Sàn FTX là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu trên thế giới, thu hút sự chú ý của cả người dùng cá nhân và các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự sụp đổ của sàn FTX để lại nhiều hệ luỵ lớn. Cùng VNSC tìm hiểu câu chuyện về sàn FTX qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về sàn FTX
Sàn FTX là gì?
FTX là một sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng cung cấp các sản phẩm phái sinh chủ yếu như Spot (giao dịch tức thì), Leveraged Tokens (Margin), Futures Contracts (hợp đồng tương lai) và OTC. Nó được thiết lập bởi Alameda Research, một đơn vị tiên phong trong việc tạo lập thị trường và cung cấp thanh khoản hàng đầu trên toàn cầu, sở hữu hơn 100 triệu đô la tài sản tiền mã hóa và có mức giao dịch hàng ngày dao động từ 600 ngàn đô la đến 1,5 triệu đô la.
Mục tiêu của FTX là trở thành sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, luôn hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tiên tiến nhất cho các nhà giao dịch. Để đạt được mục tiêu này, FTX cam kết:
- Giải quyết các vấn đề của tài sàn giao dịch hợp đồng tương lai hàng đầu hiện tại, bao gồm việc cải thiện thanh khoản và giảm tình trạng quá tải hệ thống.
- Phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường, không ngừng nâng cấp và cải thiện dịch vụ.
- Tập trung lắng nghe và giải quyết phản hồi từ cộng đồng người dùng một cách nhanh chóng, thông qua việc tạo ra các cải tiến hướng đến các nhà giao dịch chuyên nghiệp và người dùng mới.
Những thông tin cơ bản về sàn FTX
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về sàn giao dịch FTX:
- Thời điểm ra mắt: Tháng 04 năm 2019
- Mã thông báo chính thức: FTT
- Founder (chủ sở hữu): Sam Bankman-Fried
- Sản phẩm: Hợp đồng giao ngay (Spot), Option (giao dịch quyền chọn), Hợp đồng tương lai (Futures), Token đòn bẩy (Leveraged Tokens), OTC
- Trụ sở: Đặt tại Hong Kong.
FTX là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn và nổi tiếng hiện nay. Theo thông tin cập nhật đến tháng 05/2022, giá trị thị trường của FTX được ước tính khoảng 40 tỷ USD. Trong thời gian này, FTX cũng đã vượt qua Coinbase, trở thành sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Binance, với thị phần đáng chú ý.
Trước khi xảy ra vấn đề tài chính, FTX đã có hơn 1 triệu người dùng. Tuy nhiên, theo thông tin từ báo Le Figaro, sự sụp đổ của FTX đã ảnh hưởng đến hơn 100 công ty liên quan và đe dọa tài sản của hơn 100.000 nhà đầu tư. Điều này đã tạo ra sự lo ngại lớn trong cộng đồng và tạo nên một diễn biến quan trọng đối với thị trường tiền điện tử vào thời điểm đó.
Điều gì đã xảy ra với FTX?
Sự cố với FTT – token gốc của FTX, đã gây ra những biến động đáng kể. Tương tự như các sàn giao dịch khác, FTX có đồng token riêng của mình, FTT, được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động của nền tảng. Chủ sở hữu FTT có thể sử dụng token này để nhận được ưu đãi giảm phí giao dịch trên FTX.
Ngày 6/11/2022, FTT bắt đầu gặp vấn đề khi tin đồn về mất thanh khoản của Alameda lan truyền. Changpeng Zhao – CEO của Binance – đột ngột thông báo bán toàn bộ số FTT từ các vòng đầu tư trước đó. Từ thời điểm này, FTT đã gặp phải nhiều khó khăn.
Sự ảnh hưởng của vấn đề này đã lan rộng nhanh chóng khi Binance, thông qua các thỏa thuận trước đó với FTX, cũng nắm giữ một lượng lớn FTT. CEO của Binance, Changpeng Zhao, thông qua Twitter, thông báo về việc thanh lý số lượng lớn FTT do FTX phát hành và đang nằm trong quản lý của Binance. Thông điệp này gây ra một cuộc chạy đua để bán FTT và rời khỏi FTX ngay lập tức.
FTT đã đạt đỉnh vào tháng 9/2021 với mức giá 78 USD, nhưng từ đó đến ngày 6/11, giá đã giảm xuống dưới 3 USD, đánh mất nhiều giá trị.
Vào ngày 8/11, CEO của Binance công bố kế hoạch tiếp quản FTX, nhưng đến ngày 9/11, Binance lại thông báo rút lui khỏi thỏa thuận. Changpeng Zhao cho biết nguyên nhân là vấn đề tại FTX nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ.
