Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Tổ chức và tự doanh chi 1.400 tỷ, gom mạnh bất động sản, ngân hàng trong tuần qua

View count icon 100
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Nhóm tự doanh mua ròng 678,1 tỷ đồng, chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh họ đã mua ròng 541,2 tỷ đồng. Nhà đầu tư tổ chức trong nước cũng đã mua ròng 727,9 tỷ đồng và chỉ riêng giao dịch khớp lệnh là 761,8 tỷ đồng.

VN-index đóng cửa tuần giao dịch vừa qua với 1.252,72 điểm, giảm mạnh 32,74 điểm tương đương với mức giảm 2,44% so với tuần trước đó, cùng thanh khoản giảm mạnh.

Tổng giao dịch bình quân tính trên cả 3 sàn trong tuần vừa qua đạt 16.784 tỷ đồng. Chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh, giá giao dịch bình quân phiên dừng ở mức 15.173 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,1% so với tuần trước và giảm 8,4% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

Lực bán chủ động cũng áp đảo trong ⅘ phiên giao dịch của tuần trước, chủ yếu xuất hiện ở nhóm: Ngân hàng và Chứng khoán. ngược lại, nhóm Bất động sản vẫn có mua chủ động nhưng rải rác trong tuần.

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1.046,1 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì nhóm này đã bán ròng 1.040 tỷ đồng.

top mua ban rong

Mua ròng khớp lệnh chính của nhóm nhà đầu tư nước ngoài là nhóm: Xây dựng và vật liệu, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nhóm này gồm các mã: VNM, CTD, PDR, VPB, MWG, TCB, EIB, SSI, DXG, BMP

Ở phía bên bán ròng khớp lệnh của nhóm ngoại là ngành Tài nguyên cơ bản. Top các mã bán ròng khớp lệnh chính gồm các mã: DGC, VRE, KDH, HPG, MSN, STB, VCI, KBC, DGW.

Nhóm nhà đầu tư cá nhân bán ròng ra khoảng 359,9 tỷ đồng, trong đó, họ bán ròng khoảng 263 tỷ đồng. Chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ đã mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là các mã trong nhóm ngành Hóa chất. Top các mã được nhà đầu tư mua ròng gồm: MSN, VCI, VRE, VIB, DGC, HPG, STB, FPT, GVR, KDH.

Phía bán ròng khớp lệnh, nhóm cá nhân bán ròng 6/18 ngành, chủ yếu ở 2 nhóm: Bán lẻ và Bất động sản. Top các mã bán ròng gồm: TCB, VNM, CTD, VHM, VPB, MWG, CTG, DXG, EIB.

Nhóm tự doanh mua ròng khoảng 678,1 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ đã mua ròng 541,2 tỷ đồng.

Tính riêng khoản giao dịch khớp lệnh: Nhóm tự doanh đã mua ròng 14/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Thực phẩm và đồ uống, Ngân hàng. Top các mã mua ròng khớp lệnh của nhóm tự doanh gồm: PET, VCB, FPT, DCL, TPB, VNM, STB, MBB, VHM, FUEVFVND.

Top ngành bán ròng gồm: Hàng cá nhân và đồ gia dụng. Top các mã cổ phiếu bán ròng ra gồm: E1VFVN30, VPB, PNJ, LPB, MWG, GVR, KDH, GMD, EIB, REE.

Nhóm nhà đầu tư trong nước mua ròng khoảng 727,9 tỷ đồng, chỉ tính riêng khpwps lệnh thì họ đã mua ròng khoảng 761,8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Khối nội bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất thuộc nhóm Ngân hàng. Top các mã bán ròng gồm: VIB, FPT, DGC, POW, VCI, HCM, VNM, SSI, MBB, GVR.

Giá trị mua ròng lớn nhất thuộc nhóm Bất động sản, với các mã mua vào nhiều nhất gồm: VHM, CTG, HPG, BWE, PNJ, KDH, KBC, GEX, EIB, NLG.

thi truong tuan cuoi thang 10

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền chủ yếu vào nhóm: Thực phẩm, Xây dựng, Hóa chất, Bất động sản, Nhựa – cao su và sợi, Thiết bị điện, trong khi giảm ở các nhóm Ngân hàng, Thép, Chứng khoán, Bán lẻ và Dầu khí.

Ngành Bất động sản là nhóm hút ròng tiền trong tuần qua, với tỷ trọng dòng tiền phân bổ đạt 21,47% – cải thiện tuần thứ 2 liên tục từ mức đáy là 11,83%. Chỉ số giá giảm khoảng 1,57% do ảnh hưởng bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn như: VRE, VHM, BCM. Ngược lại, nhóm có vốn hóa vừa và nhỏ gồm các mã: DXG, HDC, KDH, PDR lại tăng điểm đi ngược dòng.

Chỉ số FMI của FiinTrade cho thấy, dù tỷ trọng phân bổ vào Bất động sản cải thiện thời gian gần đây, nhưng dòng tiền tích lũy vào nhóm này vẫn đang ở vùng đáy, nếu xét theo khung thời gian 1 năm.

Ngược lại, hầu hết các ngành khác đều ghi nhận dòng tiền kém đi, nổi bật là nhóm: Ngân hàng, Chứng khoán, Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Thép, Dầu khí, Chăn nuôi và thủy sản. Chỉ số giá cùng pha với thị trường chung là giảm điểm.

Sức mạnh dòng tiền: Khi nhìn theo khung tuần, tỷ trọng dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, giảm ở nhóm vừa và nhỏ (VNMID và VNSML). 

Trong tuần qua, nhóm VN30 tiếp tục hút dòng tiền, với tỷ trọng tăng từ 51% lên 53,5%. Ngược lại, nhóm VNMID giảm về 36,1% nhóm VNSML giảm về 7,9%.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên tăng nhẹ, ở nhóm VN30 tăng 136 tỷ đồng tương đương mức tăng 1,9%. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân phiên ở nhóm vừa và nhỏ giảm lần lượt -155 tỷ đồng (-2,9%) và -59 tỷ đồng (-5,1%).

Về biến động giá, chỉ số VN30 giảm -2,73% giảm mạnh hơn so với thị trường chung là -2,55%, tác động tiêu cực từ nhóm mã cổ phiếu ngân hàng -3%. Chỉ số VNMID và VNSML giảm lần lượt -1,61% và -1,47%

Cùng chủ đề

‘Cá mập’ Singapore tiếp tục mua vào 30 triệu cổ phiếu Cơ điện lạnh (REE)

Để mua vào 30 triệu cổ phiếu Cơ điện lạnh – REE, quỹ ngoại Platinum Victory Pte. Ltd sẽ phải chi ra khoảng 2.000 tỷ đồng. Mới đây, quỹ ngoại …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:54:16
Bản tin chứng khoán ngày 21/11: Thị trường tăng mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh

Thị trường chung tiếp tục có một phiên hồi phục ấn tượng. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá chỉ thật sự rõ ràng vào nửa cuối phiên chiều, đồng thời, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:09:10
Sau khi đã bán ròng 85.000 tỷ đồng từ đầu năm, khối ngoại sẽ còn xả bao nhiêu nữa?

Theo thống kê trên sàn HoSE cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, nhà đau1à tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 85.000 tỷ đồng tương đương con số …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 4:15:03

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K