Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Quỹ tương hỗ là gì? Điểm danh những quỹ tương hỗ nổi tiếng tại Việt Nam

View count icon 5624
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Từ một loại hình kém phổ biến, ít người biết đến, quỹ tương hỗ đã vươn mình nổi tiếng, thu hút hơn 80 triệu người Mỹ tham gia. Tại Việt Nam, quỹ tương hỗ cũng ngày càng phổ biến, được quản lý bởi nhiều công ty uy tín và được nhiều người lựa chọn đầu tư. Vậy quỹ tương hỗ là gì? Ưu điểm và rủi ro của sản phẩm đầu tư này ra sao?

Tìm hiểu về quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ còn được gọi là Mutual Fund. Đây là một hình thức góp vốn mà nhiều nhà đầu tư khác nhau đóng góp vào để tạo nên một mô hình đầu tư tập thể. Quỹ thường thu hút nguồn vốn từ công chúng. Sau đó, các nhà quản lý quỹ sẽ thực hiện việc tái đầu tư thông qua kế hoạch thu mua trái phiếu hoặc cổ phiếu. Khi quỹ hoạt động hiệu quả, người góp vốn sẽ được chia đều tiền lãi và có thể bị thua lỗ nếu quỹ hoạt động không tốt.

cach-thuc-hoat-dong-cua-quy-tuong-ho

Phần lớn quỹ tương hỗ là “mở”, có nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán cổ phần quỹ bất cứ lúc nào. Vì vậy, giá trị của quỹ sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường, các mã cổ phiếu và trái phiếu trong từng thời điểm khác nhau. Để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư nên theo dõi sâu sát để nắm bắt kịp biến động của thị trường chứng khoán.

Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ

Các thành phần tham gia

Tại Việt Nam, các thành phần tham gia vào quỹ tương hỗ gồm: 

  • Nhà đầu tư: Đây là những người góp vốn và trả phí cho công ty quản lý quỹ. Họ sẽ nhận được lợi nhuận nếu quỹ hoạt động tốt có lời, hoặc phải bù lỗ nếu quỹ hoạt động không tốt.
  • Công ty quản lý quỹ: Đây là tổ chức có nghĩa vụ pháp lý cao nhất trong bộ máy hoạt động của một quỹ tương hỗ, là chủ thể đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quỹ.
  • Đội ngũ cố vấn: Đây là đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng đến thị trường tài chính. Nhiệm vụ chính của họ là phân tích thị trường, định giá cổ phiếu và các tài sản liên quan để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, hướng tới mục tiêu sinh lời cho các nhà đầu tư.

Các nguồn lợi nhuận

Nguồn lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ ba nguồn chính, bao gồm:

  • Thanh toán cổ tức: Nếu quỹ đầu tư tạo ra lợi nhuận, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các nhà đầu tư tham gia quỹ. Cổ tức có thể được thanh toán dưới dạng tiền mặt hoặc tái đầu tư.
  • Tăng trưởng giá trị danh mục đầu tư: Nếu danh mục đầu tư tăng giá trị, người quản lý quỹ có thể bán tài sản để thu lợi nhuận và chia đều cho các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu danh mục đầu tư bị lỗ, công ty quản lý quỹ cũng phải chia đều lỗ cho các nhà đầu tư.
  • Giá trị tài sản ròng: Nếu danh mục đầu tư tăng giá trị, giá trị tài sản ròng của quỹ cũng sẽ tăng. Nếu công ty quản lý quỹ chưa bán tài sản, bạn có thể quyết định bán hoặc giữ để chờ đợi giá trị tài sản tăng lên. Trước khi ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ, bạn cần đọc kỹ và nắm chắc các quy định của quỹ để đảm bảo quyền lợi của mình.

