Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề trong việc quản lý dòng tiền, thì việc áp dụng cách quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật có thể giúp bạn tìm ra được giải pháp và áp dụng trong thực tế. Với sự tỉ mỉ, kỷ luật và tiết kiệm, kỹ năng quản lý của người dân xứ sở hoa anh đào luôn cực kỳ đáng để học hỏi. Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu làm cách nào để quản lý tài chính một cách hợp lý như người Nhật trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về phương pháp quản lý Kakeibo của người nhật
Quản lý tài chính phong cách Kakeibo là gì?
Kakeibo là một công cụ quản lý tài chính cá nhân theo phong cách Nhật Bản, được nghiên cứu và tạo ra bởi Motoko Hani – một nữ nhà báo người Nhật. Từ “kakeibo” trong tiếng Nhật được dịch là “sổ chi tiêu” hoặc “sổ quản lý chi tiêu”.
Công cụ này giúp bạn ghi lại tất cả các khoản chi tiêu của mình mỗi ngày và phân loại chúng theo các hạng mục khác nhau, ví dụ như ăn uống, giải trí và các khoản chi khác. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về những chi tiêu của mình và có thể xác định những khoản chi không cần thiết để giảm giá trị.
Kakeibo còn giúp bạn quản lý mục tiêu tài chính cá nhân, bao gồm việc tiết kiệm tiền, trả nợ và đầu tư. Nó cũng có thể giúp bạn tạo ra một kế hoạch chi tiêu hàng tháng và theo dõi tiến độ để đạt được mục tiêu tự do tài chính của mình.
Người Nhật sử dụng sổ Kakeibo như thế nào khi quản lý tài chính?
Quản lý tài chính cá nhân cũng tương tự như quản lý tài chính hộ gia đình nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Tại Nhật Bản, phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng một cuốn sách Kakeibo đã trở thành một chuẩn mực văn hóa, giúp nhiều người thành công và tự chủ về tài chính.
Ban đầu, cuốn sách được xuất bản dành riêng cho những người phụ nữ làm nội trợ tại xứ sở Mặt trời mọc. Sau đó, nhờ hiệu quả và lợi ích mà phương pháp này đem lại, Kakeibo đã trở nên phổ biến hơn, được sử dụng rộng rãi hơn.
Bạn có thể học hỏi cách sử dụng sổ Kakeibo của người Nhật để quản lý chi tiêu dễ dàng bằng cách làm theo các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Ghi lại tất cả thu nhập và chi phí cần thiết xảy ra hàng tháng, chẳng hạn như tiền thuê nhà và hóa đơn điện, nước. Bằng cách ghi lại thu nhập và chi phí hàng ngày, người ta có thể hiểu mức chi tiêu thực tế của họ.
- Bước 2: Xác định số tiền tiết kiệm hàng tháng cho các mục tiêu và kế hoạch tài chính trong tương lai. Điều quan trọng là xác định mức thực tế và tuân thủ các quy tắc để tránh sử dụng số tiền tiết kiệm này trong thời gian ngắn.
- Bước 3: Người Nhật thường chia chi phí thành bốn loại chính:
-
- Chi cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày: Đây là những khoản chi phí quan trọng cho cuộc sống hàng ngày như phương tiện đi lại, ăn uống hoặc chữa bệnh khi ốm đau.
- Chi phí không bắt buộc: Những khoản chi phí có thể giảm bớt hoặc dừng lại nếu không có tiền.
- Tiết kiệm dài hạn: Chi tiêu cho tương lai, chẳng hạn như tiết kiệm để mua ô tô, mua nhà hoặc giáo dục con cái.
- Những thứ xa xỉ nho nhỏ: Những món quà nhỏ, những khoản chi tiêu nhỏ mang lại hạnh phúc, như đi ăn ngoài, mua một cuốn sách, đĩa DVD mới hoặc những thú vui nhỏ khác.
- Bước 4: Rà soát và theo dõi các khoản chi tiêu vào cuối mỗi tháng. So sánh chi tiêu thực tế với ngân sách và sự chênh lệch nằm ở đâu. Xác định những lĩnh vực mà bạn có thể cắt giảm hoặc điều chỉnh cho tháng tới.
- Bước 5: Sử dụng Kakeibo để đặt mục tiêu cho tương lai và theo dõi quá trình. Cuốn sổ Kakeibo cho phép bạn đặt mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như tiết kiệm cho một kỳ nghỉ hoặc trả trước tiền mua nhà. Sau đó theo dõi quá trình thực hiện của bạn để đạt được những mục tiêu đó.
