Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Sống chất hơn khi bỏ phố về quê – Những kinh nghiệm thực tế bạn chưa bao giờ biết

View count icon 3777
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Xu hướng ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn bỏ phố về quê để lập nghiệp. Lựa chọn tỉnh lẻ là nơi sống không phải là quyết định dễ dàng. Việc bỏ phố về quê sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội và cuộc sống sẽ có phần yên ắng hơn so với thị thành. Làm thế nào để xây dựng cuộc sống thú vị hơn tại quê nhà? Những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ bởi nhiều người trẻ sẽ mang lại cuộc sống chất hơn khi bỏ phố về quê, có thể bạn chưa bao giờ biết.

Ưu điểm – hạn chế khi chọn bỏ phố về quê

Nhiều người trẻ lựa chọn bỏ phố về quê để tận hưởng cuộc sống yên bình, không xô bồ, quá nhiều áp lực chi phí tài chính tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, việc bỏ phố về quê cũng có nhiều mặt hạn chế, mà chính bản thân những người trẻ cần hiểu rõ.

Ưu điểm khi sinh sống ở quê

  • Chi phí sinh hoạt rẻ: Đây sẽ là điểm cộng hàng đầu khi sinh sống ở quê. Nếu bạn ở với bố mẹ thì chi phí tiền nhà, giá mua đất xây nhà cũng rẻ hơn nhiều. Chi phí đi lại không tốn kém như tại các thành phố lớn. Ngoài ra, chi phí ăn uống, mua thực phẩm cũng rẻ hơn 30-40% so với khu vực đô thị.
  • Môi trường sống trong lành hơn, tốt cho sức khỏe tinh thần: Các vấn đề như ô nhiễm không khí, khói bụi, ngột ngạt sẽ gần như không có tại khu vực nông thôn. Mật độ dân số thấp hơn tạo môi trường sống chất lượng, trong lành và có lợi hơn cho sức khỏe.
  • Sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ được cải thiện: Bởi môi trường sống và văn hóa tại các vùng quê sẽ thân thuộc, gần gũi, giúp mọi người kết nối cộng đồng tốt hơn so với thành phố. Đặc biệt nếu bạn sống ở quê hương của mình thì các mối quan hệ sẽ được xây dựng khăng khít, cải thiện chất lượng cuộc sống tinh thần tốt hơn.

uu-diem-khi-song-o-que

Hạn chế khi sinh sống ở quê:

  • Hạn chế nhiều cơ hội phát triển hơn cho người trẻ: Đây là hạn chế dễ thấy nhất bởi số lượng công ty và lựa chọn công việc tại nông thôn ít hơn thành phố. Bên cạnh đó, nếu bạn chọn công việc liên quan đến nông nghiệp thì sẽ rất vất vả và cần nhiều kỹ năng hơn nhiều người vẫn nghĩ.
  • Ít lựa chọn giải trí: Ở quê không có nhiều điểm điểm vui chơi như các thành phố hiện đại. Việc đi lại ở nông nông cũng khá khó khăn, tốn nhiều thời gian, khó di chuyển kết nối với các vùng lân cận. 
  • Nhịp sống tại các vùng quê chậm, điều này sẽ tạo nên sức ỳ lớn cho các bạn trẻ. Đây chính là rào cản lớn cho nhiều người đang trong giai đoạn phát triển sự nghiệp và mong muốn có 1 môi trường năng động để sinh sống. 
  • Áp lực tinh thân: Khá nhiều người suy nghĩ việc về quê lập nghiệp là một sự thất bại của các bạn trẻ. Điều này vô hình tạo nên áp lực cho người trẻ có quyết định đi theo con đường này.
  • Áp lực tài chính: Ngay cả khi về quê, bạn cũng sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính khi không kiếm được nhiều tiền, trong khi mức chi tiêu ở nông thôn cũng ngày càng tăng. Đặc biệt nếu bạn phải đi thuê nhà, không sinh sống ở quê hương cùng cha mẹ thì vấn đề tài chính, chi phí sinh hoạt, chi phí nhà ở sẽ trở thành 1 rào cản lớn.

Có thể thấy, việc rời bỏ thành phố để về quê sinh sống lập nghiệp sẽ có nhiều mặt lợi nhưng cũng không ít mặt hại. Hiện nay, thế giới phẳng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, internet và mạng xã hội, việc về quê không còn quá khó khăn và cản trở về công việc cho những ai có ý định này. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc nhu cầu thực tế về tài chính, mong muốn thực sự của mình để bắt đầu.

