Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm?

Bạn có một số tiền nhàn rỗi và đang phân vân không biết nên nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm? Bạn muốn tìm hiểu về những sản phẩm bảo hiểm kết hợp tiết kiệm và đầu tư có mang lại lợi ích thực sự? Bài viết này sẽ giải thích rõ về từng hình thức, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu.

nen-mua-bao-hiem-hay-gui-tiet-kiem-lua-chon-tai-chinh-thong-minh-cho-tuong-lai

Tổng quan về gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm nhân thọ

Trước khi xác định nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm, bạn cần hiểu rõ định nghĩa, ưu điểm và hạn chế của từng hình thức này. Cụ thể như sau:

Gửi tiết kiệm – Giải pháp an toàn với lợi nhuận ổn định

Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức tích lũy phổ biến và quen thuộc với nhiều người Việt Nam nhờ vào tính an toàn, đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được mà không cần có kiến thức về tài chính, đầu tư. Hình thức này có những ưu điểm như sau:

  • An toàn cao: Khoản tiền tiết kiệm của sẽ được bảo đảm bởi ngân hàng thông qua sổ tiết kiệm bằng giấy hoặc số tiết kiệm online. Mỗi khoản tiền tiết kiệm được đóng bảo hiểm tiền gửi, trường hợp rủi ro sẽ được chi trả tối đa 125 triệu đồng. Tuy nhiên, ngân hàng tại Việt Nam được quản lý bởi Nhà nước nên khả năng xảy ra tình trạng mất thanh khoản hay phá sản. Vì vậy, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng có độ an toàn rất cao.
  • Lãi suất ổn định: Tùy theo kỳ hạn bạn gửi và ngân hàng, bạn có thể nhận lãi suất dao động từ 4% đến 7%/năm. Ngoài ra, trong một số thời điểm, lãi suất tiết kiệm có thể lên đến 8% – 9%/năm. Chẳng hạn, lãi suất tiết kiệm Techcombank tháng 11/2022 lên đến 9%/năm, hiện tại đã giảm.
  • Thanh khoản linh hoạt: Bạn có thể tất toán sổ tiết kiệm bất kỳ lúc nào cần sử dụng khoản tiền đã gửi. Tuy nhiên, tùy theo hình thức tiết kiệm và quy định của từng ngân hàng, bạn sẽ không được nhận lãi suất ban đầu mà chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn, thường chỉ 0,1%/năm.
  • Đa dạng kỳ hạn: Kỳ hạn tiết kiệm ngân hàng thường từ 1 tuần đến 36 tháng tùy theo hình thức và quy định của các ngân hàng. Bạn có thể thoải mái lựa chọn kỳ hạn phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

gui-tiet-kiem-giai-phap-an-toan-voi-loi-nhuan-on-dinh

Gửi tiết kiệm ngân hàng có một số hạn chế sau:

  • Lãi suất thấp hơn so với đầu tư: So với các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay bất động sản, lợi nhuận từ gửi tiết kiệm thường thấp hơn khá nhiều.
  • Rủi ro lạm phát: Thường các khoản tiết kiệm được coi là nơi lưu trữ tiền an toàn, không có hiệu quả đầu tư vì lãi suất tiết kiệm thường không đủ để bù lạm phát. Nghĩa là số tiền của bạn thực tế giảm đi vì lạm phát mỗi năm tăng lên mà khoản lãi tiết kiệm không đủ bù phần chênh lệch này.
  • Không có quyền lợi bảo vệ: So với bảo hiểm, gửi tiết kiệm không kèm theo các quyền lợi bảo vệ khi gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn, thất nghiệp…

Mua bảo hiểm nhân thọ – Vừa bảo vệ vừa tích lũy

Thực tế có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm được tạo ra nhằm bảo vệ các rủi ro cụ thể với con người hoặc với các loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập tới loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ kết hợp với tiết kiệm – đầu tư để so sánh với hình thức gửi tiết kiệm. Ưu điểm của hình thức này như sau:

