Chỉ số ROIC là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng. Đây cũng là chỉ số được nhiều nhà quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn chưa rõ ràng ROIC là gì hay vai trò của chỉ số ROIC trong chứng khoán như thế nào thì hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết bên dưới đây.
ROIC là gì?
Chỉ số ROIC – tên tiếng Anh là Return on Invested Capital là một chỉ số tài chính được sử dụng nhiều trong giới đầu tư và phân tích doanh nghiệp. ROIC phản ánh khả năng sinh lời của nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp, mà không xem xét đến nguồn gốc của vốn đầu tư đó (từ nợ vay hay vốn chủ sở hữu).
ROIC dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn đang có vào những hạng mục đầu tư sinh lời. Thông thường, các nhà đầu tư vận dụng ROIC kết hợp với WACC (mức chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền) sẽ có thông tin chính xác nhất.
Một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rõ hơn như sau: Doanh nghiệp A nhận được góp vốn từ một nhà đầu tư X với tổng số tiền là 100 triệu. Chỉ số ROIC của A ở mức 10%. Theo đó, sau thời gian một năm, nhà đầu tư X góp vốn ban đầu sẽ nhận được 10 triệu lợi nhuận tính dựa trên vốn đầu tư 100 triệu.
Công thức tính ROIC trong chứng khoán là gì?
Trong thực tế hiện nay chưa có công thức chuẩn nhất để tính ROIC, tuy vậy, có 2 cách tính phổ biến thường được sử dụng để biết chỉ số ROIC của doanh nghiệp. Đó là:
- Công thức 1:
- Công thức 2:
Đây là 2 công thức chính được sử dụng nhiều nhất khi tính ROIC trong quá trình phân tích doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng trực tiếp trong thực tế. Bên cạnh ROIC, nhà đầu tư cũng nên chú ý đến những chỉ số khác để có kết luận tổng quan và chính xác nhất trước khi đưa ra quyết định.
>> Xem thêm: EBIT là gì? EBIT có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư?
Ý nghĩa của chỉ số ROIC đối với nhà đầu tư
Phản ánh nguồn gốc tài sản được tạo ra
Chỉ số ROIC cho thấy được nguồn gốc của việc tạo ra của cải cho các cổ đông trong tăng trưởng doanh nghiệp. Để tạo ra tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đều phải mất chi phí. Cổ đông có thể bị “bào mòn” lại nếu doanh nghiệp phát triển nhưng ROIC thấp hơn chi phí sử dụng nguồn vốn bình quân (WACC).
Ví dụ, doanh nghiệp B vay vốn 100 triệu với mức lãi suất 7% để thực hiện các kế hoạch đầu tư cho việc tăng trưởng. Nhưng kết quả là mức lợi nhuận đạt được chỉ có 6 triệu mỗi năm trong khi mức lãi cần trả là 7 triệu/năm. Khi đó, doanh nghiệp B cần phải chi trả nhiều hơn cho ngân hàng so với mức tăng trưởng lợi nhuận khiến cho giá trị doanh nghiệp bị giảm.
Phản ánh chất lượng doanh nghiệp
ROIC giúp đánh giá được chất lượng và độ chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý, hoạt động doanh nghiệp. Khả năng phân bổ nguồn vốn hiệu quả và chính xác là một trong những kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ số ROIC giúp thể hiện trình độ của đội ngũ quản lý trong việc phân chia các khoản chi tiêu hiệu quả, sử dụng tiền của cổ đông vào những khoản đầu tư sinh lời, để gia tăng thêm giá trị tài sản cho cổ đông.
Nếu doanh nghiệp có ROIC thấp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang không tìm thấy cơ hội đầu tư tiềm năng nào để tăng tài sản của cổ đông trong thời gian dài hạn. Những điều mà nhà đầu tư thường thấy ở các công ty có chỉ số ROIC thấp sẽ là hình thức trả bằng cổ tức cho cổ đông thay vì tái đầu tư nhiều vào những hoạt động kinh sắp tới.
Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?
Thông thường, doanh nghiệp có chỉ số ROIC càng cao cho thấy khả năng doanh nghiệp sử dụng và phân bổ vốn tốt nhưng còn tùy thuộc vào từng quy mô và điều kiện cụ thể trong sản xuất kinh doanh.
Các nhà đầu tư khi phân tích chỉ số này cần so sánh tương quan ROIC với trung bình của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Khi nhận thấy chỉ số ROIC của doanh nghiệp đang ở mức lớn hơn trung bình ngành và nhiều bên tương quan khác thì có nghĩa là doanh nghiệp này đã có nền tảng phát triển vững chãi và tiềm năng lớn trong tương lai.
