Những người giàu lên nhờ chứng khoán tại Việt Nam có rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất là những người đứng đầu các tập đoàn lớn mà chắc hẳn bạn đã từng nghe qua tên. Họ nắm giữ số lượng cổ phần khổng lồ với khối tài sản lớn. Vậy họ bắt đầu với chứng khoán như thế nào và chứng khoán có thật sự giúp nhà đầu tư giàu lên không? Bài viết sau sẽ chia sẻ những điều bạn còn băn khoăn.
Chứng khoán có giúp bạn giàu có không?
Ngày nay có rất nhiều người đầu tư vào thị trường chứng khoán, số lượng nhà đầu tư F0 tăng nhanh chóng với sức hút mạnh mẽ. Đây hiện là kênh đầu tư tiềm năng tốt được nhiều người lựa chọn. Nhưng trong thực tế thì chứng khoán có giúp bạn giàu không?
Câu trả lời là có nhưng để đạt được điều này thì không hề đơn giản. Tỷ lệ người giàu lên hẳn nhờ chứng khoán không quá cao, bởi nếu muốn lãi lớn thì nhà đầu tư phải có kiến thức vững vàng, phương pháp đầu tư chuyên nghiệp, kinh nghiệm dày dặn để có quyết định chính xác trong mọi thời điểm.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải chờ một khoảng thời gian khá dài để cổ phiếu bùng nổ, mang đến mức lợi nhuận như mong muốn. Nhà đầu tư cần trang bị kiến thức đầy đủ, theo dõi sát sao thị trường và nghiên cứu tình hình của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Những người thực sự giàu lên nhờ chứng khoán vì họ đang nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn, là cổ đông lớn của doanh nghiệp hay đã mua cổ phiếu từ giá thấp và chờ đợi lâu dài cùng sự phát triển của doanh nghiệp.
Những người giàu lên nhờ chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT của Vingroup
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn Vingroup chắc chắn là cái tên quen thuộc với nhiều người. Theo thống kê của tạp chí Forbes, Ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam trong nhiều năm gần đây, xếp hạng 636 trên bảng chung với tổng tài sản ước tính 4,3 tỷ USD (cập nhật năm 2023).
Ông Phạm Nhật Vượng sinh tại Hà Nội, nguyên quán Hà Tĩnh và là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes bình chọn. Trước khi thành công như bây giờ, ông từng bắt đầu với kinh doanh nhỏ lẻ và dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Dựa trên số liệu báo cáo quản trị nửa đầu năm 2022 của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng đang là cổ đông cá nhân lớn nhất khi trực tiếp nắm giữ hơn 985,5 triệu cổ phiếu (chiếm khoảng 25,47% vốn điều lệ). Do sự ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế và đại dịch Covid mà giá trị cổ phiếu VIC giảm khiến giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đang có xu hướng giảm đi.
Tuy nhiên, ông vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam và là người thành công nhất trong số những người giàu lên nhờ chứng khoán. Tổng tài sản cách khá xa so với các tỷ phú xếp phía sau. Hơn thế nữa, tiềm năng trong lĩnh vực xe điện của hãng Vinfast được đánh giá cao trong tương lai. Chúng ta có thể tin tưởng ông Phạm Nhật Vượng sẽ giữ được vị thế dẫn đầu của mình và góp phần mạnh mẽ cho các hoạt động đóng góp vào nền kinh tế, xã hội Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Hiện là chủ tịch HĐQT VietJet Air
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người gốc Hà Nội và là người thứ 2 của Việt Nam được tạp chí Forbes bình chọn tỷ phú đô la (sau ông Phạm Nhật Vượng). Bà thảo hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT của VietJet Air, Phó CT thường trực HĐQT HDBank.
Dù cho nhiều biến động về kinh tế ảnh hưởng đến chứng khoán và gián tiếp biến động giá trị tài sản, bà Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2023 xếp hạng 1368 trong danh sách tỷ phú của Forbes. Tổng tài sản là 2,2 tỷ USD, giảm 900 triệu USD so với mức 3,1 tỷ USD năm 2022.
Là người nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu VJC với hơn 47 triệu cổ phiếu, bà Thảo chiếm hơn 8.7% cổ phần. Vượt qua sự đình trệ trong giai đoạn dịch bệnh khiến ngành hàng không du lịch đóng băng, Vietjet Air đang dẫn hồi phục và có những kết quả đáng ghi nhận. Hãng tối ưu sử dụng nguồn vốn từ chủ sở hữu và tái cấu trúc các danh mục đầu tư phù hợp với tình hình.
Trong giai đoạn hiện nay, cổ phiếu VJC đã có giai đoạn tăng trưởng đáng mừng khi chính phủ mở lại các đường bay, cổ vũ phát triển du lịch và có chính sách hỗ trợ các hãng hàng không. Thời gian tới, VietJet Air sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn khi các gói kích cầu du lịch, nghỉ dưỡng và nhu cầu đi lại của người dân tăng nhiều hơn..
