Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Ông Trịnh Văn Quyết bệnh nặng nguy cơ tử vong cao, phải thở oxy

Lần thứ hai tòa án mở phiên phúc thẩm nhưng ông Trịnh Văn Quyết vắng mặt không đến tòa vì đang bệnh nặng phải điều trị nội trú trong bệnh viện, có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc hoãn phiên tòa.

1742871207 f56ea4ca5cd9f987a0c819 0 7295 8038 8022 width680height526

Ngày 25/3/2025, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội bắt đầu phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo.

Ông Trịnh Văn Quyết có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ bản án sơ thẩm 21 năm tù và xem xét giảm số tiền bồi thường dân sự.

Tuy nhiên, khi hội đồng xét xử bắt đầu làm việc, Thư ký phiên tòa thông báo ông Quyết vắng mặt, đồng thời bệnh viện 198 xác nhận ông mắc nhiều bệnh nghiêm trọng như lao ác tính, viêm dạ dày, suy thận cấp. Ông phải thở máy, thở oxy và được đánh giá có nguy cơ tử vong cao.

Đây là lần thứ hai ông Quyết không thể có mặt tại phiên phúc thẩm vì lý do sức khỏe. 

Trước đó, khi phiên tòa phúc thẩm lần 1 được mở hồi tháng 12-2024, ông Trịnh Văn Quyết cũng có đơn xin tạm hoãn phiên tòa vì đang điều trị bệnh lao ác tính, viêm dạ dày, suy thận cấp và luật sư của ông “chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án”.

Bệnh viện cũng có giấy xác nhận chẩn đoán ông Quyết bị hen phế quản, ho lao, dị ứng thuốc ho ra máu. Bệnh viện cho rằng ông Quyết cần được điều trị tích cực và không thể ra tòa.

Trong đơn, cựu chủ tịch FLC trình bày "sức khỏe đang không được tốt để có thể tới tham dự phiên tòa phúc thẩm".

Ông cho biết trong quá trình điều trị bệnh lao ác tính, do dị ứng thuốc nên bị ho ra máu, viêm gan, viêm dạ dày, suy thận cấp và đang phải điều trị tích cực.

Toàn bộ hồ sơ bệnh án của ông Trịnh Văn Quyết đã được gửi kèm với đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm.

Ngoài ông Quyết, nhiều bị cáo, luật sư và người có quyền lợi liên quan cũng có đơn xin xét xử vắng mặt.

Gia đình nộp gần 1.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả

Trước phiên phúc thẩm, gia đình ông Quyết đã nộp tổng cộng hơn 970 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Trong đó:

– Ông Quyết và vợ đã nộp hơn 600 tỉ đồng.

– Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga nộp 86 tỉ đồng, Trịnh Thị Minh Huế nộp hơn 254 tỉ đồng.

– Ngoài ra, ông Quyết cũng đã nộp thêm 27 tỉ đồng.

Theo luật sư, toàn bộ thiệt hại của 133 bị hại trong vụ án đã được khắc phục hoàn toàn.

Vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "thao túng thị trường chứng khoán" của FLC

Hồi tháng 8/2024, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và các đơn vị liên quan.

Cấp sơ thẩm cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã thao túng 4 mã cổ phiếu họ FLC, thu lợi bất chính hơn 684 tỉ đồng. Do giao dịch số lượng lớn, kéo dài nhiều năm nên tòa án dành quyền khởi kiện cho những nhà đầu tư có thiệt hại. Tuy vậy, cần buộc các bị cáo nộp tiền bất chính vào ngân sách.

Ở hành vi lừa đảo, ông Quyết nâng khống vốn góp của Công ty Faros rồi lợi dụng sàn HOSE để đăng ký, bán cổ phiếu ROS cho hơn 25.000 nhà đầu tư, thu lời bất chính 3.600 tỉ đồng.

