Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Thẻ tín dụng là gì? Có nên mở thẻ tín dụng không?

View count icon 1698
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Hiện nay thẻ tín dụng đang được nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm về tài chính mà thẻ mang lại. Tuy nhiên hiện nay vẫn có không ít người chưa hiểu được bản chất và cách hoạt động của loại thẻ này, dẫn đến một số tình trạng không mong muốn là nợ xấu. bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản cần biết về thẻ tín dụng là gì?

Tổng quan về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng hay credit card là gì?

Thẻ tín dụng (Credit card) là loại thẻ thanh toán mà không cần có tiền ở trong thẻ như các loại thẻ ATM thông thường khác. Thay vào đó, ngân hàng cho bạn vay tiền với một hạn mức nhất định tùy thuộc theo thu nhập và khả năng chi trả của bạn. Đến cuối kỳ bạn sẽ thanh toán số tiền đã mượn cho ngân hàng.

tong-quan-ve-the-tin-dung

Lãi suất thẻ tín dụng

Chia ra làm 3 loại lãi suất chính:

  • Lãi suất chung: Qua các kênh mua sắm online thì lãi suất ngang với lãi suất vay thông thường
  • Lãi suất rút tiền mặt: Thay đổi tùy từng ngân hàng, dao động từ 3% – 5%/ giao dịch
  • Lãi suất đổi ngoại tệ: Thay đổi tùy theo từng mệnh giá của quốc gia, khu vực chi tiêu. Ở mức chung thì lãi suất sẽ giao động từ 2 – 4%

Vd như ở biểu lãi suất thẻ tín dụng quốc tế VISA TPBank cụ thể ở đây là hạng chuẩn thì TPBank có mức lãi suất sau: 

  • Lãi suất chung: 2,95%/ tháng
  • Lãi suất rút tiền mặt là 4,4%/giá trị giao dịch
  • Lãi suất quản lý cho giao dịch ngoại tệ: 3,5%/ giá trị giao dịch

Ngoài những 3 lãi suất chính kể trên, thì còn một lãi suất nữa sẽ phát sinh nếu như đến cuối kỳ khách hàng không trả đầy đủ số tiền cho ngân hàng đó là lãi suất chậm thanh toán. 

Cụ thể đối với TPBank thì lãi suất chậm thanh toán là 4,4%/ số tiền chậm thanh toán. 

Tuy nhiên tùy từng ngân hàng thì mỗi ngân hàng sẽ có thời gian miễn lãi khác nhau, thông thường từ 35 – 55 ngày, nghĩa là trong khoảng thời gian này nếu như khách hàng đã thanh toán hết toàn bộ số tiền đã vay thì họ sẽ không phải trả thêm lãi nữa và ngược lại. Ở TPBank thì số ngày miễn lãi là 55 ngày. 

Hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức của thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu giữa người mở thẻ và ngân hàng, cụ thể là hạn mức sẽ thay đổi tùy vào thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng. 

Lưu ý duy nhất là khi đến cuối kỳ, khách hàng cần thanh toán đầy đủ số tiền đã vay mượn nếu như không muốn trả lãi phát sinh. Ví dụ, với thẻ TPBank Visa Classic, hạn mức tín dụng thường dao động từ 10 – 40 triệu với thu nhập tối thiểu là 5 triệu/ tháng. 

Chức năng của thẻ tín dụng

dac-diem-va-chuc-nang-cua-the-tin-dung

Thẻ tín dụng có một số tính năng nổi bật sau:

Thanh toán

Bạn có thể thực hiện các thanh toán sau trong chi tiêu của mình có thể như đặt vé máy bay, thanh toán các dịch vụ tiện ích, phí sinh hoạt hằng ngày của mình không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài với thẻ tín dụng quốc tế. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến. Khi thanh toán Online bằng thẻ tín dụng, bạn cũng sẽ nhận được những ưu đãi, quyền lợi nhất định dựa trên từng hạn mức của thẻ.

Trả góp

Hiện nay cũng có rất nhiều trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada chấp nhận việc cho khách hàng của mình có thể trả góp thông qua thẻ tín dụng. Thậm chí nhiều trường hợp bạn có thể trả góp với lãi suất 0%, từ đó giảm bớt gánh nặng về tài chính, mua được món đồ mình mong muốn trong thời gian thích hợp.

