Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

MVN: Vốn hóa 100.000 tỷ: “Gã khổng lồ” vận tải biển do Nhà nước chi phối, đối tác của các hãng tàu lớn nhất thế giới

vimc container

Với sự vươn lên của doanh nghiệp Nhà nước này, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có tổng cộng 18 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có thêm 1 doanh nghiệp có vốn hóa vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã MVN). Cổ phiếu “ông trùm” ngành cảng và vận tải biển Việt Nam vừa có phiên bứt phá mạnh qua đó lập đỉnh lịch sử mới tại 87.500 đồng/cp.

screenshot 2025 02 05 at 16 40 00

Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó lập kỷ lục hơn 105.000 tỷ đồng (4 tỷ USD), tăng 60% từ đầu năm 2025. Con số giúp “đại gia” Nhà nước này vượt qua Masan (MSN), Thế Giới Di Động (MWG) và nhiều ngân hàng. Với sự vươn lên của VIMC, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có tổng cộng 18 doanh nghiệp vốn hóa 100.000 tỷ đồng.

screenshot 2025 02 05 at 15 04 12

VIMC được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam. Công ty định hướng phát triển kinh doanh 3 lĩnh vực gồm vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Trong đó, lĩnh vực cảng biển đặc biệt là vận tải container đóng vai trò cốt lõi.

VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.

Kinh doanh chuyển biến tích cực, xoá hết lỗ luỹ kế

Trong quá khứ, VIMC (tên cũ là Vinalines) có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình đã chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2024, VIMC đều thu về hàng nghìn tỷ lợi nhuận mỗi năm qua đó thu hẹp đáng kể khoản lỗ luỹ kế tồn đọng.

Riêng năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu đạt hơn 17.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.126 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 47% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.600 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2023, trong đó lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.014 tỷ đồng. Kết quả này giúp VIMC chính thức xoá sạch lỗ luỹ kế sau rất nhiều năm tồn đọng.

screenshot 2025 02 05 at 15 21 18

Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 13.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.730 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 28% so với thực hiện 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đầu ngành cảng và vận tải biển đã hoàn thành vượt 26% kế hoạch doanh thu và 15% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Bắt tay một loạt “gã khổng lồ” vận tải biển thế giới

Thời gian gần đây, VIMC và các công ty thành viên liên tục bắt tay hợp tác với những “gã khổng lồ” ngành vận tải biển thế giới để thực hiện nhiều dự án “khủng”.

Mới nhất, Liên minh vận tải Gemini của 2 hãng tàu container Maersk (Đan Mạch – được xem là tập đoàn logistics hàng hải lớn nhất thế giới) và Hapag-Lloyd – hãng tàu container lớn nhất ở Đức đã chọn cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) trong cụm Cái Mép – Thị Vải làm cảng chính duy nhất ở phía Nam.

Cảng Quốc tế Cái Mép được quản lý bởi Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép, một liên doanh giữa VIMC, CTCP Cảng Sài Gòn (mã SGP) – một công ty con của VIMC và APM Terminals – nhà khai thác cảng container hàng đầu thế giới của Đan Mạch.

Trước đó, dự án siêu cảng Cần Giờ có tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD cũng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận đầu tư căn cứ trên văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo nộp ngày 06/04/2023 và các văn bản giải trình do SGP và Terminal Investment Limited Holding S.A (TIL) nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

TIL được biết đến là đơn vị thành viên của hãng tàu biển hàng đầu thế giới Mediterranean Shipping Company (MSC). MSC có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu Teu/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới. Các tuyến dịch vụ kết nối tới hơn 500 cảng biển toàn cầu.

Xa hơn, vào tháng 10 năm ngoái, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cũng đã đề xuất MSC cùng với VIMC tham gia vào dự án cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng, một trong những dự án chiến lược trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Đây là cảng có vị trí quan trọng về mặt địa lý, nằm trên trục đường biển quốc tế và là cửa ngõ giao thương quan trọng của miền Trung Việt Nam.

Hà Linh-Link gốc

Cùng chủ đề

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp bán VF 6 và VF 7 tại Mỹ, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp bán VF 6 và VF 7 tại Mỹ, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Tin tức về sự xuất hiện của VinFast VF 6 và VF 7 trên thị trường Mỹ có tác động đến các ngành liên quan như ngành sản xuất ô tô, ngành công nghiệp xe điện và thị trường tiêu dùng. Việc VinFast giới thiệu các mẫu xe điện giá rẻ hứa hẹn tạo ra sự cạnh tranh mới trong ngành và có thể thúc đẩy sự chuyển đổi sang xe điện ở Mỹ. Điều này có thể đẩy mạnh ngành công nghiệp xe điện và tạo ra lựa chọn mới cho người tiêu dùng Mỹ với giá cả phải chăng.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 05-02-2025 11:35:08
FPT: Sau cú bắt tay với tỷ phú Jensen Huang, tập đoàn FPT đón nhận tin cực vui tại Nhật Bản
FPT: Sau cú bắt tay với tỷ phú Jensen Huang, tập đoàn FPT đón nhận tin cực vui tại Nhật Bản

Tin tức về việc Tập đoàn FPT vượt mốc doanh thu 500 triệu USD tại Nhật Bản đã tạo ra tác động tích cực đối với ngành CNTT và công nghệ thông tin. Sự tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu đến từ các dự án chiến lược trong các lĩnh vực Hiện đại hóa hệ thống kế thừa, Quản lý rủi ro địa chính trị, Tối ưu hóa hệ thống vận hành doanh nghiệp, Automotive và AI. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của FPT trong lĩnh vực công nghệ và đánh dấu sự thâm nhập sâu rộng của công ty vào thị trường Nhật Bản.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 05-02-2025 11:10:10
KSV: Vừa làm một điều đặc biệt trên sàn chứng khoán
KSV: Vừa làm một điều đặc biệt trên sàn chứng khoán

Tin tức về kết quả kinh doanh tích cực của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vinmico) đã có tác động tích cực đến ngành khai thác khoáng sản và kim loại màu. Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, đồng thời giá bán sản phẩm chính của công ty cũng tăng cao, góp phần vào sự tăng trưởng đột biến của cổ phiếu KSV. Việc sở hữu mỏ đất hiếm Đông Pao cũng giúp tạo ra triển vọng tích cực cho tương lai của doanh nghiệp trong ngành.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 05-02-2025 11:05:49

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K