Thực tế, không có khái niệm chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt cụ thể, nhưng đánh giá chung cho thấy ROIC của một cổ phiếu ít nhất phải lớn hơn 8% mới hiệu quả. Trong quá trình tiến hành đầu tư dài hạn, nếu nhà đầu tư vận dụng chỉ số ROIC cho những doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù thì sẽ có hai trường hợp chính xảy ra:
- Khi chỉ số ROIC thấp: Doanh nghiệp hoạt động đang tạo ra tổng giá trị thấp hơn nếu so sánh với số vốn đầu tư. Tình trạng này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, chưa xác định được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, chiến lược hoạt động không tốt hay định hướng kinh doanh sai lầm,… Những yếu tố này khiến cho lợi thế cạnh trong thời gian dài của doanh nghiệp sẽ bị giảm dần theo thời gian.
- Khi chỉ số ROIC cao: Doanh nghiệp hoạt động tốt và đang mang lại mức lợi nhuận cao so với nguồn vốn đầu tư. Doanh nghiệp này có thể duy trì hoạt động dài hạn ổn định và có nhiều lợi thế cạnh tranh cao.
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến nhược điểm của chỉ số ROIC. Ví dụ như, bạn đánh giá một doanh nghiệp đang hoạt động nhưng mức vốn là 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang không có vốn tái đầu tư cho tương lai.
Hơn nữa, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù như sản xuất các loại chất bán dẫn hoặc chịu trách nhiệm vận hành các giàn khoan dầu,… thì nguồn vốn đầu tư sẽ lớn hơn nhiều so với các bên khác. Lúc này, chỉ số ROIC của hệ các doanh nghiệp trên sẽ ở mức rất thấp nhưng không thể khẳng định chắc chắn rằng doanh nghiệp này không tạo ra lợi nhuận.
Cách phân biệt chỉ số ROIC với ROI, ROE, ROCE
Những điểm đặc trưng của các chỉ số là cách để phân biệt với ROIC trong chứng khoán, cụ thể bạn có thể lưu ý những điều sau:
– Chỉ số ROI: Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROI bao gồm mọi hoạt động mà một doanh nghiệp đang tiến hành thực hiện để tạo ra doanh thu. Trong khi đó, chỉ số ROI thông thường chỉ tập trung vào một hoạt động có tính xác định duy nhất của doanh nghiệp đó. Như vậy, có thể thấy chỉ số ROIC chịu tác động toàn diện hơn so với ROI.
– Chỉ số ROE: Thông tin của tỷ suất ROE cho nhà đầu tư biết số lợi nhuận doanh nghiệp hiện có bằng bao nhiêu phần so với giá trị của tổng tài sản sau khi trừ đi các khoản nợ. Còn về ROIC cho thấy nguồn lợi nhuận được hình thành của doanh nghiệp bắt nguồn từ vốn chủ sở hữu bao gồm cả các khoản nợ.
– Chỉ số ROCE: Chỉ số ROCE được tính bằng lợi nhuận hoạt động ròng của doanh nghiệp chia cho vốn sử dụng, còn ROIC bằng lợi nhuận hoạt động ròng chia cho phần vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ số ROCE thường sử dụng các giá trị sổ sách sau đóng thuế để tính, còn ROIC thì lại sử dụng số tiền đạt được trước thuế.
Mục đích chung của việc tính toán chỉ số ROIC là để nhà đầu tư, quản lý hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn của một doanh nghiệp bất kỳ. Đối với các nhà đầu tư tài chính chứng khoán thì ROIC là một phần sàng lọc để tìm kiếm những cổ phiếu đang có tiềm năng phát triển tốt.
Dựa vào số liệu ROIC có tính ổn định và cao hơn so với mức trung bình ngành trong quá khứ có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo dựng thành công được một nền tảng vững chắc. Doanh nghiệp này cũng có khả năng cao trong việc tiếp tục gia tăng giá trị với hướng tăng trưởng đều đặn trong thời gian tương lai.
Những thông tin về ROIC là gì và công thức tính chỉ số ROIC được dùng phổ biến nhất để các nhà đầu tư tham khảo. Việc đầu tư vào một doanh nghiệp cần tham khảo nhiều yếu tố khác nhau và ROIC là một trong những yếu tố quan trọng bạn nên ghi nhớ. Nhà đầu tư vận dụng các chỉ số trong phân tích và lựa chọn đúng cổ phiếu tiềm năng trong tương lai.