Rút tiền mặt

Với thẻ tín dụng, bạn vẫn có thể thực hiện các giao dịch rút tiền tại các cây ATM, tuy nhiên biểu phí rút tiền sẽ khá cao: như TPBank là 4,4%/số tiền giao dịch. Số tiền lãi sẽ được tính ngay khi chủ thẻ thực hiện việc rút tiền.

Có nên mở thẻ tín dụng không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên mở thẻ tín dụng không thì chúng ta cần phải xét về lợi ích của thẻ tín dụng cũng như hạn chế của nó.

Lợi ích:

  • Nhỏ gọn, dễ dàng mang đi bất kỳ đâu, thay vì phải cầm nhiều tiền mặt, từ đó hạn chế được khả năng mất tiền mặt.
  • Phạm vi thanh toán rộng lớn khi không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn cả quốc tế
  • Hưởng được những ưu đãi về mua sắm, trả góp như khuyến mãi, giảm giá, trả góp 0%,… từ đó giảm bớt đi gánh nặng về tài chính. Nhiều ngân hàng còn có ưu đãi cho khách hàng mới mở thẻ như sẽ cung cấp hạn mức tín dụng nhất định mà không cần phải chứng minh thu nhập cũng như là nhận ưu đãi khi mua sắm Online

Hạn chế:

  • Rủi ro mất tiền: Một điểm đặc biệt ở thẻ tín dụng là nó không cần nhập mã PIN khi thanh toán ở các quầy giao dịch. Đây được đánh giá là một rủi ro khá lớn. Khi thẻ tín dụng của bạn bị lạc, kẻ xấu có thể dễ dàng quẹt và sử dụng tiền từ thẻ tín dụng của bạn. Thế nên trong trường hợp này cần phải khóa thẻ ngay lập tức
  • Dễ rơi vào tình trạng nợ xấu: Bởi vì thông thường, hạn mức của thẻ tín dụng sẽ cao hơn một chút so với thu nhập hàng tháng của bạn. Hơn nữa bởi vì nhận được nhiều ưu đãi từ thẻ tín dụng nên người dùng thường có xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn. Từ đó dễ rơi vào trạng thái chi tiêu quá mức thu nhập.

Nhìn chung, thẻ tín dụng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dùng nên nếu có nhu cầu chi tiêu và mua sắm thường xuyên thì thẻ tín dụng là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm soát chi tiêu, lưu ý những khoản tiêu hằng ngày để tránh rơi vào nợ xấu. 

Điều kiện mở thẻ tín dụng

Với mỗi ngân hàng và loại thẻ tín dụng khác nhau thì điều kiện mở thẻ tín dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, sẽ có 3 điều kiện quan trọng để khách hàng có thể mở thẻ tín dụng bao gồm: 

  • Nguồn tài chính ổn định: Thông qua việc chứng minh thu nhập.
  • Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra xem liệu trước đây khách hàng có từng rơi vào nợ xấu hay chưa. Nếu có sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người mở thẻ và có thể gây khó khăn để được chấp nhận mở thẻ.
  • Đối tượng mở thẻ: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Về hồ sơ để mở thẻ tín dụng thì hầu như các ngân hàng đều sẽ yêu cầu những giấy tờ sau như: 

  • Giấy tờ tùy thân: CCCD/ Hộ chiếu
  • Hồ sơ về thông tin cư trú như: Hộ khẩu
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập như bảng sao kê lương
  • Giấy tờ chứng minh công việc như hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm,…

Thẻ tín dụng có giống như thẻ Visa hay Mastercard?

Thực chất thẻ VISA và thẻ Mastercard đang đề cập đến 2 công ty phát hành phát hành thẻ thanh toán quốc tế lớn nhất thế giới là MasterCard Worldwide và Visa International Service Association. Cả hai thẻ Visa và Mastercard đều chia thành 2 dòng chính là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. 