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT thép Hòa Phát
Cơn sốt mạnh mẽ của cổ phiếu ngành thép trong những năm trước đã đưa ông Trần Đình Long lên vị trí người giàu nhất nhì sàn chứng khoán Việt Nam. Thời điểm hiện tại, ông Long là chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát – HPG. Ông sở hữu 864 triệu cổ phiếu HPG, với tổng tài sản 1,8 tỷ USD năm 2023, giảm khá nhiều so với 3,2 tỷ USD năm 2022. Ông hiện đứng thứ 1.647 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.
Ông Trần Đình Long là người khá kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông, công việc chính của ông tập trung vào sự phát triển của tập đoàn. Người nhà của ông cũng được thừa hưởng số cổ phần lớn từ ông như vợ ông, bà Vũ Thị Hiền nắm giữ gần 243 triệu cổ phiếu HPG. Con trai Trần Vũ Mình cũng sở hữu số cổ phiếu lớn và có tài sản hàng nghìn tỷ đồng trong tay.
Nhờ sự chuyển biến phát triển mạnh mẽ của ngành thép, ông Trần Đình Long hiện được xếp thứ 3 trong danh sách tỷ phú tại Việt Nam – sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank
Techcombank là một trong những điểm sáng của cổ phiếu ngành ngân hàng với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Hùng Anh. Hiện ông Hồ Hùng Anh đang giữ chức chủ tịch HĐQT Techcombank, nắm giữ số lượng 39,3 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 1,12% cổ phần. Bên cạnh đó, ông Hồ Hùng Anh cũng gián tiếp có trong tay 250,7 triệu cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan Group.
Hai cổ phiếu này có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 đã giúp giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh tăng thêm khá nhiều. Theo thống kê mới nhất năm 2023, ông Hồ Hùng Anh xếp thứ 1905 trong danh sách của Forbes và thứ 4 tại Việt Nam với tổng tài sản hơn 1,5 tỷ USD. Xu hướng chung là giá trị tài sản của các tỷ phú đang giảm do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế xã hội thế giới và Việt Nam.
Mã cổ phiếu TCB được đánh giá là một trong những cổ phiếu ngân hàng tiềm năng với nhiều sản phẩm đa dạng, có chiến lược phát triển tốt. Đồng thời, Masan cũng có đà tăng trưởng tốt khi là tập đoàn hàng đầu về bán lẻ, hàng tiêu dùng và những thương vụ M&A đình đám.
Việc ông Hồ Hùng Anh nắm giữ cổ phiếu trong hai tập đoàn lớn này đang là đòn bẩy chắc chắn để gia tăng tài sản mạnh mẽ. Ông là người nổi bật trong danh sách những người giàu lên nhờ chứng khoán ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Masan
Ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang giữ vai trò chủ tịch HĐQT Masan, phó chủ tịch HĐQT của Techcombank. Ông khởi nghiệp từ bán mì gói và dần mở rộng sang ngành hàng tiêu dùng và là một trong những người có khối lượng tài sản gia tăng nhanh nhất trong những năm vừa qua.
Chủ tịch HĐQT Masan Group đang sở hữu 255,7 triệu cổ phiếu MSN, bên cạnh đó, ông Nguyễn Đăng Quang còn nắm 9,4 triệu cổ phiếu TCB và một số lượng nhỏ cổ phiếu từ Masan Consumer. Tổng giá trị tài sản vốn hoá của ông hiện vào khoảng 1,3 tỷ USD, xếp thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất tại Việt Nam và xếp 2133 tại Forbes (cập nhật năm 2023).
Trong giai đoạn năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ, cổ phiếu MSN đã từng có thời điểm ở vị trí thứ 5 toàn sàn với tổng giá trị vốn hóa hơn 200.000 tỷ đồng. Những thành viên trong Masan Group gồm Masan MeatLife, Masan Consumer và Masan High-Tech Materials cũng có mức vốn hóa lớn.
Trong hai năm vừa qua, Masan cũng được nhắc nhiều về các thương vụ M&A nổi tiếng trong giới. Vụ mua cổ phần chuỗi bán lẻ Vinmart (hiện là Winmart) và thương vụ thâu tóm Phúc Long nhằm phát triển thêm lĩnh vực F&B. Sự đa dạng hóa chiến lược phát triển nhiều ngành hàng, phát triển sâu rộng hơn trong lĩnh vực bán lẻ và F&B, Masan Group đã và đang giúp giá tăng ổn định khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được những người giàu lên nhờ chứng khoán nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và động lực để có các quyết định đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận tốt cho danh mục đầu tư chứng khoán của bản thân.