Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Cách định giá cổ phiếu chính xác theo phương pháp Graham

View count icon 2034
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Phương pháp Graham từng được nhắc tới trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” (The Intelligent Investor) của Benjamin Graham đã mang đến một công thức định giá cổ phiếu hiệu quả cho nhiều người. Vậy phương pháp này có nội dung thế nào? Cùng chứng khoán Vina tìm hiểu về phương pháp Graham, các công thức định giá cũng như cách sử dụng chúng vào chiến lược đầu tư trong nội dung sau đây.

Định giá cổ phiếu là gì?

Trước khi tìm hiểu về định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham, bạn cần hiểu về định giá cổ phiếu là gì. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về định giá cổ phiếu.

Nhiều người chứng minh rằng định giá cổ phiếu là một nghệ thuật, bởi vì:

  • Khi định giá 1 cổ phiếu, bạn phải đưa những con số, dữ kiện vào mô hình, kết hợp thông tin về doanh nghiệp trong quá khứ lẫn kế hoạch tương lai. Từ đó vẽ lên một bức tranh của riêng bạn về doanh nghiệp đó. 
  • Người ta coi nét vẽ trong bức tranh là những giả định, ý niệm chủ quan của mỗi cá nhân về cổ phiếu hay doanh nghiệp. Sau cùng bạn đưa toàn bộ số liệu, giả định vào bức tranh tổng thể và đưa ra kết luận về giá trị doanh nghiệp.

Từ đó, có thể hiểu rằng, định giá cổ phiếu sẽ là tổng của những giả định trong tương lai và những con số từ quá khứ đến hiện tại.

dinh-gia-co-phieu-theo-cong-thuc-graham

Nhiều người thường cho rằng giá trị của doanh nghiệp là một con số cụ thể. Tuy nhiên, suy nghĩ đó không hoàn toàn chính xác, vì giá trị doanh nghiệp phải là một dải số khoảng từ x đến y, a đến b,…

Giá trị này sẽ thay đổi theo từng kịch bản, giả định trong tương lai bạn đưa ra. Đây là khoảng giá trị hợp lý vì không một ai có thể biết chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào, có đi theo kịch bản được đưa ra hay không. 

Các kịch bản dự đoán có thể gồm kịch bản tích cực, tiêu cực hay kịch bản kỳ vọng của bạn. Việc xác định một khoảng giá trị phù hợp sẽ giúp bạn ra quyết định đầu tư tốt nhất, đạt lợi nhuận cùng mức rủi ro trong khoảng cho phép.

Phương pháp Graham là gì?

Cha đẻ của phương pháp Graham là ai?

Phương pháp Graham là một cách định giá cổ phiếu cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, nó được tạo ra bởi huyền thoại đầu tư Benjamin Graham từ thế kỷ 20.

Benjamin Graham nắm giữ chức giáo sư giảng dạy tại học viện tài chính New York và đại học California. Bản thân tỷ phú Warren Buffett cũng vừa là học trò, vừa là cộng sự của ông.

Benjamin-Graham

Benjamin Graham nổi tiếng không chỉ bởi khả năng đầu tư tài giỏi với mức lãi hằng năm lên đến 20%, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách với nội dung bổ ích cho người muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán như Phân tích chứng khoán Nhà đầu tư thông minh. Các giá trị mà ông truyền tải đến bạn đọc chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình đầu tư của mọi người.

Phương pháp Graham hiểu thế nào?

Phương pháp định giá cổ phiếu của Graham giúp đo lường giá trị cơ bản của cổ phiếu bằng cách tính toán thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị số sách trên mỗi cổ phiếu – BVPS của một doanh nghiệp. Kết quả của công thức tính cho biết giới hạn của phạm vi giá mà nhà đầu tư phải trả cho một cổ phiếu.

Theo lý thuyết, mức giá cổ phiếu nếu dưới con số Graham đều được coi là định giá thấp, là cơ hội để đầu tư kiếm lời. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu đang cao hơn con số tính được, cho thấy cổ phiếu đang được đánh giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó. 

