Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

VNindex là gì? Những điều bạn cần biết về chỉ số VNindex

View count icon 24774
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Bất kỳ nhà đầu tư nào khi bước chân vào thị trường chứng khoán đều không còn xa lạ gì với chỉ số VNindex. Đây là chỉ số quan trọng, phản ánh chính xác tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy các nhà đầu tư khi mới tìm hiểu về đầu tư chứng khoán cần biết gì về VN-Index? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số VNindex là gì?

VNindex là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Chỉ số VNindex nhằm so sánh giá trị vốn hoá thị trường hiện tại với giá trị vốn hoá thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000 – ngày đầu tiên thị trường chứng khoán đi vào hoạt động. Hay nói cách khác, VNindex là một chỉ số cho thấy giá cổ phiếu hiện hành gấp bao nhiêu lần giá cổ phiếu gốc.

Điều này giúp sàn HOSE ấn định được giá trị của cổ phiếu thay đổi qua từng phiên cũng như cho thấy quy mô và sự phát triển của mình qua các giai đoạn như thế nào.

VNindex-la-gi

Chẳng hạn như chỉ số VN-Index khi kết phiên giao dịch ngày 30/11/2022 là 1048,42 điểm. Như vậy, điều này phản ánh tổng giá trị thị trường của tất cả các mã cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE đang có giá trị gấp 10.4842 lần so với giá trị gốc ngày 28/7/2000. 

Lịch sử giá vnindex qua các năm

Để nói về lịch sử VNindex thì chúng ta cần phải nhắc đến sự ra đời của thị trường chứng khoán. Mở đầu là sự thành lập của Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước Việt Nam – 28/11/1996 nhưng phải đến ngày 11/07/1998 thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới được khai sinh. 

Đến ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên được diễn ra. Tuy nhiên lúc đó chỉ có 2 mã cổ phiếu được giao dịch là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần SAM Holdings)

Theo thống kê chỉ số VN Index qua các năm, từ năm 2001 đến 2008 có nhiều dấu mốc đáng nhớ:

  • 2001-2005: Giai đoạn này các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang trong giai đoạn làm quen nên không có nhiều chuyển biến. Vốn hoá thị trường lúc này chỉ chiếm 1% GDP
  • 2006: Cụ thể vào tháng 1/2006, VINAMILK giúp giá trị vốn hoá sàn HOSE tăng gấp đôi trong ngày. Đồng thời 74 doanh nghiệp cũng niêm yết trên sàn HOSE trong năm này và giúp cho chỉ số VNindex lên mức 752 điểm, tăng 144% chỉ trong 1 năm.
  • 2007: Vào ngày 12/03/2007 chỉ số VNindex đạt lịch sử kết phiên ở 1170,67 điểm và cao hơn 3,6 lần so với thời điểm đầu năm 2006.
  • 2008: Đây là thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra toàn cầu, chỉ số VNindex giảm 66%, tụt 316 điểm và giá trị vốn hóa trên sàn HOSE cũng bay hơi 195 tỷ đồng.

lich-su-gia-vnindex

Cho đến năm 2019, thị trường Việt Nam đạt mốc tăng điểm cao nhất trong khu vực Đông Nam Á khi Vnindex được ghi nhận đạt 961 điểm.

Năm 2020 – 2021 là thời kỳ dịch bệnh nên các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến chứng khoán để tăng tài sản nhiều hơn. Đặc biệt tính chung cả năm 2021, VNindex tăng gần 35,74%, mức tăng này đã giúp Việt Nam lọt vào top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán đã có sự sụt giảm mạnh. Chỉ số VN-Index liên tục tụt giảm từ ngưỡng đỉnh 1.500 điểm. Có những thời điểm, VN-Index đã thủng mốc 1.000 điểm. Kết phiên giao dịch ngày 30/11/2022, VN-Index đạt ngưỡng 1.048,42 điểm. 

Công thức tính chỉ số vnindex

Thực tế bạn không cần phải tự tính chỉ số này mà đã có các sàn giao dịch chứng khoán tính toán và công bố điểm hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết cụ thể cách tính của chỉ số này thì chúng ta có công thức như sau: 

Cach-tinh-chi-so-VNindex

Trong đó:

  • P1i: Giá của cổ phiếu i thời điểm hiện tại
  • Q1i: Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i thời điểm hiện tại
  • Poi: Giá của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở
  • Qoi: Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở
  • i: 1,2,..,n

Ý nghĩa của chỉ số VN Index

Y-nghia-chi-so-VNindex

Chỉ số VNindex không chỉ thể hiện mức độ tăng giảm của sàn HOSE mà nó còn biểu thị nhiều ý nghĩa sau:

  • Thể hiện chính xác sự biến động của các mã cổ phiếu trên sàn giao dịch: Chỉ số VNindex là chỉ báo xu hướng chung của thị trường, vì xu hướng chung ảnh hưởng tới mặt bằng biến động của phần lớn các cổ phiếu. Thông qua bảng thống kê VNindex mỗi ngày, bạn có thể biết giá trị toàn sàn HOSE với mức giá cơ sở ra sao.
  • Mô tả tâm lý nhà đầu tư: Do VNindex là chỉ số thể hiện sự biến động giá của toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và giá cổ phiếu thì bị tác động bởi luật cung cầu, vậy nên đó cũng là một phần thể hiện thái độ của các nhà đầu tư đối với thực trạng nền kinh tế. 

