Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc không thể thiếu khi đầu tư chứng khoán. Dù vậy, khi mới tiếp xúc với báo cáo tài chính, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khiến người mới khó hiểu, khó phân tích đánh giá chính xác. OCF là một trong thuật ngữ như vậy. Bản chất của OCF là gì? OCF đóng vai trò như thế nào trong đánh giá doanh nghiệp? Hãy cùng VNSC tìm hiểu về OCF trong phân tích kỹ thuật chứng khoán.
OCF là gì?
OCF viết tắt của Operating Cash Flow hay dòng tiền thuần là dòng tiền được lưu chuyển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, OCF là toàn bộ dòng tiền thu – chi phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất.
OCF sẽ phản ánh sự chênh lệch của dòng tiền thu vào và dòng chi ra của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Dòng tiền thuần sẽ được phân thành 2 danh mục:
Dòng tiền thuần thu vào bao gồm:
- Doanh thu từ tiền bán hàng, hoa hồng, cung cấp dịch vụ hay các khoản phí phụ thu khác, phí bản quyền, doanh thu từ bán chứng khoán, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư…
- Dòng tiền thu vào từ các khoản thu khác, tiền hoàn thuế, thu hồi tạm ứng, khoản thu từ ký quỹ, bồi thường…
Dòng tiền thuần chi ra vào bao gồm:
- Tiền trả cho vật liệu, nguyên liệu sản xuất, tiền mua chứng khoán, phí sử dụng hàng hóa dịch vụ…
- Tiền lương cho công nhân, người lao động, quản lý.
- Tiền trả lãi các khoản vay tài chính từ các tổ chức, vay ngân hàng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế liên quan.
- Phí bảo hiểm, phí bồi thường do vi phạm hợp đồng, tạm ứng, ký quỹ, các khoản chi ra không thuộc khoản đầu tư nào.
- Chi phí giải trí, quà tặng, event – sự kiện thường niên.
Ý nghĩa của OCF là gì?
OCF đóng một vai trò quan trọng với các doanh nghiệp và hoạt động đầu tư. Chỉ số OCF phản ánh khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng xử lý các khoản nợ, khoản lãi hay khả năng tái đầu tư trong tương lai.
Dựa trên chỉ số OCF, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ vào các kỳ báo cáo tài chính tiếp theo.
Vai trò của OCF trong đánh giá chứng khoán doanh nghiệp
OCF cũng được sử dụng khá nhiều trong đầu tư chứng khoán để đánh giá doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của OCF trong đánh giá doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Đại lượng OCF phản ánh khoản chênh lệch tài chính giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, từ đó cho thấy khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động, phát triển trong tương lai.
- Nếu, giá trị OCF>0 cho thấy doanh nghiệp có đủ tiền và tiềm lực tài chính để đáp ứng hoạt động kinh doanh, phát triển đầu tư. Do vậy, cơ hội đầu tư sinh lời vào mã chứng khoán là có thể và thu lợi nhuận đều đặn từ cổ tức.
- Nếu giá trị OCF<0 cho thấy doanh nghiệp đang không phát triển, hoạt động kinh doanh không sinh lời, dòng tiền thu ít, không đáp ứng được hoạt động kinh doanh và tái đầu tư. Do vậy, giá cổ phiếu có thể suy giảm, không phải là một lựa chọn đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, OCF âm chưa chắc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố, giai đoạn có phải công ty đang tập trung đầu tư vào dự án mới hay không,…
Công thức tính OCF như thế nào?
Xác định OCF rất quan trọng, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức tính OCF được thực hiện theo 2 phương thức sau:
Phương pháp tính OCF trực tiếp
OCF = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh
Đây là phương pháp khá dễ tính và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, cách tính OCF này cũng có hạn chế là không thể hiện rõ nguồn tiền mặt cụ thể của doanh nghiệp..
Nguyên tắc trong mô tả dòng tiền: Dòng tiền vào mang giá trị dương còn dòng tiền ra mang giá trị âm. Lưu ý, khi tính OCF, nhà đầu tư cần nhớ tất cả các mục được trình bày trong báo cáo kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có báo cáo lại và bỏ phần âm ở trong ngoặc.
Phương pháp tính OCF gián tiếp
Cách tính OCF gián tiếp có ưu điểm sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được rõ ràng và đa chiều hơn về thông tin, tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, cách tính này hạn chế ở mặt mất nhiều thời gian và khá phức tạp.
Công thức tính OCF trực tiếp sẽ như sau:
OCF = Lợi nhuận trước khi trừ thuế và lãi + khấu hao – Thuế
Cách trình bày OCF trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
Cách trình bày OCF trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, giúp người đọc phân tích hiểu các giá trị dòng tiền. Hiện nay, có 2 cách trình bày OCF trong báo cáo doanh nghiệp, được quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và TT số 202/2014/TT-BTC như sau:
- Báo cáo tài chính đơn lẻ trình bày theo phương pháp trực tiếp: Lưu chuyển dòng tiền trong hoạt động kinh doanh sẽ được xác lập trên cơ sở hiệu số các khoản thu và chi được xác định bằng tài khoản vốn bằng tiền và tài khoản đối ứng được theo dõi trên số kế toán chi tiết.
- Báo cáo tài chính đơn lẻ trình bày theo phương pháp gián tiếp: Lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, sẽ được xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước, loại bỏ các khoản không phát sinh bằng tiền, thay đổi của vốn lưu động trong kỳ, thay đổi về tiền của hoạt động đầu tư.
Có thể thấy, OCF sẽ được trình bày trực tiếp trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuộc báo cáo tài chính, thể hiện luồng tiền ra vào từ hoạt động kinh doanh, đầu tư. OCF đóng vai trò quan trọng với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán để đánh giá mã cổ phiếu có nên đầu tư hay không. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ OCF là gì và cách ứng dụng chỉ số này trong đầu tư chứng khoán hiệu quả, dễ dàng nhất.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/