Khi đầu tư chứng khoán, sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) là phương thức hữu hiệu để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi đầy rủi ro. Khi sử dụng, nhà đầu tư cần chú ý tới tỷ lệ RTT của tài khoản để có phương án xử lý phù hợp. Vậy RTT là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào khi đầu tư chứng khoán? Hãy cùng VNSC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
RTT là gì trong chứng khoán? Các mốc quan trọng của RTT
RTT viết tắt của cụm từ “Round Trip Time’’ được hiểu là tỷ lệ ký quỹ, phản ánh tỷ lệ giá trị cổ phiếu trên tổng vốn vay của nhà đầu tư.
Đây là một khái niệm mới lạ với nhiều người, nhưng được dùng nhiều trong phân tích đầu tư chứng khoán. RTT sẽ quy định số tiền tối đa mà nhà đầu tư có thể vay từ công ty chứng khoán/ đơn vị môi giới.
RTT được công ty chứng khoán xác định dựa trên danh mục và các khoản đầu tư mà bạn đang nắm giữ. Từ đó, công ty chứng khoán xác định được tỷ lệ cho vay. Số tiền vay được là đòn bẩy để nhà đầu tư thực hiện giao dịch với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, đòn bẩy lại là con dao 2 lưỡi mà nhà đầu tư cần cẩn trọng khi sử dụng.
Phân loại tỷ lệ ký quỹ RTT trên thị trường
Tỷ lệ ký quỹ RTT được công ty môi giới xác định dựa trên danh mục đầu tư của từng người, từ đó tính ra giới hạn vay của nhà đầu tư. Hiện nay, thị trường có 2 loại tỷ lệ RTT chính:
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IMR): Là tỷ lệ giá trị tài sản thực có của nhà đầu tư và giá trị chứng khoán có thể mua được, được xác định thông qua margin ở thời điểm giao dịch.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì (MMR): Là tỷ lệ ít nhất của tài sản thực có so với giá trị tài sản trong tài khoản ký quỹ. Tỷ lệ này được đề ra để cảnh báo nhà đầu tư về giới hạn và biến động trong tài khoản giao dịch cần được bổ sung. Đây là giới hạn cảnh báo, giúp nhà đầu tư cẩn trọng và có kế hoạch giao dịch phù hợp. Tại nước ta, tỷ lệ này thường được quy định là 87%
Ví dụ, bạn có 50 triệu trong tài khoản chứng khoán, tỷ lệ vay là 40% (tương ứng tỷ lệ ký quỹ là 60%). Vậy số tiền mà bạn có thể dùng để mua cổ phiếu sẽ là 50/60% = 83 triệu.
Hai tỷ lệ ký quỹ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, xuất hiện theo thời gian, hành trình giao dịch. Khi đầu tư, bận cần chú ý những điểm sau liên quan đến các loại tỷ lệ ký quỹ RTT:
- Nhà đầu tư luôn cần theo dõi và đảm bảo tỷ lệ RTT thực tế tại thời điểm giải ngân sẽ bằng tỷ lệ ký quỹ an toàn.
- Tỷ lệ ký quỹ thực tế luôn lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ quỹ duy trì (MMP). Lúc này, nhà đầu tư được phép duy trì danh mục đầu tư, nếu tài khoản không có khoản nợ quá hạn.
- Đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì > RTT thực tế > RTT xử lý: Nhà đầu tư có nghĩa vụ bổ sung tiền hoặc tài sản để điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ về mức duy trì, trong vòng 1 ngày kể từ khi công ty môi giới có thông báo.
- Khi RTT thực tế nhỏ hơn RTT xử lý: Doanh nghiệp môi giới chứng khoán có quyền bán tài sản cả nhà đầu tư có trong tài khoản.
Các mốc RTT bạn cần lưu ý
Trong đầu tư chứng khoán RTT có những mốc quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý để giao dịch an toàn:
- Chỉ số RTT lớn hơn hoặc bằng 100%: Tỷ lệ an toàn cho tài khoản nhà đầu tư
- RTT>87%: Tỷ lệ duy trì tài khoản, nhà đầu tư cần duy trì số tiền trong thời gian cho vay, lúc này sức mua tài khoản sẽ nhỏ hơn 0.
- 87%>RTT>80%: Tỷ lệ cảnh báo tài khoản – Trường hợp call margin. Lúc này nhà đầu tư cần nạp tiền hoặc bổ sung 1 phần cổ phiếu để tăng RTT ở mức lớn hơn.
- RTT nhỏ hơn 80%: Tỷ lệ xử lý Force Sell – Lúc này công ty chứng khoán sẽ tự động bán chứng khoán của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ quy định.