- Bước 6: Sử dụng Kakeibo như một công cụ để rèn luyện tính kỷ luật, tránh những chi phí không cần thiết và tuân thủ ngân sách. Bằng cách liên tục theo dõi và giám sát thu nhập và chi phí của mình, bạn có thể kiểm soát tốt hơn các khoản tiền và đưa ra các quyết định hiệu quả trong tương lai.
Bằng cách làm theo các bước này, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân của mình theo cách tương tự như phương pháp nhiều người Nhật làm. Từ đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình hình tài chính của mình và đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai.
Học cách quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người nhật
Nguyên tắc quản lý tài chính
Chi tiêu không được kiểm soát, không biết tiền đã được sử dụng cho mục đích gì và có phù hợp hay không… là vấn đề của nhiều người hiện nay. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, chúng ta ngày càng có nhiều nhu cầu chi tiêu, mua sắm online.
Tuy nhiên, với việc tuân thủ kỷ luật, phương pháp đặt ra, rất nhiều người Nhật đã đạt được sự thịnh vượng về tiền bạc, có được cuộc sống thoải mái dù sống ở những đô thị có mức phí đắt đỏ như Tokyo.
Để làm chủ đồng tiền, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
Sử dụng sổ ghi chép để ghi lại các khoản chi tiêu
Bạn không nên chỉ sử dụng trí nhớ để ghi chép các khoản chi tiêu trong tháng bởi rất có thể bạn sẽ quên hay không nhớ chính xác những gì mình đã chi. Thay vào đó, hãy thực hiện ghi chép thủ công. Cách làm này sẽ giúp bạn theo dõi và nhận ra tình trạng tài chính của mình.
Bạn nên ghi lại những thu nhập cá nhân lẫn những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn cần thanh toán như: tiền thuê nhà, điện nước, internet, điện thoại,… Để từ đó quản lý và biết được mình cần phải chi tiêu ở mức nào.
Đảm bảo sự trung thực
Trung thực sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý. Bạn cần xác định những khoản chi nào là cần thiết và không cần thiết để thay đổi thói quen sử dụng tiền một cách hợp lý hơn. Ví dụ: Giảm bớt tần suất ăn hàng bên ngoài, thay vào đó bạn có thể đi siêu thị và tích trữ để ăn trong vòng một tuần thay vì ăn ngoài nhà hàng.
Sử dụng tiền mặt thay vì thẻ ngân hàng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thẻ ngân hàng và các công cụ thanh toán online đang ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thẻ ngân hàng, bạn nên tiêu tiền mặt để quản lý tài chính hiệu quả nhất.
Khi sử dụng tiền mặt bạn sẽ thấy rõ hơn về sự thâm hụt của tiền trong tài khoản của mình, biết mình đã tiêu nhiều hay ít. Từ đó kịp thời cân đối và cắt giảm các khoản không cần thiết.
Tổng kết và đánh giá lại quá trình chi tiêu vào mỗi cuối tháng
Việc tổng kết quá trình chi tiêu trong 1 tháng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại, xem xét các khoản chi không cần thiết đã được cắt bỏ hay chưa. Để từ đó đặt ra mục tiêu mới và điều chỉnh chi tiêu cho tháng tiếp theo.
07 Bước triển khai quản lý tài chính cá nhân
Bạn có thể dễ dàng học hỏi và thực hành để áp dụng vào cuộc sống dựa trên cách mà người Nhật quản lý chi tiêu cá nhân. Quá trình quản lý tiền bạc của người Nhật rất đơn giản. Bạn chỉ cần tập trung vào việc ghi chép và phân chia các khoản tiền trong tháng. Nếu bạn chưa rõ ràng các bước quản lý tài chính của người Nhật, có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1 – Tạo kế hoạch tài chính cá nhân: Định rõ mục tiêu tài chính cá nhân và thiết lập kế hoạch để đạt được chúng.
- Bước 2 – Tính toán thu nhập và chi tiêu: Tính toán tổng thu nhập và chi tiêu của bạn để tìm ra khoản tiền còn dư.