Sai lầm thường gặp của nhiều người khi bỏ phố về quê

Nhiều bạn trẻ quyết định bỏ phố về quê, nhưng chưa thực sự chuẩn bị tinh thần cho hành trình này. Đồng thời, có những suy nghĩ sai lầm, dẫn đến việc rời bỏ phố về quê không thành công. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở nhiều người trẻ hiện nay:

  • Không chuẩn bị tài chính ổn định trước khi về quê: Đây là vấn đề của nhiều bạn trẻ, khi bỏ phố về quê nhưng không có kế hoạch tài chính cụ thể, cũng như không có khoản dự phòng. Mặc dù chi phí sinh hoạt ở quê thấp, nhưng việc sinh sống trong thời gian dài mà không có ngăn sách dự phòng sẽ khiến nhiều người dễ rơi vào khủng hoảng. Khá nhiều trường hợp các bạn trẻ đốt hết tiền ở các vùng núi như Đà Lạt, Sapa để có trải nghiệm cuộc sống nông thôn, và nhanh chóng quay trở lại thành phố sau vài tháng.
  • Không chuẩn bị tâm lý trước về những áp lực vô hình khi sống ở quê: Khá nhiều bạn trẻ vỡ mộng khi chuyển về các vùng quê thanh bình, yên ả. Tuy nhiên, ở quê cũng có những áp lực nhà cửa, tiền bạc hay các quan niệm sống không tương đồng. Điều này sẽ khiến nhiều người bị sốc, không thể đối mặt với thực tế hiện tại khi thất nghiệp và những lời nói tác động từ người thân, hàng xóm.
  • Không có định hướng cụ thể hay kế hoạch nghề nghiệp: Khá nhiều bạn trẻ chạy theo xu hướng bỏ phố về quê mà quên đi mục tiêu cá nhân của mình. Về quê sinh sống cũng cần có kế hoạch, có mục tiêu để cuộc sống không nhàm chán và mất phương hướng.
  • Không xác định được những vất vả và đánh đổi khi về quê sinh sống: Nhiều bạn trẻ chỉ nhìn vào các bức ảnh hay câu chuyện chia sẻ trên mạng xã hội. Tuy nhiên lại không nhìn thấy các khó khăn mà họ phải trải qua. Việc chỉ nhìn vào màu hồng sẽ khiến cuộc sống khi về quê lập nghiệp trở nên khó khăn và khó đối mặt.

sai-lam-khi-bo-pho-ve-que

6 Nguyên tắc để sống chất hơn khi bỏ phố về quê

Bỏ phố về quê là quyết định không dễ dàng và là hành trình không hề đơn giản. Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc vàng sau đây để sống chất hơn khi bỏ phố về quê.

Lên kế hoạch rõ ràng trước khi bỏ phố về quê

Trước khi bắt đầu một dự án hay hành trình mới cho cuộc sống của mình, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng và có mục tiêu cụ thể. Việc lên kế hoạch trước rất quan trọng, giúp bạn định hướng các công việc, các yêu cầu cần thực hiện khi bắt đầu sinh sống trong một môi trường mới.

Không có kế hoạch sẽ khiến bạn không biết bắt đầu từ đâu, hành động như thế nào phù hợp. Kế hoạch tổng quát và chi tiết cùng mục tiêu rõ ràng sẽ là kim chỉ nam để hành động đúng đắn.

len-ke-hoach-khi-bo-pho-ve-que

Bạn cần lên kế hoạch cho: Thời gian bắt đầu về quê phù hợp, kế hoạch tài chính với khoản ngân sách dự phòng, kế hoạch chi tiêu, nhà ở,  kế hoạch công việc… Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị 1 khoản tài chính dự phòng đủ để có thể sống trong khoảng thời gian đầu làm quen môi trường và chưa kiếm được việc làm.

Chuẩn bị tinh thần và thích nghi với cuộc sống mới

Tiếp theo là bạn cần chuẩn bị tinh thần, hiểu rõ các hạn chế khi bắt đầu cuộc sống ở quê. Vỡ mộng bỏ phố về quê không phải là điều hiếm gặp, Do đó, việc tìm hiểu trước về môi trường sống, văn hóa và sẵn sàng để đối mặt với sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng… sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên hành trình trở về quê hương sinh sống.

Bạn cần học cách chấp nhận nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống chậm rãi, giải trí hạn chế hay túi tiền eo hẹp khi sống tại quê. Thích nghi bằng cách làm quen với thói quen sống mới, không xô bồ, ít la cà hàng quán… Do vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình những thú vui mới như đọc sách, cắm hoa, nghiên cứu để không quá rảnh rỗi khi sống ở núi rừng hay vùng quê yên tĩnh.

Học hỏi để có thêm nhiều kỹ năng

Việc học thêm kỹ năng là điều cần thiết mà bạn luôn cần thực hiện, dù sinh sống ở bất cứ đâu. Kỹ năng công việc, kiến thức là nền tảng cho mọi vấn đề, cơ hội việc làm và khả năng kiếm tiền của bạn. 