03 Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham

Từ phương pháp Graham, nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu theo 3 cách dưới đây. Tùy theo nhu cầu mà mọi người có thể lựa chọn sử dụng công thức phù hợp nhất:

Công thức số 1

Đây là công thức được Benjamin Graham phát triển và công bố lần đầu tiên trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán – Stock Analysis”:

V = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • V: Giá trị của cổ phiếu
  • EPS: Thu nhập trên 1 cổ phiếu sau thuế tính lũy kế 12 tháng gần nhất
  • 8.5: Tỷ lệ P/E ước tính của 1 cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập là 0%
  • g: Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân dự tính trong 7 – 10 năm tới

Công thức số 2

Năm 1962, Benjamin Graham công bố công thức thứ 2 như sau:

V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4 / y

Biến số y chính là mức lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 20 năm tính ở thời điểm hiện tại. Còn con số 4.4 chính là mức tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu mà trong năm đó lãi suất này tại Mỹ đạt 4.4% (đạt mức lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA kỳ hạn 20 năm). Cụm 4.4/y cũng chính là tỷ suất thu hồi vốn (Required Rate of Return) mà khi phân tích báo cáo bạn thường gặp phải.

Có thể thấy rằng công thức số 2 được công bố và chịu tác động từ tình hình thực tế của thị trường Mỹ, nên khi áp dụng vào Việt Nam các chuyên gia khuyên rằng bạn phải cẩn trọng trước biến số y.

eps-trong-cong-thuc-graham

Để phù hợp với thị trường, Việt Nam, bạn có thể sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm + 0.5%. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số tương đối, vì lãi suất tại Việt Nam đang càng ngày càng tăng. 

Công thức số 3

V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½)

Trong đó BVPS (P/B) chính là giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu được ghi nhận. Giá trị này là một dải rộng chứ không phải con số chính xác tuyệt đối nên khi tính ra, người ta thường kết luận giá trị cổ phiếu nằm trong khoảng này đến khoảng kia và đó chính là dãy số Graham.

Hãy cùng tham khảo ví dụ cho cả 3 công thức trên để hiểu rõ cách tính của chúng:

Cổ phiếu X năm 2022 có:

  • EPS là 5.137 VNĐ 
  • Giả định: g = 19%/ năm (mức tăng trưởng kéo dài từ 5 – 10 năm)
  • y = 3.53% (cũng chính là lãi suất trái phiếu doanh nghiệp)
  • BVPS (P/B) = 31.246 VNĐ/ cổ phiếu.

Suy ra:

  • Công thức 1: V = 5.137 x (7 + 1.5 x 19) = 182.363 VNĐ
  • Công thức 2: V = 5.137 x (7 + 1.5 x 19) x 4.4/3.53 = 227.309VNĐ
  • Công thức 3: V = (22.5 x 5.137 x 31.246) ^ (½) = 60.096 VNĐ

Kết luận giá trị thực của cổ phiếu X nằm trong khoảng từ 60.096 VNĐ đến 227.309 VNĐ. Nhà đầu tư nên mua cổ phiếu khi giá ở dưới mức 60.096 VNĐ hoặc mua trong khoảng này và tránh mua khi giá trên 227.309 VNĐ.

Cách sử dụng công thức của Benjamin Graham để định giá cổ phiếu hiệu quả

Để sử dụng hiệu quả phương pháp Graham trong việc định giá cổ phiếu, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng Normalized EPS. Đây là chỉ số EPS đã được điều chỉnh đối với những khoản thu nhập bất thường hay tiến hành điều chỉnh giảm để phù hợp với diễn biến EPS của cổ phiếu tính trong 5 – 10 năm trước đây.