- Bước 3 – Xác định mục tiêu tiết kiệm: Bạn nên xác định mục tiêu theo hàng tháng hoặc hàng năm để thiết lập kế hoạch đạt được chúng. Bạn có thể trích ra 15 – 20% thu nhập để tiết kiệm mỗi tháng.
- Bước 4 – Phân loại chi tiêu: Phân loại theo nhóm và ghi chú về mỗi khoản chi tiêu để dễ dàng theo dõi và quản lý. Bạn có thể ghi ra các khoản chi tiêu theo bốn nhóm:
- Chi tiêu hàng ngày
- Chi tiêu cho mối quan hệ và công việc
- Giải trí và phát triển bản thân
- Phát sinh.
- Bước 5 – Thiết lập ngưỡng chi tiêu: Thiết lập ngưỡng tối đa cho mỗi nhóm để luôn giữ kiểm soát trong quá trình chi tiết và đạt được mục tiêu tiết kiệm
- Bước 6 – Hạch toán chi tiêu: Cuối tháng, hãy thực hiện việc hạch toán để xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu so với kế hoạch đặt ra.
- Bước 7 – Cập nhật và tối ưu hóa kế hoạch tài chính: Dựa trên kết quả đạt được, bạn có thể hạch toán chi tiêu và lên kế hoạch, tìm cách tối ưu cho những tháng tiếp theo.
Một số “mẹo” quản lý chi tiêu của người dân xứ sở hoa anh đào
Có thể, quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật không hề khó. Chỉ với một cuốn sổ, một chiếc bút, bạn đã có thể thực hiện các mục tiêu tự do tài chính của mình ngay từ hôm nay.
Bên cạnh phương pháp Kakeibo, người Nhật cũng có nhiều “mẹo” thú vị để quản lý chi tiêu hàng ngày:
- Tập trung vào thực phẩm và ăn uống: Trong con mắt của người Nhật, lĩnh vực ẩm thực là một khu vực có thể “tiêu tốn lớn nhất” nhưng cũng có thể “giảm chi phí dễ dàng nhất”. Đó là lý do tại sao khoản chi tiêu cho ăn uống được ưu tiên trong Kakeibo. Bạn hãy phân chia các loại thực phẩm mình thường xuyên sử dụng, để biết mình đang tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc ăn uống thế nào. Đồng thời, bạn cũng có thể quản lý xem chế độ ăn của mình có an toàn hay không, có gì cần thay đổi không.
- Áp dụng phương pháp “những chiếc phong bì”: Phương pháp quản lý tài chính gọi là “những chiếc phong bì” là cũng được khuyến khích sử dụng nhiều tại Nhật Bản. Với phương pháp này, bạn sẽ sử dụng nhiều phong bì để chia những khoản chi tiêu khác nhau trong tháng. Khi số tiền trong mỗi phong bì giảm, người dùng có thể dễ dàng nhận ra họ đang tiêu quá nhiều tiền trong một khoản chi. Điều này giúp họ có thể quản lý chi tiêu của mình tốt hơn. Ngoài ra, người Nhật thường coi trọng tiền xu và tiền mệnh giá thấp, họ thường cất số tiền này vào một lọ riêng sử dụng tới chúng vào một lúc nào đấy trong tương lai.
- Kiềm chế sự thích thú: Đây là một trong những bài học quản lý tài chính đầu tiên mà cha mẹ Nhật dạy cho con cái từ khi còn nhỏ. Trẻ em thường được nhắc nhớ tiết kiệm càng nhiều càng tốt để chi tiêu tương lai và được khuyến khích gửi tiền mừng tuổi vào ngân hàng thay vì chi tiêu cho đồ chơi hoặc thức ăn như trẻ em ở các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, trẻ em Nhật còn phải nhớ rằng hành động vay tiền từ người khác không được đánh giá cao trong xã hội Nhật Bản. Điều này cũng là lý do tại sao người trẻ Nhật rất tích cực tìm kiếm công việc bán thời gian để phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân của họ cùng với tiền từ gia đình. Điều này cũng là cơ hội để trẻ rèn luyện khả năng quản lý tài chính cá nhân từ bé. Từ đó có định hướng nghề nghiệp và biết cách tiết kiệm cho tương lai.
Sử dụng tiền bạc đúng cách vô cùng quan trọng cho tương lai, đặc biệt là những người trẻ khi chưa biết lập quỹ dự phòng hay quản lý tiền bạc sao cho đúng. Việc quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Từ đó có thể đối mặt với những rủi ro và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/