Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tiền Điện Tử

USDT là gì? Lợi ích và hạn chế khi sử dụng USDT

View count icon 8434
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Stablecoin là loại tiền điện tử ra đời neo theo giá trị một đồng tiền pháp định cụ thể nhằm giải quyết nghi ngại về giá trị thực tế của tiền điện tử. Trong đó, nổi bật nhất là USDT – stablecoin neo giá theo USD. Vậy USDT là gì? Trong bài viết này, mời bạn cùng VNSC tìm hiểu về USDT – loại stablecoin có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường hiện nay.

USDT là gì?

USDT-la-gi-Loi-ich-va-han-che-khi-su-dung-USDT

USDT (Tether) là một loại stablecoin neo giá theo tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ (USD), nghĩa là giá trị của 1 USDT luôn được điều chỉnh ở mức tương đương 1 USD. Đồng tiền điện tử này do Tether Limited, một công ty thuộc iFinex tại Hồng Kông phát hành. Ngoài USDT, Tether Limited còn phát hành một số loại tiền điện tử neo giá theo một số loại tiền pháp định khác như đồng EURT – neo giá theo EURO, CNHT – neo giá theo CNY, MXNT – neo giá theo peso Mexico.

Tính đến tháng 3 năm 2024, USDT là loại stablecoin lớn nhất trên thị trường Crypto với giá trị vốn hóa lên tới 99 tỷ USD. Đồng thời, USDT cũng là loại tiền điện tử lớn thứ 3 thị trường, chỉ sau BTC – Bitcoin và ETH – Ethereum.

Quá trình hình thành và phát triển

USDT đã hình thành và phát triển được 10 năm, bắt đầu từ tháng 07/2014 đến hiện tại. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, USDT đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Crypto đang ngày càng gia tăng sức cạnh tranh khốc liêt.

2014: Khởi đầu của USDT (Tether)

USDT được phát hành vào tháng 7 năm 2014 với tên gọi RealCoin, trước khi được đổi tên thành Tether (USDT) vào tháng 11 cùng năm. Được sáng lập bởi Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars, Tether ban đầu dựa trên blockchain Bitcoin qua giao thức Omni. Ý tưởng chính của dự án là tạo ra một stablecoin cung cấp sự ổn định giá và giao dịch dễ dàng trong thị trường tiền điện tử.

2017: Sự cố bảo mật

Tháng 11 năm 2017, Tether phải đối mặt với vụ trộm điện tử trị giá 31 triệu USD. Công ty đã triển khai một đợt hard fork để tăng cường bảo mật. Đây cũng là thời điểm Tether gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, dẫn đến những nghi vấn về tính minh bạch của quỹ dự trữ.

2019: Vụ kiện từ Tổng chưởng lý New York

Vào tháng 4 năm 2019, Tổng chưởng lý New York cáo buộc BitFinex (công ty mẹ của Tether) vay 700 triệu USD từ quỹ dự trữ của Tether để bù đắp tổn thất. Tòa án đã yêu cầu Tether ngừng vi phạm luật pháp New York. Vụ việc làm dấy lên nhiều nghi ngại về tính minh bạch tài chính của Tether.

USDT-la-gi

2021: Các án phạt tài chính

Tháng 2 năm 2021, Tether và BitFinex đồng ý nộp phạt 18,5 triệu USD và cung cấp thông tin về dự trữ trong hai năm theo yêu cầu của Tổng chưởng lý New York. Tháng 10 cùng năm, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) phạt Tether 41 triệu USD vì tuyên bố “USDT được hỗ trợ hoàn toàn bằng USD trong giai đoạn 2016-2018” là sai sự thật.

2022: Biến động giá và mở rộng thị trường

Vào tháng 5 năm 2022, giá USDT giảm xuống mức thấp nhất – 0,96 USD sau khi stablecoin TerraUSD sụp đổ. Tuy nhiên, mức giá nhanh chóng phục hồi về 0,99 USD. Tether khẳng định sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ quy đổi 1:1. Cùng năm, Tether ra mắt MXNT, đây stablecoin neo theo đồng peso Mexico.

2023: Tham gia lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và kiện tụng được giải quyết

Năm 2023, Tether mua lại Northern Data Group, đánh dấu bước tiến vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Paolo Ardoino được bổ nhiệm làm CEO mới, tiếp tục thúc đẩy các giải pháp blockchain. Tháng 11, vụ kiện kéo dài chống lại Tether và BitFinex kết thúc, giúp công ty tập trung vào việc cải thiện bảo mật và hợp tác với các cơ quan quản lý.