  • Bảo vệ tài chính trước rủi ro: Trong trường hợp tai nạn, bệnh tật hay tử vong, gia đình bạn sẽ nhận được khoản tiền bồi thường đáng kể. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời điểm khó khăn.
  • Tích lũy tài sản dài hạn: Một số loại bảo hiểm nhân thọ tích lũy giúp bạn nhận được khoản tiền hoàn lại sau thời hạn hợp đồng. Nghĩa là, nếu bạn thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm đều đặn, ngoài việc được bồi thường khi ốm đau, bệnh tật… thì bạn sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền tương đương với số tiền đã nộp hoặc có thêm một phần lãi suất nhỏ sau khi kết thúc hợp đồng.
  • Ưu đãi thuế: Một số quốc gia áp dụng chính sách miễn giảm thuế đối với phí bảo hiểm nhân thọ.
  • Giá trị hoàn lại: Trong trường hợp bạn muốn dừng hợp đồng sớm, có thể nhận lại một phần giá trị đã đóng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc và quy định của từng công ty và hợp đồng bạn đã ký. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu quy định bảo hiểm và đọc kỹ hợp đồng để có thể đòi quyền lợi tốt nhất.

mua-bao-hiem-nhan-tho-vua-bao-ve-vua-tich-luy

Tham gia bảo hiểm nhân thọ có một số hạn chế sau:

  • Chi phí cao: Phí bảo hiểm thường cao và yêu cầu đóng đều đặn trong thời gian dài (10 – 20 năm). Điều này có thể gây áp lực tài chính cho những ai có thu nhập thấp hoặc thu nhập không ổn định.
  • Tính thanh khoản thấp: Các bảo hiểm thường có nhiều yêu cầu khắt khe về việc thanh toán hợp đồng trước hạn. Thậm chí, bạn có thể phải đóng một khoản phí hoặc mất toàn bộ số tiền đã nộp.
  • Phụ thuộc vào công ty bảo hiểm: Quyền lợi nhận được phụ thuộc vào uy tín và khả năng chi trả của công ty bảo hiểm.
  • Hiểu nhầm hợp đồng: Nhiều người tham gia bảo hiểm mà không hiểu rõ các điều khoản, dẫn đến tranh chấp quyền lợi sau này. Do không đọc kỹ hợp động, bạn có thể không nắm được những trường hợp được chi trả và không được chi trả, thay đổi lãi suất, thay đổi mức phí, thời hạn hợp đồng… dẫn đến tranh chấp phức tạp sau này, thường bạn sẽ là người chịu thiệt.

Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm? 

Quyết định nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm phụ thuộc vào mục tiêu tài chính và tình hình cá nhân của mỗi người. Cụ thể như sau:

Khi nào nên gửi tiết kiệm?

  • Khi bạn cần một kênh đầu tư an toàn, dễ dàng quản lý.
  • Khi bạn có kế hoạch sử dụng tiền trong ngắn hạn (dưới 5 năm).
  • Nếu bạn muốn tích lũy tài sản với lãi suất ổn định và rủi ro thấp.
  • Khi bạn đã có hợp đồng bảo hiểm và cần kênh tích lũy tài sản an toàn.

Khi nào nên mua bảo hiểm?

  • Khi bạn muốn giảm gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình trước những rủi ro về tài chính và sức khỏe trong tương lai như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp…
  • Nếu bạn có mục tiêu tích lũy dài hạn (trên 10 năm) và có khả năng đóng phí đều đặn.
  • Khi bạn muốn kết hợp giữa việc tiết kiệm và bảo vệ tài chính trong một sản phẩm duy nhất vì một số sản phẩm bảo hiểm có kết hợp với tiết kiệm và đầu tư.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp cả hai hình thức này, vừa tiết kiệm, vừa mua bảo hiểm. Bạn chia số tiền thành hai phần, một phần gửi tiết kiệm để đảm bảo thanh khoản, một phần mua bảo hiểm để tích lũy và bảo vệ trong dài hạn.

