USP là một trong những lợi thế thu hút khách hàng trong kinh doanh, tạo dấu ấn thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Vậy thuật ngữ USP là gì? Vai trò của USP như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp và cách xác định USP độc đáo riêng ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết chia sẻ bên dưới đây.
USP là gì?
Thuật ngữ USP là viết tắt của tên Tiếng Anh: Unique Selling Point có nghĩa là điểm bán hàng độc đáo. Bạn có thể hiểu nghĩa từ USP một cách đơn giản là những điều độc đáo của doanh nghiệp bạn mà đối thủ cạnh tranh không có.
Đây là một yếu tố quan trọng với doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của mình với đối thủ cạnh tranh tương đồng. Một vài USP thường gặp phổ biến nhất như: chất lượng sản phẩm tốt nhất, tính năng độc đáo nhất, dịch vụ chu đáo tận tâm,…
Các USP không cần quá dài dòng mà chỉ cần ngắn gọn, đủ tính súc tích, mang lại một thông điệp dễ hiểu dễ nhớ để tự USP thể hiện được những giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm/dịch vụ.
Trong thời gian quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp thường nhấn mạnh tới USP của sản phẩm. Mục đích hướng đến là nhằm khẳng định vị thế của sản phẩm, tăng sản lượng bán ra và thu về thêm nhiều lợi nhuận.
Vai trò của USP (Unique Selling Point) là gì?
Trước khi bắt đầu khởi động một dự án hay triển khai hoạt động kinh doanh nào đó, doanh nghiệp cần xây dựng USP độc đáo bởi vai trò quan trọng của yếu tố này. Cụ thể như sau:
Xây dựng chi tiết chiến lược quảng cáo
USP được xác định trước tiên khi bắt đầu lập kế hoạch quảng cáo, sau đó bộ phận phụ trách đưa ra những yếu tố quan trọng sẽ tập trung để thiết lập chiến dịch marketing phù hợp cho sản phẩm và thương hiệu. USP thể hiện các lợi ích nổi bật mà khách hàng sẽ nhận được khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và có ấn tượng tốt đối với thương hiệu.
Tăng thêm lợi thế lớn trong cạnh tranh
Khi 2 doanh nghiệp cùng bán dòng sản phẩm tương đồng nhau, tỷ lệ mua hàng có thể ở mức ngang nhau. Vậy điều gì sẽ là yếu tố tăng thêm doanh thu và khách hàng? Đó chính là sự khác biệt, điểm nhấn của doanh nghiệp đó. Biện pháp thường dùng nhất là USP, khi bạn xác định được đúng điểm bán hàng độc đáo của doanh nghiệp mình thì sẽ tăng thêm tỷ lệ khách hàng chọn mua sản phẩm.
Thương hiệu tạo được vị thế
Việc sở hữu USP riêng của mình khi các doanh nghiệp mới thành lập hay trong quá trình mở rộng phát triển sẽ giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu hơn. Từ đó vị thế của doanh nghiệp được khẳng định, có lượng khách hàng trung thành nhất định. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp dần dần nắm giữ lòng tin khách hàng.
Cách xác định USP hiệu quả và thành công
Cách xác định USP cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn không khó, thực hiện theo các bước bên dưới đây:
Bước 1: Trả lời những hỏi tại sao
Hãy liệt kê những câu hỏi liên quan đến sản phẩm bạn đang bán để bắt đầu cho quá trình xác định USP. Ví dụ, bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang thể thao và muốn tìm USP của sản phẩm. Những câu hỏi bạn có thể đặt ra như: Tại sao khách hàng thích quần áo thể thao? Tại sao khách thích chơi các hoạt động thể thao? Họ đang cần những sản phẩm như thế nào?….
Những khía cạnh sâu xa hơn như khách hàng bạn hướng đến là nhóm người thích chơi bóng đá, vậy đặc điểm của trang phục ở môn thể thao này như thế nào? Khi bạn có càng nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm đang bán thì bạn sẽ càng biết rõ ràng hơn về chính sản phẩm và khách hàng mục tiêu của mình.