Khi nền kinh tế phát triển thì các nhà đầu tư sẽ có kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai, chứng khoán sôi động, chỉ số VNindex tăng. Còn khi nền kinh tế khủng hoảng thì nhà đầu tư sẽ có tâm lý bi quan, e ngại khi giao dịch chứng khoán, VNindex sụt giảm. 

  • Đánh giá mức độ tăng trưởng và suy thoái của nền kinh tế: Đa phần các chỉ số chứng khoán đều thể hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà thị trường chứng khoán đó hoạt động. 

Việc này cũng giống như một vòng tròn tuần hoàn, khi các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế cũng có súc tăng trưởng cao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nguồn lực để duy trì sự ổn định, chỉ số VNindex trên sàn HOSE của doanh nghiệp sẽ được tăng cao. Ngược lại, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nhà đầu tư khi chỉ số tụt giảm.

  • Mô tả sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế: Khi nền kinh tế bắt đầu cơ cấu lại các ngành chỉ số chứng khoán sẽ bị tác động và thay đổi. Trong đó, chỉ số VNindex chịu tác động rõ rệt nhất. 
  • VNindex hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán: Các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch đều sử dụng chỉ số VNindex để phân tích xu hướng biến động của thị trường. Tuy nhiên để tăng mức độ chính xác khi dự báo chỉ số VNindex nhà đầu tư nên kết hợp với các thông tin khác nhau cùng biểu đồ xu hướng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới VNindex

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng khi thu nhập của một công ty là động lực thúc đẩy giá của doanh nghiệp. Chỉ số VNindex tăng hay giảm tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty các công ty niêm yết trên sàn HOSE.

Cac-yeu-to-anh-huong-toi-VNindex

Sự biến động của nền kinh tế

Ảnh hưởng của nền kinh tế lên các chỉ số chứng khoán có thể được nhìn thấy bởi tác động của nó đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái và thất nghiệp cao thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm, sự giảm sút này sẽ dẫn đến việc giá của cổ phiếu lẫn chỉ số VNindex tụt xuống mức thấp. Khi nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh.

Chính sách tiền tệ

Khi nhà nước giảm lãi suất, các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm chi phí vốn vay, giúp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời việc gửi tiết kiệm sẽ không còn hấp dẫn nhà đầu tư nữa dẫn đến động thái chuyển dịch dòng tiền sáng các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như: Chứng khoán, Bất động sản,.. Từ đó thúc đẩy giá và thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Luật pháp chính trị

Sự thay đổi về quy định mới của pháp luật cũng làm ảnh hưởng tới các chỉ số chứng khoán nói chung và VNindex nói riêng. Những quy định mới, chính sách thuế quan có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ngành nghề nhất định, thậm chí là toàn bộ nền kinh tế.

Lạm phát

Lạm phát dùng để chỉ mức giá các hàng hoá dịch vụ tăng lên theo thời gian bởi sự mất giá trị của một loại tiền tệ so với một thời kỳ xác định trước đó. Hay nói cách khác, đó là sự mất giá của một đồng tiền và vật giá sẽ trở nên đắt đỏ. Từ đó khiến người dân thay đổi hành vi tiêu dùng. 

Giá trị lạm phát càng cao cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu suy giảm. Và ngược lại, khi lạm phát đạt ở mức cho phép thì nền kinh tế thị trường ổn định, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và kỳ vọng vào sự tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch về các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hoá. Khi một quốc gia có cán cân thương mại dương (tức xuất khẩu nhiều hơn) từ đó nguồn thu về cao dẫn đến tăng trưởng GDP nói chung và kinh doanh của các công ty xuất khẩu nói riêng sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. 

Và ngược lại, khi cán cân thương mại bị âm, chi tiêu mua hàng nhập khẩu cao hơn, điều này sẽ gây tiêu cực đến GDP và doanh thu các công ty nội địa dẫn đến lo ngại của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Lich-su-chi-so-VNindex-qua-cac-nam

Tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa ra quyết định. Vì giá trị của một cổ phiếu dựa trên quy luật cung và cầu, nếu các nhà đầu tư bi quan về tương lai, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này khiến cho các chỉ số tụt giảm. 

Quan điểm của nhà đầu tư giải thích cho chúng ta tại sao thị trường chứng khoán lại tăng trong thời kỳ suy thoái và cũng có thể giảm kể cả khi nền kinh tế hoạt động rất tốt.

Những yếu tố khách quan

Không chỉ riêng chỉ số VNindex mà các chỉ số khác đều gắn liền với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, những yếu tố khách quan như: Dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, biểu tình,… cũng gây gián đoạn và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó, tác động gián tiếp đến những chỉ số này. Tuỳ thuộc vào quy mô, mức độ, thời gian các yếu tố này gây ra mà ảnh hưởng sẽ khác nhau.

Năm 2020 – 2021 – giai đoạn dịch bệnh Covid 19 là thời gian chúng ta thấy rõ ràng nhất về các yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đến các chỉ số chứng khoán, khi chúng làm tê liệt chuỗi cung ứng và sản xuất trên toàn cầu.

Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng về VNindex và lịch sử chỉ số VN Index mà nhà đầu tư cần lưu ý. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về chỉ số chứng khoán quan trọng này. Từ đó đưa ra nhận định đúng đắn và hiệu quả nhất.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K