Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán phái sinh là gì? Ưu điểm và hạn chế của thị trường Việt Nam

View count icon 2188
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Thị trường phái sinh là gì? Giao dịch phái sinh tại thị trường Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế nào? Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Sau nhiều năm hoạt động, chứng khoán phái sinh đã có những con số diễn biến tăng trưởng tích cực, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Chứng khoán Vina để có cái nhìn rõ hơn về thị trường chứng khoán phái sinh đầy tiềm năng này nhé!

Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh Việt Nam và chứng khoán phái sinh quốc tế tuy có tuổi đời khác nhau nhưng về bản chất thì có sự tương đồng. Có vô vàn loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau được giao dịch trên thị trường ngày nay và đó được gọi là các hoạt động trao đổi, mua bán tài sản. 

Còn trong thị trường chứng khoán phái sinh, thay vì trao đổi mua bán tài sản thông thường, nhà đầu tư sẽ giao thương các hợp đồng, quyền và nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác.

San-pham-chung-khoan-phai-sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi các nhà đầu tư sử dụng công cụ tài chính phái sinh và các công cụ này mang tính hợp đồng. Trong đó hợp đồng sẽ xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên như: Thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở, thời điểm xác định, mức giá thỏa thuận,… Giá trị của chứng khoán phái sinh sẽ phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán phái sinh cho phép các nhà đầu tư dự đoán và đặt cược vào sự tăng giảm của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng với dự đoán của nhà đầu tư thì họ sẽ có lời, ngược lại thì sẽ lỗ.

Những sản phẩm nào được giao dịch trên thị trường phái sinh?

Hiện nay có 4 sản phẩm chứng khoán phái sinh được giao dịch theo quy ước quốc tế, bao gồm:

  • Hợp đồng kỳ hạn 
  • Hợp đồng tương lai 
  • Hợp đồng quyền chọn 
  • Hợp đồng hoán đổi 

Sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được giao dịch đầu tiên tại Việt Nam là Hợp đồng tương lai, bởi đây là loại hợp đồng có cách giao dịch đơn giản, dễ hiểu, nhiều người có thể tham gia được. 

Hai loại Hợp đồng tương lai của Việt Nam đó là: Hợp đồng tương lai chứng khoán (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ. Trong đó, loại hợp đồng được giao dịch phổ biến nhất là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Các thành phần tham gia TTCK phái sinh

Bên cạnh các nhà đầu tư, trên thị trường chứng khoán phái sinh sẽ có những thành phần sau:

  • Cơ quan quản lý nhà nước: Đây là chủ thể ban hành văn bản quy định và cấp phép cho hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh.
  • Sở giao dịch chứng khoán: Thiết kế sản phẩm và cung cấp hệ thống giao dịch, giám sát các giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Thành viên giao dịch: Cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới cho nhà đầu tư trên thị trường hoặc có thể tự mình thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán.
  • Trung tâm Thanh toán bù trừ: Thực hiện việc thanh toán lãi lỗ và hợp đồng cho nhà đầu tư. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán VN (VSDC) xác định nghĩa vụ thanh toán cho từng tài khoản và bù trừ cho từng thành viên.
  • Thành viên bù trừ: Cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho nhà đầu tư thông qua các thành viên giao dịch và các tổ chức giao dịch trên thị trường.
  • Ngân hàng Thanh toán: Thực hiện việc chuyển tiền và cung cấp dữ liệu tài khoản cho việc thanh toán bù trừ.

phan-loai-ttck-phai-sinh

Phân loại thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh thường được chia thành thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường hàng hóa phái sinh. Hiện tại, các chứng khoán phái sinh lại được phân thành hai loại: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. 

  • Thị trường tập trung là một nơi giao dịch mua bán chứng khoán được diễn ra liên tục và được niêm yết bởi sàn giao dịch chứng khoán. 
  • Trong khi đó, thị trường phi tập trung là nơi giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhưng không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Quy mô thị trường phái sinh của Việt Nam

Sau hơn 5 năm hoạt động, việc mua bán chứng khoán phái sinh thu hút sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư. Tính đến tháng 12/2022, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đã đạt hơn 1,15 triệu tài khoản.

Quy mô lẫn thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng mạnh qua các năm. Trong đó, khối lượng giao dịch trung bình Hợp đồng tương lai VN30 tăng từ 10.954 hợp đồng/phiên năm 2017 lên gần 250.000 hợp đồng/phiên trong 11 tháng đầu năm 2022.