Có rất nhiều yếu tố làm thay đổi chỉ số EPS nên nhà đầu tư không nên hoàn toàn tin cậy vào nó. Đặc biệt khi Ban lãnh đạo doanh nghiệp “phù phép” lợi nhuận kéo theo chỉ số EPS tăng/giảm theo ý của họ nhằm đạt được mục đích riêng. Do đó, việc điều chỉnh EPS khi áp dụng vào công thức Graham giúp bạn tránh khỏi “cạm bẫy” này hiệu quả.

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư không quá chắc chắn về số liệu EPS trong báo cáo, sau khi tiến hành điều chỉnh các khoản thu nhập bất thường, bạn nên điều chỉnh giảm thêm từ 10 – 15% để tăng độ thận trọng trong định giá. Mức này còn phụ thuộc vào tâm lý và ý muốn của bạn, miễn sao thay đổi ở mức độ đem lại sự yên tâm cao nhất.

luu-y-khi-ap-dung-cong-thuc-graham

Mặc dù là một phương pháp đã được chứng minh hiệu quả bởi Benjamin Graham nhưng trước những thay đổi bất ổn của thị trường, thì các biến số trong công thức ông đưa ra hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo từng khu vực và thời điểm khác nhau. Bản thân mỗi nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng và có những đánh giá thị trường cụ thể để áp dụng phương pháp Graham sao cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp Graham tại thị trường Việt Nam

Phương pháp định giá cổ phiếu của Graham được ra đời từ thế kỷ 20 nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, đây là phương pháp được phát triển dựa trên những biến động của thị trường Mỹ. Vì thế, để việc áp dụng tại thị trường Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất, nhà đầu tư cần linh hoạt và có sự điều chỉnh phù hợp:

  • Điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng: Đây được coi là điểm hạn chế của phương pháp này khi tỷ lệ tăng trưởng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá trị doanh nghiệp. Do đó, đối với tỷ lệ tăng trưởng, bạn nên đánh giá tỷ lệ hiện tại với tỷ lệ tăng trưởng EPS trong quá khứ (sau khi tiến hành điều chỉnh các khoản thu nhập bất thường cũng như tỷ lệ pha loãng cổ phiếu hằng năm)

Lưu ý: Một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam thường là 7 năm, nếu EPS của cổ phiếu đạt tốc độ tăng trưởng từ 20-25%/ năm trong vòng 3 – 5 năm gần nhất, suy ra tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 8-10%/ năm trong 5 năm tiếp theo sẽ hợp lý hơn.

  • Lưu ý về lãi suất phi rủi ro: Trong công thức của Ben Graham sử dụng lãi suất phi rủi ro hiện tại y (%), chưa kể rằng giá trị của cổ phiếu sẽ tỷ lệ nghịch với lãi suất. Nếu áp dụng cách này để xác định giá trị cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chưa thật sự phù hợp.

Lời khuyên của chuyên gia là bạn nên sử dụng lãi suất phi rủi ro kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm, ví dụ như lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ vọng trong 1-2 năm tới.

Ví dụ nếu bạn muốn xác định giá trị của Y tại thị trường Việt Nam:

Khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm hiện tại là 5% và nhà đầu tư đánh giá mức lãi suất này đang ở đáy dài hạn. Nhìn trong dài hạn mức lãi suất này có thể tăng thêm từ 1 – 2% trong 1 năm tới.

Vậy tính theo công thức của Ben Graham thì Y = 5% + 0.5% + 1% = 6.5%

Trong đó 5% là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, 0.5% là điều chỉnh cho trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm và 1% là điều chỉnh cho kỳ vọng tăng của lãi suất.

ap-dung-phuong-phap-graham-tai-viet-nam

Như vậy, để phù hợp với thị trường Việt Nam, công thức của Graham cần điều chỉnh thành: 

Công thức 1: V = EPS x (7 + 1.5g)

Công thức 2: V = (EPS x (7 + 1.5g) x 4.4)/y

Công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham chính đã được nhiều nhà đầu tư áp dụng và đạt được thành công. Nghiên cứu và định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư, đạt được mức lợi nhuận tối ưu. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp của Graham và vận dụng thành công trong quá trình đầu tư của mình.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K