rui-ro-khi-dau-tu-vao-quy-tuong-ho

Ưu điểm và rủi ro của quỹ tương hỗ

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư mới tham gia không cần có quá nhiều kinh nghiệm để tham gia vào quỹ tương hỗ. Thay vì tốn thời gian để đọc và suy tính các phương pháp đầu tư, bạn có thể giao phó toàn bộ quyết định đầu tư cho công ty quản lý quỹ. Họ sẽ giúp bạn tìm ra các quyết định đầu tư phù hợp.
  • Tham gia quỹ tương hỗ an toàn hơn so với đầu tư độc lập trên thị trường chứng khoán. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất để bảo vệ vốn và sinh lời.
  • Danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ rất đa dạng, bao gồm các loại tài sản như chứng khoán, hợp đồng quyền chọn, hàng hóa, tiền tệ và một số tài sản khác. Nhờ đó, cơ hội sinh lời của bạn cũng sẽ tăng lên nhiều.
  • Tính thanh khoản của quỹ tương hỗ khá tốt, bạn có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào muốn. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, bạn nên đọc kỹ và hiểu rõ các quy định của quỹ để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Rủi ro 

Không có phương thức đầu tư nào là tuyệt đối an toàn. Quỹ tương hỗ cũng không phải là ngoại lệ. Rủi ro của quỹ tương hỗ nằm ở chỗ nhà đầu tư có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư nếu giá trị tài sản ròng trong danh mục đầu tư giảm đột ngột. Mỗi khi thị trường thay đổi, cổ tức và tiền lãi cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, rủi ro mất hết vốn khá thấp vì các danh mục đầu tư thường được phân bổ đa dạng để bù trừ cho nhau, không đồng loạt giảm mạnh.

rui-ro-cua-quy-tuong-ho

Mặc dù hiệu suất hoạt động của quỹ trong quá khứ không đảm bảo sẽ dự đoán được sự phát triển trong tương lai, nhưng vẫn có giá trị khi nhận biết mức độ biến động của quỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi quỹ tương hỗ càng biến động, rủi ro của nó cũng càng cao. Do đó, việc đánh giá rủi ro của quỹ tương hỗ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ dựa vào hiệu suất hoạt động trong quá khứ.

Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF

Quỹ tương hỗ và quỹ ETF là 2 hình thức đầu tư quỹ phổ biến nhất hiện nay. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn khi phân biệt 2 loại quỹ. Dưới đây là điểm khác biệt của quỹ tương hỗ và quỹ ETF mà bạn cần lưu ý: 

  Quỹ tương hỗ Quỹ ETF
Mức giá của chứng chỉ quỹ Quỹ tương hỗ được bán với mức giá cố định. Để sở hữu một phần quỹ tương hỗ, nhà đầu tư phải mua ít nhất một khoản đầu tư tương đương với mức tối thiểu được quy định bởi quỹ.  Giá được quyết định dựa trên cung cầu trên thị trường giao dịch và thay đổi theo ngày. Chẳng hạn như chứng chỉ quỹ ETF VFMVN30 đang được giao dịch trên sàn HOSE với giá 19.000 đồng (tính đến ngày 8/3/2023).
Thay đổi giá Giá mua/bán sẽ được tính dựa trên giá NAV đóng cửa vào cuối ngày. Mức giá mua/bán của chúng thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư. Do đó, nếu mua/bán vào thời điểm khác nhau, giá chứng chỉ ETF sẽ khác nhau.
Chi phí quản lý Mức phí quản lý và mức thuế tương đối cao do thực hiện nhiều giao dịch hơn. Chi phí quản lý và mức đóng thuế của quỹ thấp bởi theo đuổi chiến lược đầu tư bị động, thực hiện ít giao dịch mua bán cổ phiếu

Trên thị ​​trường hiện có những loại quỹ tương hỗ nào?

Index Fund – Quỹ đầu tư theo chỉ số

Quỹ đầu tư theo chỉ số (Index Fund) là một loại quỹ đầu tư phổ biến. Index Fund được đánh giá là có độ rủi ro cao hơn so với các loại quỹ đầu tư khác. Những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao thường là những người phù hợp nhất để đầu tư vào quỹ này.