Khối lượng hợp đồng mở (OI) của Hợp đồng tương lai VN30 từ 8.077 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2017 đã tăng lên 49.170 hợp đồng vào cuối tháng 10/2022. Khối lượng giao dịch và OI liên tiếp lập các kỷ lục mới với khối lượng giao dịch cao nhất đạt 647.457 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 25/10/2022 và OI cao nhất đạt 65.760 hợp đồng vào ngày 17/8/2022.

Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài 10 tháng đầu năm 2022 cũng tăng mạnh chiếm 1,9% của toàn thị trường so với con số 0,1% của năm 2017.

bieu-do-thi-truong-ckpsvn

Sau hơn 5 năm hoạt động, thị trường phái sinh nước ta đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là trong giai đoạn thị trường cơ sở có nhiều biến động, thị trường phái sinh trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền. Vì khi giao dịch trên thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể kiếm lợi ngay cả khi chứng khoán cơ sở đang trong giai đoạn downtrend. 

Ưu điểm và hạn chế của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Ưu điểm

So với thị trường quốc tế, chứng khoán phái sinh Việt Nam là một thị trường còn khá non trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn khuyên bạn nên đầu tư bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Quy mô thị trường chứng khoán cơ sở ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ thông qua sự gia tăng của số lượng nhà đầu tư, số lượng chứng khoán đang được niêm yết và giá trị huy động vốn. Vì thế, sẽ ngày càng có nhiều người lựa chọn chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt là trước những biến động của thị trường như từ giữa năm 2022 đến đây, nhu cầu sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro càng được nâng cao. 
  • Khung pháp lý cho TTCK Phái sinh ngày càng rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, được xây dựng dựa trên những điều kiện thực tế tại trường Việt Nam và thông lệ trên quốc tế. 
  • Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin có bước phát triển mạnh mẽ. 
  • Nhà đầu tư có thể giao dịch T + 0, giúp xoay vòng vốn nhanh. 
  • Các sản phẩm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. 

Hạn chế

  • Nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính ổn định khi tham gia thị trường này để sẵn sàng ký quỹ bổ sung. Lãi/lỗ sẽ được quyết toán hàng ngày, nhà đầu tư sẽ phải kịp thời ký quỹ bổ sung ngay lập tức khi tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn mức duy trì, nếu không vị thế sẽ bị đóng và nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản lỗ.
  • Cũng do được sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhưng nếu dự đoán sai xu thế, nhà đầu tư có thể bị thua lỗ lớn trong thời gian ngắn. 
  • Dù các sản phẩm ngày càng được phát triển đa dạng như hiện nay vẫn chỉ có hợp đồng thanh lý chỉ số VN30 là nhà đầu tư cá nhân có thể thực hiện giao dịch. Các sản phẩm còn lại chỉ dành cho nhà đầu tư tổ chức, trong khi tại nước ta, nhà đầu tư cá nhân đang chiếm số lượng lớn hơn.

uu-diem-han-che-chung-khoan-phai-sinh

Để đầu tư chứng khoán phái sinh hiệu quả, nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính ổn định, có thể huy động thêm vốn kịp thời bất cứ lúc nào. Đồng thời, nhà đầu tư phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết thị trường để đưa ra những phán đoán, kế hoạch đầu tư hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, ưu điểm và hạn chế khi đầu tư chứng khoán phái sinh. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư hiểu thêm về một thị trường đầy tiềm năng như phái sinh. Qua đó có thêm chiến lược để tối đa lợi nhuận và hạn chế được rủi ro trong quá trình đầu tư đầu tư.

Xem thêm:

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27
Chỉ số DXY là gì? Hướng dẫn cách đọc chỉ số để phân tích thị trường hiệu quả

Chỉ số DXY là một trong những số liệu quan trọng liên quan đến đồng đô la Mỹ mà bạn cần tìm hiểu nếu muốn dấn thân vào ngành tài …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 10:19:59
Bản tin chứng khoán ngày 18/11: Thị trường đảo chiều cuối phiên, nhóm chứng khoán tăng tích cực

Hôm nay, thị trường chung có phiên biến động khá mạnh. Ngay từ khi mở cửa, VN-Index đã phải chịu áp lực bán mạnh, khiến chỉ số chung sụt giảm …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-11-2024 4:23:24

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K