Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Net Margin là gì? Tỷ lệ biên lợi nhuận ròng bao nhiêu là tốt?

View count icon 3820
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Net Margin là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi mức tăng và giảm trong tỷ suất lợi nhuận ròng, một công ty có thể đánh giá liệu các hoạt động hiện tại có hiệu quả hay không. Cùng tìm hiểu kỹ càng tỷ suất tài chính quan trọng này trong bài viết dưới đây nhé. 

Net Margin hay biên lợi nhuận ròng là gì?

Net Margin hay còn được biết đến với các gọi đầy đủ là Net Profit Margin, tiếng việt là biên lợi nhuận ròng. Có thể hiểu, đây là thước đo thể hiện thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Điều này thể hiện mức tỷ lệ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng doanh thu là bao nhiêu.

net-margin-la-gi

Tỷ suất lợi nhuận ròng thông thường được tính theo dạng phần trăm cụ thể hoặc vài trường hợp có thể ở dạng số thập phân. Dựa vào thông tin này, nhà đầu tư sẽ biết được sau khi trừ thuế doanh nghiệp nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu. 

Tỷ lệ Net margin điển hình của một công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề công ty đó hoạt động. Chính vì thế, các công ty thường thể hiện tỷ suất lợi nhuận ròng dưới dạng phần trăm thay vì số tiền cụ thể.

Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận ròng

  • Biên lợi nhuận ròng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó.
  • Cho thấy mức thu nhập ròng nhận được tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu từ bán hàng.
  • Hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá chính xác kết quả kinh doanh, thông qua việc phân tích mức lợi nhuận ròng nhận được. 
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng cao có nghĩa là doanh nghiệp đang kiểm soát hiệu quả chi phí. Hoặc có thể doanh nghiệp đó đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ với mức giá cao hơn đáng kể so với chi phí. Do đó, tỷ lệ Net margin cao có thể là kết quả của: quản lý hiệu quả, chi phí thấp, chiến lược giá chính xác.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang áp dụng cấu trúc chi phí không hiệu quả hoặc chiến lược định giá kém. Do đó, một tỷ lệ Net margin thấp có thể là kết quả của: quản lý kém hiệu quả, chi phí cao, định giá sai lầm. 
  • Các nhà đầu tư cần lấy các con số từ tỷ suất lợi nhuận làm chỉ báo tổng thể về hiệu suất sinh lời của công ty. Đồng thời, cần phân tích kỹ càng hơn về nguyên nhân tăng hoặc giảm tỷ suất sinh lời để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

cach-tinh-net-margin

Cách tính Net Margin chính xác nhất

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) cho thấy kết quả trực quan của mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ tỷ suất này, người điều hành doanh nghiệp và nhà đầu tư biết được nếu gia tăng 1% doanh thu thì mức cổ tức hoặc thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng tương ứng là bao nhiêu %.

Cách tính net margin biên lợi nhuận ròng như sau:

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Số tiền còn lại sau khi đã trừ tất cả chi phí hoạt động và số thuế cần nộp.
  • Doanh thu thuần: Doanh thu nhận được từ hoạt động kinh doanh.

Ví dụ:

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp X năm 2023 có ghi các thông tin:

  • Doanh thu thuần: 150 tỷ VND
  • Chi phí hoạt động: 30 tỷ VND
  • Giá vốn: 15 tỷ VND
  • Thuế: 20 tỷ VND
  • Lợi nhuận sau thuế: 85 tỷ VND

Áp dụng công thức tính Net Profit Margin (NPM) = (85 / 150) x 100% = 56,66% 

Như vậy  biên lợi nhuận ròng chiếm 56,66% nghĩa là công ty kiếm được 56 đồng lãi trên 100 đồng từ doanh thu. 

Để dễ hiểu hơn, cùng tìm hiểu ví dụ trực tiếp trên BCTC năm 2021 của CTCP Tập đoàn Hòa Phát:

net-margin-hoa-phat

Dựa vào báo cáo ta có: 

  • Doanh thu thuần 2021 : 149.679,790 (tỷ đồng)
  • Lợi nhuận sau thuế: 34.520,955 (tỷ đồng)

Như vậy, Net Margin = (34.520,955 : 149.679,790) x 100% = 23.06%

Điều này có nghĩa, trong 100 đồng doanh thu, HPG thu được 23,06 đồng lợi nhuận sau thuế. 

Biên lợi nhuận ròng ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Biên lợi nhuận ròng được tính toán từ hai yếu tố chính là doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng tới Net Margin sẽ là:

Chi phí cho mọi hoạt động 

Theo logic chung thì mức chi phí hoạt động càng cao thì tất nhiên lợi nhuận đạt được càng thấp. Trường hợp doanh nghiệp phải chi khoản cho vận hành lớn thì biên lợi nhuận thấp. Do đó, để tăng thêm Net margin cần tìm cách tối ưu nhất cho phần chi phí hoạt động. 

Giá thành sản xuất đầu vào 

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp là giá nguyên liệu đầu vào. Nếu tối ưu được khoản này thì lãi ròng doanh nghiệp nhận được càng lớn.