Đây cũng là hình thức quỹ tương hỗ có khả năng phản ánh chính xác nhất tình hình của thị trường. Quỹ đầu tư theo chỉ số không đặt toàn bộ số tiền đầu tư vào một mã cổ phiếu nhất định, mà thay vào đó, các nhà quản lý đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách đầu tư theo các chỉ số chứng khoán. 

Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho quỹ. Trong trường hợp một công ty không phát triển tốt thì sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hiệu quả của quỹ, những công ty khác trong danh mục đầu tư sẽ giúp bù đắp lại tổn thất.

Fixed Income – Quỹ thu nhập cố định

Quỹ thu nhập cố định tập trung vào các tài sản mang lại lợi nhuận ổn định và đều đặn. Danh mục đầu tư chính của quỹ cố định bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm có độ rủi ro thấp.

quy-dau-tu-theo-chi-so

Một điểm đáng chú ý của quỹ thu nhập cố định là các sản phẩm đầu tư thường có cam kết về mức lãi suất cố định hàng năm khi bán ra thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng quỹ thu nhập cố định không hoàn toàn an toàn và không thể tránh khỏi tất cả rủi ro. Với thị trường tài chính thay đổi liên tục, giá trị các tài sản đầu tư trong danh mục của quỹ cũng có thể biến động và làm giảm giá trị ròng của quỹ.

Balance Income – Quỹ cân bằng

Quỹ cân bằng là một trong những loại quỹ đầu tư được thiết kế để đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Các quỹ quản lý đạt được sự cân bằng bằng cách đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu. Các nhà quản lý quỹ sẽ cân nhắc tỷ lệ phân bổ của các khoản đầu tư để đảm bảo mức độ rủi ro phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu.

Trong quỹ cân bằng, phần lớn danh mục đầu tư sẽ là cổ phiếu và trái phiếu địa phương vì chúng có tính thanh khoản cao hơn các loại tài sản khác. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, quỹ cân bằng cũng sẽ đầu tư vào một số trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ để mang lại lợi nhuận ổn định.

Quỹ cân bằng thường được khuyến khích đối với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro ở mức trung bình, mong muốn tăng thu nhập và đồng thời, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình đầu tư. 

Các loại hình quỹ khác

Ngoài ba hình thức quỹ tương hỗ chủ yếu đã được đề cập ở trên, quỹ tương hỗ còn nhiều loại khác như: 

  • Quỹ ngành (Sector funds): đầu tư vào một ngành công nghiệp cụ thể
  • Quỹ thị trường tiền tệ (Money Market funds): đầu tư vào các khoản tiền gửi ngắn hạn và chứng khoán thị trường tiền tệ
  • Quỹ cổ phần (Equity funds): tập trung vào đầu tư vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đây là các loại hình quỹ tập trung vào một phân khúc cụ thể và có mục tiêu đầu tư riêng. Tuy nhiên, do tập trung vào một phân khúc nhỏ hơn của thị trường nên rủi ro cũng sẽ cao hơn. Vì thế, các hình thức này thường được ít người lựa chọn đầu tư hơn. 

Điểm danh một số quỹ tương hỗ nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, quỹ tương hỗ đang ngày càng phổ biến, thể hiện được uy tín và được nhà đầu tư lựa chọn. Dưới đây là danh sách các quỹ tương hỗ nổi bật tại nước ta:

  • Quỹ đầu tư VCBF của Vietcombank: Đây là quỹ tương hỗ với quy mô lớn, quản lý hơn 4.000 tỷ đồng tại thời điểm tháng 10 năm 2022. Quỹ tập trung đầu tư vào các công ty niêm yết và có tiềm năng tăng trưởng lớn tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu DCDE của Dragon Capital: quỹ tương hỗ này có quy mô nhỏ hơn so với VCBF nhưng cũng là một trong những quỹ uy tín tại Việt Nam. Quỹ tập trung đầu tư vào các cổ phiếu của các ngành cơ bản tại thị trường Việt Nam như khai khoáng, tài chính, ngân hàng… . Hiện nay, quỹ DCBC đã đổi tên thành quỹ DCDE (DC Dividend Focus Equity Fund), với mục tiêu tăng trưởng dài hạn thông qua việc ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức tăng trưởng hằng năm vào danh mục.
  • Quỹ đầu tư IPAAM: Đây là một quỹ tương hỗ ra đời năm 2008 do Công ty Chứng khoán VNDirect quản lý. Quỹ đầu tư IPAAM tập trung vào các cổ phiếu bluechip tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Quỹ đầu tư VEOF của VinaCapital: Đây là một trong những quỹ tương hỗ lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô quản lý lên đến 10.000 tỷ đồng tại thời điểm tháng 10 năm 2022. Quỹ đầu tư VEOF tập trung vào các cổ phiếu tốt nhất tại các thị trường mới nổi tại châu Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

quy-tuong-ho-tai-viet-nam

Ngoài ra còn một số quỹ nổi bật khác như: Quỹ TCEF của Techcombank, Quỹ VEOF của Vinawealth, Quỹ BVFED của Bảo Việt, Quỹ MBVF của MB Bank,…

Những lỗi sai “kinh điển” khi đầu tư vào các quỹ tương hỗ

Xem nhẹ các loại phí quản lý quỹ

Khi tham gia quỹ tương hỗ, nhà đầu tư cần lưu ý rằng các khoản phí quản lý quỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận đầu tư của họ. Ngoài các khoản phí thường niên, phí hiệu quả, phí tham gia và phí rút ra khỏi quỹ, nhà đầu tư còn phải trả các khoản phí khác. Chẳng hạn như phí nghiệp vụ cổ đông, phí lưu ký, phí cho nghiệp vụ kế toán, phí cho đội ngũ ủy thác và các khoản phí khác liên quan đến hoạt động quỹ. 

Những nhà đầu tư nhỏ cần lưu ý các khoản phí này, tránh trường hợp sau khi trừ hết các khoản phí trên, nhà đầu tư cũng không còn dư nhiều lợi nhuận.

Quá tin tưởng vào lợi nhuận quỹ 

Việc đầu tư hết toàn bộ tiền của mình vào một quỹ với hy vọng thu được lợi nhuận cao không phải là một quyết định khôn ngoan. Dù có hứa hẹn lợi nhuận hàng năm, nhưng quỹ tương hỗ vẫn có thể gặp phải rủi ro và không đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

Do đó, nhà đầu tư cần phải làm việc với các chuyên gia tài chính, tìm hiểu kỹ về quỹ tương hỗ và đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào quỹ. Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn để hạn chế tối đa rủi ro.

Chọn sai công ty quản lý quỹ 

Việc chọn công ty quản lý quỹ không đáng tin cậy hoặc không phù hợp với kế hoạch đầu tư là một sai lầm mà nhiều nhà đầu tư mắc phải. Các công ty quản lý quỹ khác nhau sẽ có cách đầu tư và đánh giá thị trường khác nhau. Do đó, việc tìm kiếm và lựa chọn một công ty quản lý quỹ uy tín và phù hợp với kế hoạch đầu tư của mình là cực kỳ quan trọng.

sai-lam-cua-nha-dau-tu-khi-khong-tinh-toan-cac-loai-phi-quan-ly

Nhìn chung, quỹ tương hỗ là một mô hình đáng để các nhà đầu tư tham gia nếu có một nguồn vốn nhàn rỗi trong tay và không có nhiều kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu thị trường. Tuy nhiên, bất cứ hình thức đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, đa dạng hóa danh mục đầu tư để lựa chọn được sản phẩm quỹ tương hỗ phù hợp nhất nhé.

Hiện nay, VNSC đã trở thành đối tác phân phối quỹ của nhiều đơn vị uy tín. Để biết thêm về việc đầu tư quỹ, bạn có thể truy cập liên kết bên dưới để tìm hiểu thêm.

Banner CCQ ngang blog

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K