Cơ chế hoạt động của USDT

USDT hoạt động với cơ chế neo giá (peg) tỷ lệ 1:1 theo đồng đô la Mỹ, \ mỗi USDT được phát hành tương ứng với một USD được lưu trữ trong quỹ dự trữ của Tether. Điều này nhằm đảm bảo giá trị của USDT luôn ổn định và phản ánh giá trị của đồng tiền pháp định mà nó được neo theo.

Co-che-hoat-dong-cua-USDT

Tether phát hành USDT trên nhiều blockchain khác nhau như Bitcoin (thông qua giao thức Omni và Liquid), Ethereum, TRON, Solana, Avalanche… Các blockchain này cho phép giao dịch USDT nhanh chóng, minh bạch và an toàn. Việc tích hợp trên nhiều mạng lưới giúp USDT trở thành stablecoin được sử dụng phổ biến để thanh toán hoặc lưu trữ tài sản trong thị trường Crypto, đặc biệt với các DeFi.

Để duy trì tính ổn định, Tether tuyên bố rằng quỹ dự trữ của họ không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn bao gồm các tài sản khác như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu chính phủ và các khoản đầu tư ngắn hạn. Khi người dùng muốn chuyển đổi USDT về USD, Tether thực hiện quy trình mua lại (redeem) để đảm bảo tỷ lệ 1:1 được duy trì, tạo lòng tin cho cộng đồng người dùng.

Ưu điểm và hạn chế của USDT

Trước khi quyết định đầu tư, bạn cần hiểu rõ các ưu điểm và hạn chế của USDT là gì để đánh giá mức độ rủi ro và xác định đồng tiền này có phù hợp với khẩu vị đầu tư của bản thân hay không.

Ưu điểm

Giá trị ổn định: USDT neo giá tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ nên ổn định hơn, không biến động mạnh như các loại tiền điện tử khác. Nhà đầu tư có thể an tâm hơn về giá trị, không lo sợ USDT mất giá đột ngột.

Tính thanh khoản cao: Là stablecoin lớn nhất thị trường với vốn hóa gần 99 tỷ USD (tính đến 2024), USDT có tính thanh khoản rất cao và được chấp nhận rộng rãi trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử. Điều này cho phép người dùng dễ dàng giao dịch, quy đổi sang các loại tiền điện tử khác.

Phí giao dịch thấp: USDT hỗ trợ giao dịch trên nhiều blockchain với chi phí thấp, đặc biệt là trên các nền tảng như TRON hoặc Solana. Điều này rất hữu ích cho nhà đầu tư thường xuyên thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ hoặc chuyển tiền xuyên quốc gia, giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các phương thức truyền thống.

Thời gian giao dịch nhanh chóng: USDT có thời gian xử lý giao dịch gần như ngay lập tức. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà giao dịch cần thực hiện chuyển tiền hoặc giao dịch khẩn cấp. So với hệ thống ngân hàng truyền thống, USDT loại bỏ các thủ tục phức tạp, rút ngắn thời gian xử lý từ vài ngày xuống chỉ còn vài phút.

Tính minh bạch cao: Tether thực hiện các báo cáo định kỳ và cam kết duy trì quỹ dự trữ nhằm đảm bảo giá trị 1:1 giữa USDT và USD. Mặc dù từng đối mặt với các vấn đề pháp lý nhưng Tether vẫn không ngừng cải thiện tính minh bạch, thường xuyên công khai thông tin dự trữ và các tài sản bảo đảm.

Hạn chế

Danh-gia-tiem-nang-USDT

Minh bạch tài chính: Mặc dù Tether tuyên bố USDT được hỗ trợ hoàn toàn bởi quỹ dự trữ nhưng đã có nhiều cáo buộc về việc công ty không duy trì đủ dự trữ để bảo đảm giá trị của tất cả token lưu hành. Vụ phạt 41 triệu USD của CFTC năm 2021 là một minh chứng. Điều này có thể làm gia tăng rủi ro khi thị trường biến động.

