Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Mô hình Ponzi là gì? Cách nhận biết để tránh rủi ro khi đầu tư

View count icon 2756
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Mô hình Ponzi đã xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1800 nhưng chỉ mới xuất hiện và phát triển rộng rãi tại Việt Nam từ sau năm 2010 với tên gọi kinh doanh đa cấp. Ban đầu, mô hình này được yêu thích bởi giúp nhiều người làm giàu nhanh chóng, tuy nhiên, đến hiện tại đã trở thành nỗi e ngại của nhà đầu tư. Vậy mô hình Ponzi là gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào, mời bạn cùng VNSC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi hay mô hình đa cấp kim tự tháp là mô hình lừa đảo trá hình, núp bóng dưới tên gọi hào nhoáng là mô hình đầu tư, mô hình kinh doanh. Theo đó, tiền của người tham gia sau được sử dụng để trả lợi tức, lợi nhuận cho người tham gia trước.

Mo-hinh-Ponzi-la-gi

Về cơ bản, mô hình đầu tư này không tạo ra giá trị, không có sản phẩm kinh doanh nên không mang lại lợi nhuận. Số “lợi nhuận giả” mà nhà đầu tư nhận được lấy từ số tiền của người tham gia sau nộp vào. Như vậy, khi không còn người tham gia mới, mô hình sẽ sụp đổ.

Hiện nay, mô hình Ponzi núp bóng dưới nhiều hình thức kinh doanh như bán sản phẩm, tham gia thị trường chứng khoán, mua bán tiền ảo… với phương thức đầu tư dễ dàng, lợi nhuận cao. Khi đó, mô hình này tạo ra và duy trì ảo tưởng về việc làm giàu nhanh chóng và đơn giản nên đã có nhiều người trở thành nạn nhân, mất trắng tài sản.

Cha đẻ của mô hình Ponzi là ai?

Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi – một trùm lừa đảo người Ý. Người này đã sử dụng mô hình Ponzi để lừa đảo một số tiền khổng lồ lên đến 20 triệu USD của hàng vạn người khác và khiến 6 ngân hàng phá sản vào những năm 1920.

Cha-de-cua-mo-hinh-Ponzi-la-ai

Cụ thể, năm 1919, Charles Ponzi kêu gọi đầu tư vào chương trình đầu cơ tem thư (tem bưu chính) của mình với lãi suất lên tới 50% trong 90 ngày. Hàng nghìn người đã tin tưởng và tham gia. Ban đầu, ông ta mua số lượng tem thư nhỏ để phục vụ chương trình đầu tư của mình. Sau đó, khi số lượng người tham gia lớn hơn, ông ta lấy tiền của người sau trả cho người trước và đút túi hàng triệu USD. Cuối cùng mô hình này bị phát hiện và phá sản, Charles Ponzi bị kết án năm 1920.

Vụ việc của Charles Ponzi gây tiếng vang lớn và được nhiều tờ báo tại Mỹ đưa tin. Chính vì vậy, ông ta được coi là trùm lừa đảo Ponzi và được lấy tên đặt cho tên mô hình Ponzi mặc dù không phải người đầu tiên sử dụng chiêu trò này. Thực tế, những sự việc tương tự được ghi nhận từ năm 1869 đến năm 1872 và không rõ ai là người tạo ra nó.

Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

Để tránh bị lừa tham gia vào mô hình Ponzi, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu đáng ngờ sau:

  • Lợi nhuận cao nhưng ít hoặc không có rủi ro: Trong đầu tư, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro, lợi nhuận cao thì rủi ro cao và ngược lại. Do đó, không thể có khoản đầu tư nào lợi nhuận cao mà rủi ro thấp.
  • Lợi nhuận ổn định: Khoản đầu tư có lợi nhuận cao thường không ổn định mà thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể. Gửi tiết kiệm ngân hàng được cho là an toàn, lãi suất tiền gửi cũng có sự thay đổi theo biến động thị trường.
  • Doanh nghiệp không đăng ký hợp pháp: Dựa vào giấy đăng ký kinh doanh, người tham ra nắm được các thông tin như sản phẩm kinh doanh, người quản lý, người chịu trách nhiệm pháp lý… 
  • Kinh doanh không đúng lĩnh vực đã đăng ký: Một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lĩnh vực, mặt hàng không đúng như đăng ký (đăng ký cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành mà kinh doanh tiền ảo chẳng hạn) là điều đáng ngờ.
  • Sử dụng vốn không rõ ràng, minh bạch: Nhà đầu tư không biết tiền của mình sẽ được sử dụng để làm gì, đầu tư vào đâu và lợi nhuận thu được lấy từ đâu.
  • Không có thông báo bằng văn bản về các khoản đầu tư: Nhà đầu tư không được xem các văn bản liên quan đến khoản đầu tư, hoặc các văn bản không thống nhất về thông tin, số liệu…
  • Nhận thanh toán khó khăn: Khi rút tiền khỏi khoản đầu tư, thậm chí khi rút tiền lãi gặp khó khăn hoặc không rút được. Những người cầm đầu thường khuyến khích người tham gia không rút tiền, tích lũy số tiền lớn để nhận lãi suất cao hơn.

Dau-hieu-nhan-biet-mo-hinh-Ponzi

Mô hình đa cấp Ponzi hoạt động như thế nào?

Tại Việt Nam, cái tên “đa cấp” quen thuộc hơn khi nhắc đến mô hình kiểu Ponzi. Đây cũng chính là phương thức tổ chức hoạt động chính của mô hình này. Cụ thể, người tham gia được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau, thường dựa trên số lượng tham gia mới mà người đó lôi kéo được, người cấp cao nhất là người tạo ra mô hình này.

Mo-hinh-da-cap-Ponzi-hoat-dong-nhu-the-nao

Người tham gia bị hấp dẫn bởi mức lãi suất cao nên ngày càng lôi kéo thêm nhiều người mới. Số tiền nộp vào của người mới được sử dụng để trả cho người cấp cao hơn. Lượng người tham gia càng nhiều, đòi hỏi càng cần nhiều người mới hơn nữa để có tiền trả lợi tức cho họ. 

Cuối cùng, số lượng người mới tham gia không đủ để trả lợi tức cho người trước, lượng tiền gửi vào hệ thống đạt tới một mức nhất định, kẻ trùm xỏ sẽ bỏ túi toàn bộ số tiền này sau đó bỏ trốn.

Thông thường, các thành viên tham gia mô hình Ponzi được phân chia thành các nhóm cơ bản sau:

  • Nhóm đứng đầu (Schemer): Đây là những người thiết lập mô hình, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cá nhân của bản thân để lôi kéo người khác tham gia. Họ thường tạo vỏ bọc là những doanh nhân thành đạt, kỹ năng ăn nói thuyết phục tốt.
  • Nhà đầu tư top đầu (Investor): Là những nhóm người tham gia đầu tiên do Schemer lôi kéo. Đây là nhóm người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn, tin tưởng sẽ được nhận lãi suất cao từ các khoản hoa hồng, không cần làm bất kỳ điều gì.
  • Người môi giới (Ponzi Introducing Investor): Là người tham gia mô hình nhưng không cần bỏ vốn hoặc bỏ ra rất ít.  Họ được những người cầm đầu trả tiền để lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia mô hình, họ sẽ nhận hoa hồng từ số lượng người lôi kéo được. 

Khi nào mô hình Ponzi sụp đổ?

Về mặt lý thuyết, mô hình Ponzi sẽ không sụp đổ miễn là số lượng người tham gia mới đủ nhiều để có tiền trả lợi nhuận cho người trước đó. Tuy nhiên, thực tế không mô hình Ponzi nào tồn tại lâu dài, tất cả sụp đổ do không có đủ tiền trả lợi nhuận đã hứa hẹn.

