Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Những yếu tố chính tác động lên mặt bằng lãi suất năm 2024

View count icon 432
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Năm 2024, các tổ chức tín dụng đưa ra dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ có thể giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 0,3-0,4% trong quý I năm nay và tổng giảm 0.2% cho cả năm.

Trong năm 2023, tăng trưởng tín dụng và kinh tế thấp, dẫn đến các ngân hàng dư thừa tính thanh khoản, gia tăng áp lực trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô quan trọng như: Lạm phát, tỷ giá ổn định tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay.

nhung yeu to tac dong den lai suat ngan hang

Chiến lược lãi suất của nhóm ngành ngân hàng

Những diễn biến chính trên thị trường kinh tế, tiền tệ trong năm 2023 có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tháng 3-4: Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành, kể từ ngày 15/3/2023. Sau đó, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động cũng giảm mạnh.
  • Giai đoạn tháng 4-6: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần 2, hiệu lực từ ngày 3/4/2023. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đảo chiều và tăng trở lại.
  • Giai đoạn tháng 9-12: Ngân hàng Nhà nước kích hoạt kênh tín phiếu nhằm hút bớt tiền ra khỏi hệ thống. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng mạnh so với thời điểm đầu tháng 9. Vào cuối tháng 12, lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ và biến động hẹp.

Kể từ tháng 10/2023, lãi suất huy động toàn hệ thống giảm sâu liên tục. Theo cập nhật mới nhất, tại thời điểm cuối tháng 12/2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng chỉ còn 5,28%/ năm. Đây được xem là mức lãi suất thấp kỷ lục trong 10 năm trở lại đây.

Trong đó, mức lãi suất đã có sự phân hóa giữa các ngân hàng khác nhau. Cụ thể, lãi suất huy động ngắn hạn trong vòng 1 tháng, nhóm ngân hàng tư nhân như: MSB, MBB, TCB, SHB, OCB, HDB… giảm mạnh nhất. Bởi đây là nhóm ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn các nhóm ngân hàng khác.

Một khi đã đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng được giao thì hoạt động huy động vốn của nhóm ngân hàng này cũng giảm mạnh. Nhóm ngân hàng chuyên cho vay phục vụ bán lẻ như: STB, VIB, VPB, ACB… có mức tăng trưởng tín dụng thấp nên lãi suất huy động ngắn hạn không biến động nhiều trong cả năm.

Nhóm các ngân hàng tư nhân còn lại: SCB, ABB, BAB, BVB, PGB, EIB có mức thay đổi lãi suất huy động ngắn hạn chênh lệch với nhau khá lớn. Cụ thể, PGB có mức giảm 2,9%/năm, BVB giảm lãi suất chỉ 1,65%/ năm.

chien luoc lai suat cac ngan hang

Với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, nhóm các ngân hàng tư nhân cho doanh nghiệp vay lại điều chỉnh lai khá đồng đều, ngoại trừ ngân hàng Techcombank và SHB. Hiện, Techcombank có mức giảm lãi suất kỳ hạn 1 năm nhiều nhất, cho thấy nhu cầu vốn của ngân hàng này vẫn thấp.

Ở nhóm ngân hàng tư nhân vay bán lẻ, biến động lãi suất giữa các ngân hàng rất lớn. Trong đó, mức giảm lãi suất lớn nhất thuộc các ngân hàng ACB và TPB. Nhóm ngân hàng vốn nhà nước giảm lãi suất kỳ hạn 12 tăng ít nhất, thể hiện nhu cầu vốn kỳ hạn dài rất cao. Giữa các ngân hàng có sự đồng đều về mức điều chỉnh giảm lãi suất. Các ngân hàng tư nhân còn lại giảm mạnh lãi suất huy động dài hạn, có thể thế các đơn vị này không có chiến lược huy động vốn dài hạn.

Chi phí vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần sụt giảm là cơ sở để môi trường lãi suất điều chỉnh tương ứng, hỗ trợ phục hồi kinh tế và thúc đẩy tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đến cuối năm 2023, lãi suất bình quân cho vay đạt 6,7%/năm.

Dự đoán mặt bằng lãi suất cả năm giảm 0.2%

Ông Đào Minh Tú – phó tổng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhận định: Kinh tế thế giới đang giảm tốc, các điều kiện tài chính vẫn thắt chặt ít nhất đến hết nửa đầu năm 2024, điều này sẽ gây sức ép cho công tác điều hành chính sách tiền tệ trong nước.

“Năm 2023 có nhiều bài học kinh nghiệm sau sắc để tín dụng ngân hàng phát huy được vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả, phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, nếu chỉ sử dụng các biện pháp điều hành từ Ngân hàng Nhà nước là không đủ, mà cần sự chỉ đạo toàn diện của Chính Phủ, sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng Nhà nước và bộ ngành liên quan.”

du doan mat bang lai suat chung

Để đáp ứng đủ các điều kiện được cấp tín dụng cần có thêm sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, sự cố gắng của chính bản thân người vay vốn, theo Ngân hàng Nhà nước. Tất cả các biện pháp cần hướng đến xử lý các điểm nghẽn trong quy định pháp lý, cơ chế, thủ tục cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, kích thích nhu cầu tín dụng lành mạnh, trong khi vẫn đảm bảo nguồn cung tín dụng đầy đủ với chi phí hợp lý nhất.

Trong các cuộc họp mới đây về chỉ thị triển khai nhiệm vụ ngân hàng, Ngân hàng TW phát đi tín hiệu duy trì chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024 và tạo môi trường hỗ trợ các ngân hàng, các chủ nợ giải quyết các khoản nợ có vấn đề.

Một số yếu tố thuận lợi tác động hỗ trợ lập trường chính sách này của Ngân hàng Nhà nước có thể kể đến như: (1) lạm phát thấp hơn mức trần mục tiêu khoảng 4,5%, giá cả hàng hóa không ảnh hưởng đến lạm phát do chi phí đẩy, (2) chu kỳ thắt chặt kinh tế của Fed đã đạt đỉnh, hoạt động giảm lãi suất đồng USD có thể thu hẹp khoảng cách chênh lệch với lãi suất VND, đồng thời giảm áp lực trượt giá của VND so với đồng USD.

Những diễn biến như thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu hay tăng trưởng kinh tế, lãi suất… Sẽ là những nhân tốc ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm doanh nghiệp. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra các yêu cầu tổ chức tín dụng cải tiến sản phẩm cho vay, tiết giảm chi phí để tạo ra dư địa giảm lãi suất cho vay mới. Những biện pháp trên kỳ vọng sẽ kích cầu tín dụng trong năm 2024.

Nội dung bài viết có tham khảo bài đăng trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 05-2024 phát hành ngày 29-01-2024.

Cùng chủ đề

Sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines liệu đã phục hồi về ngưỡng an toàn?

Với nỗ lực tự thân và những giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước trong thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 26-11-2024 4:18:40
Bản tin chứng khoán ngày 26/11: VN-Index duy trì đà hồi phục

Mặc dù gặp cản nhưng thị trường chung vẫn diễn biến khá ổn định. Ngay từ đầu phiên, dòng bất động sản đã dẫn sóng với diễn biến khá tích …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 26-11-2024 4:13:54
Bản tin chứng khoán ngày 25/11: POW tăng trần, VN-Index tiếp tục đà phục hổi

VN-Index tiếp tục có một phiên hồi phục tích cực. Sắc xanh xuất hiện tại hầu hết các nhóm ngành, tuy nhiên, biên độ tăng giá có phần thiếu đồng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-11-2024 4:01:25

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K