn cao so với nhiều mã trong cùng ngành, chứng tỏ nhà đầu tư vẫn có sự cân nhắc lựa chọn HDB trong danh mục chứng khoán của mình.
Có nên đầu tư cổ phiếu HDB không?
Từ đầu năm 2023 tới nay, thị trường chứng khoán đã có nhiều biến động đáng chú ý. Tuy nhiên, ngành ngân hàng nói chung cũng như HDB nói riêng đều không ở vùng trung tâm của con sóng này, do đó, biến động cũng không quá lớn như nhiều ngành hàng khác.
Triển vọng tăng trưởng
Hiện nay, HD Bank đang có một kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan với một vài số liệu như sau:
- Kết quả kinh doanh quý I, II của HDBank đạt mức cao, tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng đã lọt top đầu ngành với mức tăng 10%.
- NIM của HDBank vẫn duy trì ở mức tốt.
- Nợ xấu riêng lẻ của ngân hàng HDBank là 1,5% – ở mức thấp so với trung bình ngành.
- Trong tình hình khó khăn hiện nay HDBank kiểm soát chi phí hiệu quả nhờ năng lực quản trị tốt. CIR của HDBank quý II/2023 tiếp tục giảm xuống còn 34.77%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong thời gian sắp tới, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã dự báo rằng cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh nhiều khả năng sẽ được thêm mới vào rổ chỉ số VN-Diamond Index đợt tới.
Hiện tại tỷ lệ FOL của mã cổ phiếu HDB đang cao hơn 95%, thanh khoản tăng vọt và vốn hóa thị trường cũng đã đáp ứng đủ tiêu chí của rổ chỉ số VN-Diamond Index.
CT Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) cũng nhận định cổ phiếu HDB nhiều khả năng sẽ lọt vào rổ chỉ số VN-Diamond Index. Như vậy, kỳ vọng về sự tăng giá trị trong thời gian tới của mã HDB là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Kỳ vọng về cải thiện biên lãi ròng
Cuối năm, ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HDBank lần đầu tiên vượt 416 đồng. Huy động thành công 366 tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 216 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần mức tăng toàn ngành (khoảng 6%).
Tiếp theo, lợi nhuận trước thuế quý I/2023 đạt 2.743 tỷ đồng, quý II/2023 đạt 2.139 tỷ đồng. Tổng tiền gửi tăng 17,7% so với cuối năm 2022, dư nợ tín dụng hợp nhất tăng 9% lên 292 nghìn tỷ đồng, dư nợ tại ngân hàng mẹ tăng hơn 10%. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành (chỉ dưới 3%).
Với tốc độ tăng trưởng cao về tiền gửi và dư nợ cho vay, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 5.657 tỷ đồng trong quý I, tăng 10,4% so với cùng kỳ, động lực tăng trưởng đến từ thu nhập lãi và dịch vụ. Ngân hàng vẫn duy trì các tỷ lệ an toàn vốn, nợ xấu, tỷ suất sinh lời ở mức cao trong ngành.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của HDBank theo tiêu chuẩn Basel II đạt 12,5%, trong đó tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 đạt 10%. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất là 1,8% và tỷ lệ nợ xấu cá nhân là 1,5%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành (khoảng 2,9% vào cuối tháng 2/2023). Chi phí hoạt động được quản lý hiệu quả, với tỷ lệ chi phí/thu nhập ở mức 34,6%, cải thiện mạnh so với mức 39,3% vào cuối năm 2022.
Bên cạnh kết quả kinh doanh bền vững, HDBank tích cực thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số đã được triển khai trong suốt thời gian qua, qua đó “đánh trúng” hai mục tiêu: giảm chi phí và kích thích khách hàng. khách hàng sử dụng sản phẩm. Tổng giá trị giao dịch trên kênh số của HDBank tăng mạnh 142% so với cùng kỳ, đạt trên 277 nghìn tỷ đồng, góp phần tích cực vào kết quả kinh doanh nổi bật quý I/2023.
Tính đến ngày 31/3/2023, HDBank có 347 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 16.300 nhân viên phục vụ trên 15 triệu khách hàng.
Lưu ý dành cho nhà đầu tư
Tùy theo mục tiêu đầu tư của từng nhà giao dịch mà bạn sẽ quyết định có nên sở hữu cổ phiếu HDB không. Ngoài ra, yếu tố thời hạn đầu tư cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá tiềm năng cổ phiếu này.
Cổ phiếu HDB:
- Có triển vọng tăng trưởng tín dụng dài hạn cao: HDB có tốc độ tăng trưởng tín dụng kép hàng năm (CAGR) là 20% trong 3 năm qua. Vì vậy, HDBank được kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng tín dụng cao trong trung và dài hạn.
- Áp lực trích lập dự phòng thấp: Ngân hàng mẹ HDBank nhiều năm liên tục duy trì tỷ lệ chi phí tín dụng thấp nhất ngành với chất lượng dư nợ tốt. Ngân hàng đã hoàn thành việc cung cấp dư nợ cho VAMC (công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) trong quý 3 năm 2020. Cùng lúc đó, công ty con HD-saison của HDBank có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức trung bình chung của lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở thời điểm hiện tại.
- HDBank cũng đang đẩy mạnh bán sản phẩm Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) với chính sách hoa hồng hấp dẫn.
- HDBank triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại hơn 5.000 cây xăng thuộc hệ thống Petrolimex trên toàn quốc… Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác cho hệ sinh thái của Petrolimex như thẻ tín dụng, khoản vay, quản lý tài khoản… Sự hợp tác giữa HDBank và Pretrolimex sẽ giúp HDB cải thiện thu nhập từ phí và tiếp tục tập trung vào chuỗi cung ứng tín dụng.
Cổ phiếu HDB đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, cùng với sự phát triển bền vững của ngân hàng HDB. Vì vậy, khi nhà đầu tư có những đánh giá hợp lý về cổ phiếu HDB có thể thu được lợi nhuận lâu dài từ mã chứng khoán này. Trong lúc đó, các bạn đọc đừng quên theo dõi những bài viết hay về phân tích chứng khoán tại VNSC nhé!