Khi-nao-mo-hinh-Ponzi-sup-do

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn tới sự sụp đổ này như sau:

  • Người cầm đầu ôm tiền bỏ trốn: Khi nhận thấy số lượng người tham gia mới không đủ để duy trì mô hình, nhóm người cầm đầu sẽ ôm tất cả số tiền đầu tư và bỏ chạy. Vì hoạt động nhiều cấp nên những người mới vào bị mất tiền rất khó khăn trong việc xác định và truy tìm kẻ đã bỏ trốn.
  • Nhiều nhà đầu tư yêu cầu rút tiền: Việc này gần giống như “bank run” vậy, nhiều người rút tiền sẽ gây khó khăn cho thanh khoản, không đủ tiền trả lợi nhuận và dẫn tới sụp đổ.
  • Tác động bên ngoài khác: Do nền kinh tế suy thoái, thị trường không ổn định… nhiều nhà đầu tư yêu cầu rút vốn sớm, dẫn tới rối loạn thanh khoản, mô hình sụp đổ do không trả đủ tiền cho người tham gia.

Mô hình đa cấp kim tự tháp tương tự Ponzi

Mô hình đa cấp kim tự tháp là một biến thể của mô hình Ponzi, cũng hoạt động theo cấp bậc, người tham gia sau “trả lợi nhuận” cho người tham gia trước. Tuy nhiên có một số thay đổi sau:

  • Ở mô hình Ponzi, người chủ mưu là trung tâm, tương tác với tất cả thành viên. Ở mô hình kim tự tháp gồm nhiều nhánh nhỏ, người cùng nhánh có thể liên hệ trực tiếp với nhau, người khác nhánh có thể không biết nhau.
  • Số lượng người tham gia mô hình Ponzi ít hơn, thường là những người có điều kiện tài chính khá giả. Mô hình kim tự tháp cần số lượng người tham gia lớn hơn, tăng theo cấp số nhân để chi trả cho người tham gia trước.

Mo-hinh-da-cap-kim-tu-thap-tuong-tu-Ponzi

Những  vụ lừa đảo liên quan đến mô hình Ponzi

Tại Việt Nam, những vụ lừa đảo Ponzi chỉ mới xuất hiện sau năm 2000, phát triển mạnh mẽ trong khoảng 2010 – 2020 và bị “tẩy chay” vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, trên thế giới đã xuất hiện nhiều vụ lừa đảo quỹ mô lớn từ cuối những năm 1800.

William Miller

William Miller là một thủ thư ở Brooklyn (New York, Mỹ) đã thành lập một Công ty đầu tư với tên gọi Franklin Syndicate vào năm 1899. Ông ta kêu gọi đầu tư với hứa hẹn lãi suất lên tới 10%/tuần, nghĩa là tới 520%/năm. Vì vậy mà William Miller còn được gọi với biệt danh “520%”.

Mức lãi suất khủng cùng khả năng thuyết phục khéo léo, William Miller đã thu hút nhiều người tham gia đầu tư vào công ty của ông ta khi tuyến bố ông ta có bí quyết để nắm bắt được bí quyết kinh doanh của các công ty thành công. Tổng số tiền ông ta lừa đảo được lên tới  1 triệu USD. Cuối cùng, vụ việc vỡ lở, William Miller bị kết án 10 năm tù nhưng chỉ phải ngồi tù 5 năm.

Lou Pearlman

Lou Pearlman là người tạo ra 2 nhóm nhạc Backstreet Boys và NSYNC vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới vào cuối thập niên 90. Ông ta thành lập một công ty ma có tên là Dịch vụ Du lịch xuyên lục địa, sau đó làm giả tờ khai thuế, các số liệu kinh doanh, vé VIP buổi biểu diễn 2 nhóm nhạc để lừa bán cổ phiếu của công ty này.

Lou-Pearlman

Mánh khóe của ông ta tinh vi đến mức tạo ra cả một chi nhánh ngân hàng giả ở Đức để qua mặt nhà đầu tư. Hơn 1000 nhà đầu tư cá nhân, thậm chí có cả ngân hàng lớn như Bank of America hay Washington Mutual đã mắc bẫy với lời hứa trả lãi suất cao. Số tiền của nhà đầu tư sau được lấy để trả lãi cho nhà đầu tư trước. Vụ lừa đảo này kéo dài tới 20 năm, mang về cho Lou Pearlman tới 300 triệu USD.