Cùng lúc đó, nghi ngờ về tính thanh khoản của FTX và Alameda Research nảy lên. Vào ngày 2/11, Coindesk đưa tin về báo cáo tài chính rò rỉ của Alameda Research, công ty liên kết với FTX, cho thấy rủi ro tài chính. Cả hai công ty có quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Báo cáo tiết lộ rằng Alameda có 14.6 tỷ USD tài sản và 8 tỷ USD nợ, trong đó có 5.82 tỷ USD FTT, vượt quá vốn hóa thị trường của FTT vào thời điểm 07/11.
Sự suy giảm của FTX đã tạo ra một làn sóng tác động lớn đối với thị trường và nhà đầu tư. Giá trị của FTX Token giảm hơn 75% sau đêm 08/11, khi nhà đầu tư bán tháo. Các nhà đầu tư trong nước cũng gặp khó khăn khi không thể rút vốn từ sàn FTX, gây ra nhiều lo lắng và khó khăn đối với cộng đồng, đặc biệt là những nhà đầu tư Việt Nam với khoảng 10.000 thành viên trên nhóm Telegram chính thức của FTX. Nhiều người chia sẻ về mất mát lớn sau khi FTX phá sản, một số người thậm chí mất hàng chục nghìn USD.
Vì sao sàn FTX phá sản?
Câu chuyện về sự phá sản của FTX đã đi qua một tuần đầy sóng gió đối với cả FTX và Bankman-Fried.
Nguyên nhân của vụ phá sản chủ yếu là do khó khăn về tài chính của FTX. Theo phân tích của hãng tin Reuters, một quỹ đầu tư thuộc FTX – Alameda Research đã thu mua lại nhiều công ty tiền số bên bờ vực phá sản, tuy nhiên, hầu hết những thương vụ này đều thua lỗ, không đem lại bất kỳ đồng lợi nhuận nào.
Để cứu trợ, Bankman-Fried đã sử dụng phần tiền gửi của khách hàng tại FTX nhằm hỗ trợ tài chính cho Alameda Research mà không thông báo tới toàn thể công ty. Chính điều này đã khiến FTX mất khả năng trả nợ khi khách hàng ồ ạt rút tiền vào thời điểm các thông tin tiêu cực nổ ra.
Theo đó, giá token gốc của FTX – FTT cũng sụt giảm mạnh và mất thanh khoản. Thêm vào đó, việc Binance chấp thuận cứu trợ FTX nhưng lại quay xe ngay ngày hôm sau cũng là tác nhân khiến việc phá sản của FTX diễn ra nhanh hơn.
Hành động của Binance phần nào khiến khách hàng càng thiếu tin tưởng vào FTX và rút tiền ồ ạt hơn
Ngày 11/11, khi FTX nộp đơn xin phá sản, token của sàn đã sụt giảm gần 90%, chỉ còn 2,57 USD/token. Tài sản của CEO Bankman-Fried cũng biến mất gần như hoàn toàn sau đó. Trong vài ngày, sàn giao dịch tiền điện tử có quy mô lớn với giá trị hàng tỷ đô đã trải qua sự biến động từ vị trí dẫn đầu đến tình trạng phá sản.
Sự sụp đổ của sàn FTX để lại hậu quả gì?
Sau khi FTX phá sản, hệ lụy lan tỏa có thể gây ra những tác động lớn đối với cả người dùng và thị trường tiền số. Tình trạng nhà đầu tư bị kẹt tiền trên sàn FTX gây ra sự lo lắng về việc phục hồi vốn đầu tư. Hiện chưa có thông tin chính thức về việc hoàn trả tiền cho các chủ nợ từ phía FTX, khiến cho nhà đầu tư cá nhân phải đối mặt với tình trạng mất mát tiền bạc không rõ ràng.
Bên cạnh đó, hệ quả từ việc FTX phá sản cũng lan tỏa ra nhiều hơn nữa. Trước khi gặp khủng hoảng, FTX đã trở thành một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng tiền số và thu hút sự quan tâm của đa dạng tầng lớp người dùng. Sự sụp đổ của FTX đã tạo ra một làn sóng tác động tiêu cực, lan tỏa ra nhiều nền tảng và hệ thống liên quan, gây rối loạn và không an tâm cho thị trường tiền điện tử.
Quá trình phá sản của FTX cũng gây ra những rắc rối phức tạp đối với những người dùng đang hy vọng có thể lấy lại số tiền đầu tư của mình. Tuy nhiên, quá trình này có thể đối diện với nhiều trở ngại và khó khăn, làm cho việc hoàn trả vốn trở nên vô cùng khó khăn và không chắc chắn. Điều này tạo ra tâm lý lo lắng và không chắc chắn lớn cho những nhà đầu tư đang chờ đợi giải quyết vấn đề từ FTX.
Sự sụp đổ của FTX thực sự gây ra một cú sốc lớn đối với thị trường và cộng đồng các nhà đầu tư. Sau biến cố này, dù FTX có thể tồn tại hay không, nhưng toàn bộ thị trường tiền điện tử đều phải đối mặt với nhiều tác động tiếp theo.