Nhóm này được coi là bị hại bởi tội phạm đã hoàn thành khi Trịnh Văn Quyết mua bán xong. Quan điểm của các luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch FLC thể hiện chỉ 133 nhà đầu tư đã đến trình báo mới là bị hại không được tòa sơ thẩm chấp nhận.

Cũng theo bản án, ROS bị hủy giao dịch trên sàn năm 2022 và hiện có hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu này thông qua mua bán thứ cấp. Tòa án cho rằng, dù họ không mua trực tiếp mua nhưng cần coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để đảm bảo quyền lợi.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX thấy Công ty Faros vẫn hoạt động, cổ phiếu ROS dù bị cấm giao dịch trên sàn nhưng vẫn có giá trị. Thiệt hại của các nhà đầu tư là ở phần Trịnh Văn Quyết nâng khống, hơn 54%. Nếu mỗi cổ phiếu giá 10.000 đồng, Trịnh Văn Quyết cần bồi thường hơn 5.400 đồng. Tổng cộng, bị cáo Quyết bồi thường cho các nhà đầu tư 1.364 tỉ đồng.

Về hình sự, tòa sơ thẩm ghi nhận các bị cáo đều thành khẩn khai báo hoặc hợp tác điều tra. Đặc biệt, trong vụ án, ngoài 3 anh em ruột Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, còn nhiều bị cáo có quan hệ anh em ruột, cha con, vợ chồng. Có đến 11 người trong cùng một dòng họ bị xử lý trong vụ án này nên HĐXX sẽ ghi nhận khi lượng hình.

Cấp sơ thẩm quyết định tuyên phạt Trịnh Văn Quyết án 18 năm tù về tội lừa đảo, 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng hợp hình phạt 21 năm tù. Em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên tổng 14 năm tù, Trịnh Thị Thúy Nga 8 năm tù cùng về 2 tội danh này.

Thu Phương-Link gốc

Cùng chủ đề

Khởi công dự án thành phần 1 cao tốc tỷ USD do liên danh Vingroup – Techcombank thực hiện
Khởi công dự án thành phần 1 cao tốc tỷ USD do liên danh Vingroup – Techcombank thực hiện

Tin tức về dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ có tác động tích cực đến nhiều ngành liên quan. Dự án này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông kết nối giữa các địa phương mà còn tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp xây dựng, ngân hàng, và các công ty tư vấn, nhà thầu. Việc nâng cao hạ tầng giao thông cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch trong khu vực.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 12:35:19
Con trai tỷ phú Hồ Hùng Anh đã bắt tay cùng 1 “lão làng” lập công ty triển khai dự án mạng blockchain Việt Nam, ra mắt ngay đầu tháng 5
Con trai tỷ phú Hồ Hùng Anh đã bắt tay cùng 1 “lão làng” lập công ty triển khai dự án mạng blockchain Việt Nam, ra mắt ngay đầu tháng 5

Theo kế hoạch, mạng blockchain Layer 1 “Make in Vietnam” được đầu tư từ 200 - 500 triệu USD với tiêu chí tốc độ cao, khả năng mở rộng vượt trội, bảo mật tối ưu cùng cơ chế đồng thuận.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 11:15:17
Lãi kỷ lục 14.000 tỷ, thu nhập của hơn 10.000 nhân viên của 1 công ty nhà nước vượt 30 triệu đồng/tháng, ngang ngửa Viettel, VPBank
Lãi kỷ lục 14.000 tỷ, thu nhập của hơn 10.000 nhân viên của 1 công ty nhà nước vượt 30 triệu đồng/tháng, ngang ngửa Viettel, VPBank

Tin tức về sự tăng trưởng đáng kể của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong năm 2024 đã tạo ra một tác động tích cực đến ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung. Sự gia tăng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận của ACV dự báo cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành này trong tương lai. Kế hoạch đầu tư của ACV cũng góp phần vào việc nâng cao hạ tầng và cải thiện dịch vụ trong ngành vận tải hàng không.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 11:15:12

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K