Các công tố viên đã gặp nhiều khó khăn và mất tới 3 năm từ 2003 đến 2006 để thu thập bằng chứng kết tội Lou Pearlman. Cuối cùng, Lou Pearlman bị bắt năm 2007 và kết án 25 năm tù.

Bernard Madoff

Sau Ngày thứ hai đen tối năm 1987, Bernard Madoff – từng là Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) đã kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư của mình. Ông ta hứa hẹn mức lợi nhuận hàng năm trung bình 10,5% và có thể rút tiền bất kỳ lúc nào.

Bernard-Madoff

Với uy tín và vai vế tại Wall Street cùng mức lãi suất không cao đáng ngờ, ông ta dễ dàng lôi kéo được nhiều nhà đầu tư tham gia. Đáng chú ý, trong số người tham gia không chỉ có cá nhân mà còn bao gồm các tổ chức từ thiện, trường đại học và ngân hàng lớn như HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Ngân hàng Nomura.

Phi vụ này kéo dài được tới hơn 20 năm. Đến năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ diễn ra, nhiều nhà đầu tư yêu cầu rút tiền ồ ạt, trò lừa bịp của Bernard Madoff mới bị phát hiện. Thời điểm đó, số tiền lừa đảo đã lên tới 65 tỷ USD. Bernard Madoff bị bắt và kết án 150 năm tù.

Tom Petters

Tom Petters từng là CEO và Chủ tịch Tập đoàn Petters Group Worldwide cùng đồng bọn đã lôi kéo nhiều nhà đầu tư góp tiền mua thiết bị điện máy và bán lại cho các hãng bán lẻ. Tuy nhiên, số tiền này không được dùng để mua máy móc mà được ông ta sử dụng để kinh doanh công ty riêng, chi tiêu cá nhân và trả lãi cho những nhà đầu tư khác.

Đến năm 2008, Deanna Coleman là Phó chủ tịch công ty, đồng thời là người cấu kết với Tom để lừa đảo suốt 10 năm bị điều tra. Vị việc kết thúc năm 2010, Tom bị kết án 50 năm tù với hành vi lừa đảo và rửa tiền với thiệt hại lên tới 3,65 tỷ USD.

Norman Hsu

Norman Hsu là cựu nhân viên huy động vốn cho đảng Dân chủ (Mỹ) đã thuyết phục mọi người đầu tư vào Công ty Next Components do ông ta thành lập. Ông ta hứa rằng, nhà đầu tư sẽ nhận được lãi suất 14-24% cứ mỗi 70-130 ngày. Với số tiền lớn nhận được, Norman Hsu sử dụng để trả lương nhân viên, đóng góp và chiến dịch chính trị, trả lãi cho nhà đầu tư và chi tiêu xa xỉ.

Norman-Hsu

Năm 2009, vụ việc bị phát hiện, ông ta lĩnh án 24 năm tù. Các chính trị gia của Mỹ gồm Al Franken, Eliot Spitzer, Hillary Clinton, Andrew Cuomo, Barack Obama đã nhận tiền của Norman Hsu đều quyên toàn bộ số tiền đã nhận làm từ thiện.

Trên đây là những thông tin về mô hình Ponzi, trong đó bao gồm khái niệm, cách hoạt động, đặc điểm và dấu hiệu nhận biết hoạt động của mô hình này. Qua bài viết này, VNSC hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn nhận biết và tránh tham gia vào mô hình lừa đảo Ponzi.

Cùng chủ đề

Vốn FDI là gì? Tác động của nguồn vốn FDI tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Vốn FDI (Foreign Direct Investment) là động lực thúc đẩy kinh tế, tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực, bao gồm thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy FDI …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-01-2025 2:52:48
Vốn ODA là gì? Một số lợi ích và thách thức khi sử dụng vốn ODA

Vốn ODA (Official Development Assistance) là một trong những nguồn tài trợ quan trọng dành cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 08-01-2025 3:25:35
ROCE là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROCE trong đầu tư

Chỉ số ROCE (Return on Capital Employed) là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. Hiểu rõ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 07-01-2025 9:37:02

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K