Điểm khác nhau của hai thẻ đến từ thiết kế, công nghệ bảo mật (Mastercard dùng chip EMV, Visa dùng công nghệ 3D Secure), cũng như tính phổ biến ở từng khu vực (Mỹ đa số dùng MasterCard, Châu Á ưu tiên dùng Visa, và ở châu Âu thì tỷ lệ dùng 2 loại thẻ ngang nhau) 

Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để tránh nợ xấu

Mặc dù thẻ tín dụng mang lại nhiều ưu điểm là thế nhưng một tình trạng mà ai cũng mắc phải khi dùng thẻ tín dụng đó là nợ xấu. Vậy thì làm sao để tránh được nợ xấu? 

Nắm rõ về ngày tháng sao kê/ ngày thanh toán

Thông thường các ngân hàng sẽ có thời gian miễn lãi là 45 ngày (tính từ ngày thanh toán tháng trước đến ngày thanh toán tháng này và cộng thêm 15 ngày). Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ thanh toán cho ngân hàng các khoản tiền đã dùng trong thẻ mà không cần phải trả bất kỳ chi phí lãi phát sinh nào. Sau khi hết 45 ngày mà bạn vẫn chưa thanh toán hết số tiền thì bạn sẽ phải trả lãi với mức lãi % cho số tiền chậm giao dịch

Hiểu về cách ngân hàng tính lãi suất

Cùng tìm hiểu về cách tính lãi suất của ngân hàng khi dùng thẻ tín dụng trong ví dụ dưới đây.

TH1: Trong thời gian từ ngày 2 tháng 3 – 2 tháng 4, bạn lần lượt tiêu 8 triệu và 2 triệu, tổng nợ là 10 triệu. Nếu trả hết 10 triệu trước 16/4 thì bạn không bị ngân hàng tính lãi

luu-y-khi-su-dung-the-tin-dung-de-tranh-no-xau

TH2: Vào ngày 16/3, phát sinh chi tiêu 10 triệu. Từ ngày 16/3 – ngày 16/4 không trả hết 10 triệu thì sẽ bị tính lãi suất của 30 ngày. Tiền lãi là số tiền nợ nhân cho lãi năm chia 365 và nhân với số ngày bị tính lãi. 

TH3: Ngày 10/3 phát sinh 8 triệu, ngày 16/3 phát sinh 2 triệu, tổng nợ tính đến ngày 17/3 là 10 triệu. Ngày 20/3 bạn thanh toán 5 triệu, vậy còn nợ ngân hàng 5 triệu. Tuy nhiên từ ngày 20/3 đến 16/4 bạn chưa thanh toán hết nợ 5 triệu thì ngân hàng sẽ tính lãi trả chậm như sau: 

  • Từ ngày 10/3 – 15/3: Tính lãi dựa trên 8 triệu 
  • Từ 16/3 – 20/3: Tính lãi dựa trên 10 triệu (+ 2 triệu phát sinh ngày 16/3)
  • Từ 20/3 – 16/4: Ngân hàng tính lãi theo 5 triệu 

Thế nên khi dùng thẻ tín dụng cần phải trả nợ càng sớm càng tốt, có bao nhiêu trả bấy nhiêu, nếu không thì bạn sẽ không đủ trả số tiền nợ trong sao kê.

cach-tinh-lai-suat-the-tin-dung

Không nên mở quá nhiều thẻ

Việc mở quá nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến bạn khó kiểm soát được việc chi tiêu, từ đó không hoàn trả đúng hạn số dư nợ cho ngân hàng, khiến số tiền đã dùng bị tính lãi và bị ngân hàng áp lãi suất quá hạn.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu “Thẻ tín dụng là gì?” cũng như nắm vững những đặc điểm liên quan để sử dụng thẻ một cách an toàn và thông minh.

Cùng chủ đề

Elon Musk là ai?

Elon Musk là ai? Người thay đổi thế giới với những giấc mơ không tưởng 1. Giới thiệu về Elon Musk Elon Musk, một cái tên gắn liền với sự …

Author icon Người Viết Calendar icon 26-11-2024 1:43:15
Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động

Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động Trong những năm gần đây, Bitcoin đã trở thành một trong những tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 15-11-2024 11:52:41
Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Gửi tiết kiệm online đang trở thành xu hướng phổ biến khi mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lo ngại xoay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-11-2024 3:21:57

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K