Hãy xác định mục tiêu của mình, xác định kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu và học hỏi, rèn luyện các kỹ năng một cách hiệu quả. Một số kỹ năng thiên tùy theo sở thích bạn có thể lựa chọn như: cắm hoa, làm thủ công, học tiếng anh, kỹ năng bán hàng, kỹ năng làm nông nghiệp… 

Bạn có thể dành thời gian rảnh rỗi để tham gia các khóa học trực tuyến hay tự học. Hãy chuẩn bị cho mình kỹ năng tự học – bởi đây là nền tảng giúp bạn phát triển bản thân một cách toàn diện. Sở hữu nhiều kỹ năng sẽ giúp bạn có thể thích nghi với bất cứ môi trường sống mới nào.

Kết nối và mở rộng mối quan hệ với cộng đồng

Khi chuyển đến sống ở một môi trường mới, việc nên làm là mở rộng mối quan hệ. Bạn không nên giữ cách sống cô lập như ở thành phố lớn mà cần mở lòng để kết nối với người xung quanh, hàng xóm láng giềng. Bởi biết đâu, trong những mối quan hệ mới đó, bạn sẽ có thêm cơ hội việc làm.

Kết nối bạn bè ở nhiều độ tuổi, học cách trò chuyện cùng người già hay trẻ nhỏ ở vùng nông thôn sẽ giúp bạn thư giãn, giảm stress và dễ thích nghi với môi trường sống mới hơn. Hãy học cách chào hỏi, tươi cười với hàng xóm để cuộc sống của bạn dễ thở hơn. 

Học cách yêu thương và chăm sóc bản thân nhiều hơn

Yêu thương bản thân nhiều hơn là điều cần thiết khi bạn bắt đầu cuộc sống mới ở quê hương hay bất cứ nơi đâu. Chăm sóc bản thân, luyện tập sức khỏe, nghỉ ngơi điều độ… sẽ giúp bạn cân bằng lại cuộc sống và cảm xúc hỗn độn của mình. Việc chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực, nhiều năng lượng hơn để làm việc và khởi nghiệp.

yeu-thuong-ban-than-nhieu-hon

Bạn nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân mà bấy lâu nay không thể sắp xếp được. Bạn có thể bắt đầu tập yoga, tập chạy, tập vẽ, đọc sách, thiền… Đây là cách chăm sóc cả thể chất và tinh thần để người trẻ có đủ năng lượng để bắt đầu hành trình lập nghiệp ở quê không hề dễ dàng.

Xác định mục tiêu cụ thể và nhu cầu thật của bản thân

Khi muốn bỏ phố về quê bạn cần xác định đây có phải là điều bạn thực sự mong muốn không hay đây chỉ là xu hướng nhất thời và bạn đang bị ảnh hưởng tâm lý bởi người khác. Tuyệt đối không nên quyết định bỏ công việc, cuộc sống và các mối quan hệ để về quê sống, chỉ vì mong muốn nhất thời. Bởi bạn sẽ nhanh chóng thất bại, cạn kiệt tài chính và quay trở lại thành phố.

Xác định hướng lập nghiệp ở quê, có mục tiêu dài hạn hay chỉ là trải nghiệm nhất thời cho sự chuyển đổi này. Mục tiêu cụ thể sẽ là định hướng, giúp bạn có kế hoạch cụ thể, đủ nỗ lực để hoàn thành và vượt qua khó khăn khi chuyển về quê sinh sống. 

Bỏ phố về quê có thể là điều tốt, nhưng cũng có thể là quyết định sai lầm của bạn. Việc xác định rõ mục tiêu, nhu cầu thực tế có phù hợp với bản thân hay không là điều cần thiết. Sau khi thấy mình thực sự mong muốn điều này, hãy lên kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đủ các điều kiện về kinh tế, tâm lý và kỹ năng để bắt đầu hành trình chuyển từ phố về quê. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sống chất hơn khi bỏ phố về quê, không còn thấy đơn độc và mất phương hướng.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Lãi kép là gì? 3 cách ứng dụng lãi suất kép hiệu quả trong đầu tư

Lãi kép được ví như “kỳ quan thứ 8 của thế giới” vì sức mạnh đáng kinh ngạc của nó. Nếu được áp dụng đúng cách, lãi suất kép có …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-12-2024 2:02:49
Chuyển đổi từ Finhay, VNSC có gì vượt trội hơn? So sánh Finhay và VNSC

Sau khi thành công với các sản phẩm tích lũy thông minh và chuyên biệt, Finhay đã chuyển đổi thành VNSC by Finhay với mục tiêu đem tới cho khách …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-12-2024 2:40:11
(Cập nhật liên tục) Mức lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024? Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư được những người có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn. Cách …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-12-2024 3:16:16

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K