Làm thế nào để xác định nên mua bảo hiểm hay tiết kiệm?

Để đưa ra quyết định tối ưu giữa mua bảo hiểm và gửi tiết kiệm, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:

Xác định rõ mục tiêu tài chính

Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu tài chính của mình trong ngắn hạn dưới 1 năm), trung hạn (1 – 3 năm hoặc 1 – 5 năm) hay dài hạn (trên 5 năm). Nếu mục tiêu là tích lũy một khoản tiền sử dụng trong vòng 1 – 5 năm tới, gửi tiết kiệm là lựa chọn phù hợp vì tính an toàn và khả năng thanh khoản cao. Nếu mục tiêu là bảo vệ tài chính lâu dài cho gia đình và tích lũy tài sản trong tương lai xa, bảo hiểm nhân thọ sẽ là phương án đáng cân nhắc.

xac-dinh-ro-muc-tieu-tai-chinh

Cân nhắc kết hợp cả hai hình thức

Một kế hoạch tài chính hiệu quả không nên phụ thuộc hoàn toàn vào một hình thức duy nhất. Kết hợp gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm giúp bạn tận dụng được cả hai lợi ích: tính thanh khoản từ gửi tiết kiệm và sự bảo vệ tài chính lâu dài từ bảo hiểm. Tuy nhiên, bạn cần phân chia khoản tiền hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích của mỗi hình thức này.

Đánh giá khả năng tài chính cá nhân

Trước khi tham gia bảo hiểm hay gửi tiết kiệm, bạn nên đánh giá kỹ khả năng tài chính hiện tại. Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng đóng phí bảo hiểm đều đặn trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày.

Tìm hiểu kỹ sản phẩm tài chính

Dành thời gian nghiên cứu kỹ các sản phẩm bảo hiểm và gửi tiết kiệm trước khi quyết định. Đọc kỹ hợp đồng và điều khoản để tránh những hiểu lầm không đáng có. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính để có thêm thông tin chính xác.

tim-hieu-ky-san-pham-tai-chinh

Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch định kỳ

Tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, hãy thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tài chính để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đạt được mục tiêu đề ra.

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi “Nên mua bảo hiểm hay tiết kiệm” cùng giải thích chi tiết định nghĩa, ưu – nhược điểm mỗi hình thức và lưu ý giúp đưa ra lựa chọn phù hợp. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về tiết kiệm và mua bảo hiểm, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Lạm phát đầu tư gì? Gợi ý 6 kênh đầu tư hiệu quả bảo vệ tài sản
Lạm phát đầu tư gì? Gợi ý 6 kênh đầu tư hiệu quả bảo vệ tài sản

Khi lạm phát gia tăng, giá trị đồng tiền suy giảm, khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn: Lạm phát đầu tư gì để bảo toàn tài sản và tối …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 16-03-2025 3:54:23
Lãi suất giảm đầu tư gì? Những lựa chọn đầu tư hiệu quả khi lãi suất giảm
Lãi suất giảm đầu tư gì? Những lựa chọn đầu tư hiệu quả khi lãi suất giảm

Lãi suất tiết kiệm giảm khiến cho việc gửi tiết kiệm ngân hàng không còn hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Vậy lãi suất giảm đầu tư gì? Nên …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 13-03-2025 11:11:50
Gửi tiết kiệm cho bé: Giải pháp tài chính giúp con có tương lai vững chắc
Gửi tiết kiệm cho bé: Giải pháp tài chính giúp con có tương lai vững chắc

Với mong muốn cho con được trải nghiệm môi trường giáo dục tốt nhất, nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn gửi tiết kiệm cho bé để chủ động chuẩn …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 06-03-2025 10:03:15

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K