Công thức tính giá trị RTT chuẩn nhất
Việc xác định giá trị RTT rất quan trọng, giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được ngưỡng duy trì cho tài sản khi giao dịch, từ đó đưa ra các chiến lược an toàn. Công thức tính giá trị RTT như sau:
RTT = [(Giá trị tài sản ban đầu)/(Tổng giá trị nợ thực tế – tiền mặt – tiền bán chờ về tài khoản)]*100%
Phân tích các chỉ số trong công thức:
- Tổng giá trị tài sản ban đầu sẽ được xác định bằng (số lượng chứng khoán*giá căn cứ*tỷ lệ cho vay.
- Tổng giá trị nợ thực tế là tổng số tiền dư nợ của tài khoản đã đăng ký ký quỹ.
Ví dụ, tài sản của bạn đang có tổng 100 triệu trong tài khoản, trong đó 60 triệu là tiền vốn thực có và 40 triệu là tiền vay từ công ty chứng khoán.
RTT lúc này của bạn là : 60/40 = 150%
Thị trường chứng khoán có cú sụt giảm bất ngờ, khiến giá trị tài sản của bạn giảm xuống chỉ còn 85 triệu (gồm 45 triệu tiền vốn và 40 triệu tiền vay)
RTT lúc này sẽ là: 45/40 = 112.5%
Nguyên tắc khi xác định chỉ số RTT nhà đầu tư cần lưu ý:
- Thực hiện trong phiên giao dịch, với giá căn cứ = nhỏ nhất là giá tham chiếu của các phiên giao dịch hiện nay.
- Ngoài phiên giao dịch, mức giá căn cứ nhỏ nhất là giá đóng cửa của các phiên giao dịch nhỏ nhất.
- Tiền mặt là số dư tiền mặt hiện có hoặc đang chờ trong tài khoản margin.
Ý nghĩa của chỉ số RTT trong đầu tư chứng khoán
Margin là công cụ mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong các giao dịch, nhưng đồng thời cũng tìm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư khó lường trước. Chỉ số RTT đóng vai trò quan trọng trong đầu tư chứng khoán, cần được chú ý khi giao dịch. Ý nghĩa của chỉ số RTT trong đầu tư được thể hiện ở những điểm sau:
- RTT giúp cảnh báo nhà đầu tư trong việc sử dụng vốn vay, xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả hơn.
- RTT là căn cứ giúp nhà đầu tư đánh giá và xác định các mã đầu tư đã hiệu quả chưa, thay đổi mã kịp thời.
- Tỷ lệ ký quỹ giúp nhà đầu tư biết tình trạng các khoản vay, kịp thời bổ sung tiền mặt ở ngưỡng an toàn, giúp không bỏ lỡ các mã cổ phiếu tốt.
Tỷ lệ RTT là bao nhiêu đảm bảo ngưỡng an toàn?
Nhiều nhà đầu tư băn khoăn tỷ lệ RTT bao nhiêu sẽ là ngưỡng an toàn cho các giao dịch? Tỷ lệ RTT sẽ được công ty môi giới xác định, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như một số sàn chứng khoán lớn như New York và FINRA, yêu cầu tỷ lệ RTT ít nhất 25%, trong khi một số sàn khác yêu cầu RTT dao động từ 30-40%
Xác định RTT còn phụ thuộc vào nhà đầu tư, tùy vào tỷ lệ vốn và mức ký quỹ duy trì (MMR). Việc call margin sẽ được thực hiện trong tài khoản của từng người. Theo đó, call margin sẽ được kích hoạt khi giá trị tài sản thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ ký quỹ duy trì. Xác định giá trị tài sản theo công thức sau:
Giá trị tài khoản = Tiền vay : (1- mức ký quỹ duy trì)
Cách xử lý tình trạng nhà đầu tư bị call margin
Khi bị call margin, nhà đầu tư cần xử lý tình trạng này như thế nào? Khá nhiều nhà đầu tư lo sợ khi bị tình trạng này xảy ra, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. Một số cách xử lý tình trạng call margin:
- Nên hạ tỷ trọng sử dụng margin vay để mua tài sản vào khi giá tăng không như kỳ vọng, để giảm thiểu rủi ro.
- Xem xét cơ cấu danh mục đầu tư, bán bớt những mã cổ phiếu yếu không có cơ hội phục hồi để giảm bớt gánh nặng margin. Đồng thời, việc bán bớt cổ phiếu yếu sẽ giúp nhà đầu tư có được nguồn tiền khi thị trường phục hồi trở lại.
- Đặt giới hạn cắt lỗ và thực hiện cắt lỗ nhiều hơn phần call margin. Việc bán cổ phiếu yếu sẽ giúp tài khoản được giảm bớt gánh nặng và đưa tài khoản về mức an toàn.
Sử dụng RTT trong đầu tư chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có nhận định và chiến lược đầu tư hiệu quả hơn. Tránh các rủi ro lạm dụng công cụ margin quá mức, ảnh hưởng đến tài sản, giảm thiểu nguy cơ từ thị trường. Hy vọng những thông tin sau đây sẽ hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tỷ lệ ký quỹ RTT trong đầu tư chứng khoán và sử dụng hiệu quả.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/