Thuế phải nộp 

Mỗi doanh nghiệp đều cần nộp thuế cho nhà nước. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ cần tuân thủ. Mức chi phí này cố định và không thể cắt giảm như các yếu tố trên.

anh-huong-cua-thue

Hạn chế khi ứng dụng Net Margin

Net margin là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có một số hạn chế mà khi sử dụng, nhà đầu tư cần lưu ý:

Chỉ nên so sánh các công ty trong cùng ngành

Sẽ không chính xác và thích hợp nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận ròng của hai công ty khác ngành. Bởi hoạt động của 2 doanh nghiệp này sẽ hoàn toàn khác nhau. Bạn cần sử dụng Net Margin để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành.

Trường hợp doanh nghiệp có nợ cần trả

Trong trường hợp một công ty có đòn bẩy tài chính cao hơn công ty khác, thì công ty có thể sẽ có nhiều nợ vay hơn. Vì thế, mức biên lợi nhuận ròng của công ty sẽ nhỏ hơn do phải gánh thêm khoản chi phí lãi vay cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến biên độ lợi nhuận ròng, làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty.

Chi phí khấu hao tài sản

Các công ty có tài sản nhà máy và thiết bị nhiều hơn sẽ bị ảnh hưởng do các khoản chi phí khấu hao theo thời gian lớn hơn. Chính điều này khiến tỷ suất lợi nhuận ròng bị giảm vì chi phí cao hơn. Điều này có thể gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư khi nhìn vào kết quả, do công ty có thể có dòng tiền cao nhưng lại bị đánh giá thấp vì có net margin thấp hơn. 

Thao túng lợi nhuận

Ban điều hành doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí dài hạn (ví dụ như nghiên cứu và phát triển sản phẩm) để tăng mức lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn. Chính sách này có khả năng gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư khi nhìn vào tỷ suất lợi nhuận ròng tạm thời tăng mà không hẳn là thông số về lâu dài.

Tỷ lệ net margin bao nhiêu là hợp lý?

Chưa có thống kê chính xác là tỷ lệ Net margin bao nhiêu là hợp lý. Bởi từng lĩnh vực khác nhau sẽ có những yếu tố chi phí khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp thuộc ngành ô tô có thể có tỷ suất lợi nhuận biên ở mức cao nhưng doanh thu lại thấp hơn so với một công ty trong ngành thực phẩm. Một công ty trong ngành thực phẩm có thể cho thấy tỷ suất lợi nhuận biên thấp hơn, nhưng doanh thu lại cao hơn.

net-margin-bao-nhieu-la-tot

Net margin cần được sử dụng cùng với các số liệu khác để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác nhất. Mỗi ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận khác nhau, Vì vậy điều quan trọng là cần xem xét đủ các yếu tố có thể khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận ròng của các công ty khác nhau.

Các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận ròng cao thường bao gồm những lĩnh vực trong ngành dịch vụ. Vì các đơn vị này có ít tài sản liên quan đến sản xuất hơn. Tương đồng với đó, các công ty phần mềm hoặc trò chơi có thể tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu khi phát triển một phần mềm/trò chơi cụ thể. Sau đó họ có khoản doanh thu lớn khi bán hàng triệu bản sao cho người dùng với mức chi phí cực kỳ thấp.

Những doanh nghiệp tập trung trong một ngành hoạt động như vận tải, có thể phải đối phó với giá nhiên liệu biến động, chính sách thay đổi, phúc lợi cho nhân viên cũng như bảo dưỡng phương tiện. Do đó, tỷ suất lợi nhuận thường sẽ thấp hơn. 

Ngành ô tô cũng có tỷ suất lợi nhuận ròng thấp do lợi nhuận và doanh số bị hạn chế bởi các yếu tố như:

  • Sự cạnh tranh gay gắt
  • Nhu cầu tiêu dùng không cố định 
  • Chi phí hoạt động cao liên quan đến việc phát triển mạng lưới đại lý và hậu cần.

Khi tính toán tỷ suất lợi nhuận ròng, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường so sánh con số nhận được với các công ty khác nhau, trong cùng một ngành, để từ đó xác định doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhất. 

Cách tăng chỉ số biên lợi nhuận ròng

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận ròng trung bình của các ngành nghề rất khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí (hoặc đồng thời cả hai). 

  • Tăng doanh thu là phương pháp phổ biến nhất bằng cách tăng giá sản phẩm hoặc cố gắng bán được số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến mức giá có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hay không. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy doanh số bán hàng thường liên quan đến việc chi nhiều tiền hơn để mở rộng hệ thống phân phối hay truyền thông, tương đương với chi phí lớn hơn.
  • Cắt giảm chi phí bằng cách chuyển mặt bằng rẻ hơn hay thay đổi nhà cung cấp, giảm số lượng nhân viên không cần thiết. Tuy nhiên, hãy lưu ý, việc cắt giảm quá nhiều chi phí cũng có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Trong đó có tình trạng thiếu công nhân lành nghề, vật liệu giá rẻ kém chất lượng ảnh hưởng đến sản phẩm. Để giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng chất lượng, lựa chọn tốt nhất cho nhiều doanh nghiệp là mở rộng quy mô.

cach-tang-net-margin

Net margin hay biên lợi nhuận ròng tính đến tất cả các chi phí liên quan trong hoạt động bán hàng. Tỷ suất này thường được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó giúp ích cho cả chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu Net Margin là gì, để từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K