Rủi ro pháp lý: Tether đã nhiều lần phải đối mặt với các vấn đề pháp lý như vụ kiện từ Tổng chưởng lý New York năm 2019 hay lệnh cấm giao dịch với cư dân bang New York. Những sự việc này có thể dẫn đến hạn chế giao dịch hoặc làm mất lòng tin của thị trường vào USDT, gây bất lợi cho nhà đầu tư đang sử dụng nó làm phương tiện thanh toán hoặc lưu trữ giá trị.

Rủi ro hệ thống bảo mật: USDT từng mất 31 triệu USD do bị tấn công vào năm 2017. Mặc dù lần tấn công này đã được khắc phục nhưng vẫn có thể xảy ra các cuộc tấn công khác trong tương lai, tiềm ẩn rủi ro cho nhà giao dịch.

Không mang lại lợi nhuận đầu tư: USDT không tăng giá trị theo thời gian mà duy trì ổn định ở mức 1 USD. Do đó, USDT không phù hợp để đầu tư sinh lời, đồng tiền này thường được sử dụng phổ biến làm phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị.

Hướng dẫn cách giao dịch USDT

Bạn có thể giao dịch USDT trên nhiều sàn khác nhau như Binance, CoinSpot, Bitfinex, Kraken… hay một số công ty môi giới trực tuyến khác. Nhìn chung, việc giao dịch gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chọn sàn giao dịch uy tín có hỗ trợ giao dịch USDT.
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản và xác minh danh tính
  • Bước 3: Nạp tiền vào tài khoản
  • Bước 4: Thực hiện giao dịch.

Huong-dan-cach-giao-dich-USDT

Đánh giá tiềm năng USDT

USDT có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai khi stablecoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế và các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi). Với sự ổn định về giá trị, USDT không chỉ là công cụ giao dịch phổ biến mà còn có tiềm năng trở thành cầu nối giữa tiền pháp định và tài sản kỹ thuật số trong tương lai.

Tuy nhiên, USDT cũng phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu. Áp lực tuân thủ các quy định pháp luật đòi hỏi công ty Tether phải tăng cường tính minh bạch và cải thiện hệ thống quản lý quỹ dự trữ.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) có thể làm suy giảm vị thế của USDT trong tương lai. Để duy trì vai trò dẫn đầu, USDT cần tiếp tục đổi mới và mở rộng ứng dụng, đồng thời, tập trung vào các lĩnh vực mà CBDC khó thay thế như DeFi và các giao dịch xuyên biên giới.

Giải đáp một số câu hỏi về USDT

Dưới đây là nội dung giải đáp một số câu hỏi liên quan đến USDT được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Điểm khác biệt giữa USDT và các loại tiền điện tử khác?

Điểm khác biệt chính giữa USDT (Tether) và các loại tiền điện tử khác là tính ổn định giá trị vì nó được neo giá 1:1 theo đồng USD. Ngoài ra, USDT hỗ trợ trên nhiều blockchain khác nhau, tăng tính linh hoạt và khả năng ứng dụng trong các nền tảng DeFi.

Mua USDT như thế nào?

Bạn có thể mua USDT trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, CoinSpot, Kraken… và một số công ty môi giới trực tuyến cung cấp tiền điện tử.

Tether có phải là stablecoin lớn nhất không?

Đúng. Tính đến tháng 3/2024, USDT là loại stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất – 99 tỷ USD.

Trên đây là những thông tin tổng quan về khái niệm, lịch sử phát triển, cơ chế hoạt động,ưu nhược điểm, đánh giá tiềm năng và giải đáp một số thông tin khác liên quan đến USDT. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ USDT là gì và đưa ra lựa chọn phù hợp trước khi quyết định đầu tư vào loại tiền điện tử này.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Nến Pin Bar là gì? Áp dụng nến Pin Bar trong giao dịch như thế nào?

Sử dụng nến Pin Bar trong giao dịch chứng khoán không chỉ giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường mà còn hỗ trợ xác định các điểm …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 13-12-2024 4:49:59
ERC20 là gì? Tại sao tiêu chuẩn này quan trọng?

ERC20 là một trong những tiêu chuẩn nổi bật và phổ biến nhất trong lĩnh vực blockchain, đặc biệt là trên mạng lưới Ethereum. Với hàng ngàn dự án sử …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 12-12-2024 9:46:09
5 rủi ro khi đầu tư tiền ảo: Nguyên nhân và giải pháp

Thị trường tiền ảo với tiềm năng sinh lời lớn đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 11-12-2024 2:59:16

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K