Bước 2: Xem xét vấn đề ở vị trí của khách hàng
USP của một sản phẩm không những thể hiện tính độc nhất, mà còn phải phù hợp với điều kiện trong thực tế. Vì thế, bạn nên đặt mình vào vị trí khách mua hàng để biết những câu hỏi hay những điều mà khách hàng đang cần từ sản phẩm của bạn. Đổi góc nhìn khác biệt này không chỉ giúp bạn biết được về insights của khách hàng, mà còn biết rõ giá trị chính xác của USP. Đó là bạn cần mang đến điểm độc đáo, nổi bật nhất của sản phẩm nhưng cũng cần phải đem lại giá trị thực tế cho khách hàng.
Bước 3: Thấu hiểu khách hàng muốn gì từ sản phẩm
Sau bước ở trên bạn đã biết được những điều khách hàng muốn ở sản phẩm là gì. Ví dụ khách hàng muốn quần áo thể thao chất lượng tốt, mặc thoải mái khi vận động, khả năng thoáng khí tốt, mát mẻ và thấm mồ hôi,… Khi đó, bạn cần thiết lập USP phù hợp với thứ mà khách hàng đang tìm kiếm.
Bước 4: Sản phẩm của bạn mang lại giá trị nổi bật nào?
Hãy lập danh sách những giá trị mà sản phẩm của bạn đang có. Trong thực tế, USP sản phẩm về căn bản nó là giá trị khác biệt có một không hai của sản phẩm. Hãy tìm xem sản phẩm của mình đang có gì, mang lại giá trị nào độc nhất cho khách hàng. Bạn có thể phục vụ khách hàng nhận được điều gì, giá trị của sản phẩm và nhu cầu khách hàng tương đồng với nhau ở điểm nào?
Bước 5: Xác định giá trị độc đáo nhất của bạn
Bạn có thể xác định được giá trị độc nhất – USP khi đã hiểu rõ những vấn đề trên. Như khi bán trang phục thể thao, cả thị trường có bạn mang đến giá trị đó và khách hàng cũng đang cần thì đó chính là USP của bạn. Một USP thành công cần phải sát thực tế, nổi bật và mang đến giá trị cho khách hàng, bởi USP sẽ đồng hành cùng sản phẩm đến suốt sau này. Khách hàng ghi nhớ USP thương hiệu và ghi nhớ về sản phẩm lâu hơn.
Những USP nổi bật của các thương hiệu lớn tại Việt Nam
USP của M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”
Đây là một USP khá độc đáo về cách sử dụng ngôn từ, thu hút sự quan tâm và tò mò của khách hàng về sản phẩm. USP này cho thấy rằng, khi bạn có một lợi ích có giá trị đối với khách hàng tiềm năng, thì nó sẽ mang lại hiệu quả. Trong thực tế thì vỏ kẹo M & Ms giữ cho socola bên trong không bị chảy ra và làm bẩn tay là một lợi thế thu hút khách hàng.
USP của hãng De Beers: “Kim cương là mãi mãi”
USP này được sử dụng từ năm 1948 và vẫn còn giữ cho đến hiện tại. Khẩu hiệu chỉ ra rằng một viên kim cương gần như không thể phá vỡ, sẽ tồn tại mãi mãi nên kim cương cũng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Kết quả là, kim cương đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các cặp đôi cho nhẫn đính hôn hay cầu hôn.
Chính câu này đã được tạp chí Advertising Age bình chọn là khẩu hiệu quảng cáo tốt nhất trong thế kỷ 20. Trong khẩu hiệu đã gồm cả USP hoàn hảo cho De Beers và giúp hãng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng các khách hàng.
USP của Biti’s: “Giày Việt cho người Việt”
Biti’s sử dụng lợi thế hàng Việt Nam để làm nổi bật thương hiệu và nhấn mạnh trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm. Không khó để nhận ra USP của Biti’s sử dụng bởi điều này được thể hiện trong các hoạt động truyền thông của nhãn hàng như xây dựng câu chuyện đi để trở về, gợi nhớ quê hương gắn liền với tình cảm gia đình và những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam.
Vậy là bạn đã tìm hiểu xong những thông tin liên quan đến USP, mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn nhiều điều trong quá trình tìm kiếm USP phù hợp với doanh nghiệp. Hãy tạo nên điểm độc đáo của sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.