Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Môi giới chứng khoán “thất thu” dù dư nợ margin cao kỷ lục, phần lớn tiền vay không dùng để giao dịch?

92c9e63c 3fe2 4b59 ba1c e058002e46f1 5308

Margin tăng mạnh nhưng thanh khoản không tăng nhiều, doanh thu môi giới lại giảm, phần nào cho thấy một phần không nhỏ dư nợ đang không được dùng vào mục đích giao dịch.

Quý 1/2025 tiếp tục là khoảng thời gian thất thu của các công ty chứng khoán (CTCK) trong mảng môi giới. Tổng doanh thu từ nghiệp vụ này tại các CTCK tiếp tục giảm quý thứ 3 liên tiếp (so với quý liền trước) xuống còn khoảng 2.700 tỷ đồng. Con số này giảm 7% so với quý cuối năm 2024 và là mức trong vòng 8 quý trở lại đây.

screenshot 2025 04 23 at 10 31 31

Doanh thu môi giới bị thu hẹp một phần đến từ việc ngày càng nhiều CTCK lao vào cuộc đua miễn, giảm phí để giành thị phần. Hầu hết CTCK đều đã ít nhiều giảm phí giao dịch để thu hút thêm nhà đầu tư và giữ chân khách hàng. Phần lớn các công ty chứng khoán khác đang áp dụng mức phí khoảng 0,1-0,15% (đã bao gồm phí trả về Sở Giao dịch Chứng khoán). Một số thậm chí còn chơi lớn với chính sách “zero fee” trọn đời như TCBS, Pinetree, DNSE, MBS…

Xu hướng này thấy rõ trong quý đầu năm 2025 khi doanh thu môi giới giảm mạnh dù thanh khoản thị trường có xu hướng cải thiện. Giá trị khớp lệnh bình quân trên HoSE liên tục tăng trong 3 tháng đầu năm, sau khi chạm đáy 2 năm vào tháng 1. Thanh khoản khớp lệnh bình quân trên HoSE trong quý đầu năm đạt hơn 14.300 tỷ/phiên, tăng khoảng 12% so với quý cuối năm 2024.

image(128)

Dù nguồn thu ngày càng thu hẹp nhưng không thể phủ nhận mảng nghiệp vụ môi giới vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Những lợi ích từ tệp khách hàng chất lượng có thể mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguồn thu phí giao dịch thông thường, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay margin. Thêm nữa, tệp khách hàng lớn từ môi giới góp phần giúp bán chéo các sản phẩm, dịch vụ như cho vay margin, tư vấn, quản lý tài sản, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, qua đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho các CTCK.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là doanh thu môi giới “teo tóp” trong bối cảnh dư nợ cho vay toàn thị trường tiếp tục tăng mạnh. Tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các CTCK ước tính vào khoảng 280.000 tỷ đồng (~11 tỷ USD), tăng 35.000 tỷ so với cuối năm 2024. Dư nợ margin ước tính khoảng 273.000 tỷ đồng, tăng 33.000 tỷ so với cuối năm 2024 và là mức kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

image(127)

Margin tăng mạnh nhưng thanh khoản không tăng nhiều, doanh thu môi giới lại giảm, phần nào cho thấy một phần không nhỏ dư nợ đang không được dùng vào mục đích giao dịch. Ngoài nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư cá nhân, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán còn đến từ hoạt động vay deal của các cổ đông lớn, lãnh đạo doanh nghiệp nhằm huy động vốn khi kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thực tế, việc cầm cố cổ phiếu để vay vốn dễ dàng hơn nhiều so với thế chấp tài sản khác để vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Điều này đã thúc đẩy xu hướng “ngân hàng hoá” các công ty chứng khoán, hay ở góc độ nào đó có thể coi là shadow banking. Hiện tại, rất nhiều CTCK có cổ đông lớn là ngân hàng, thậm chí nắm quyền chi phối. Đây là một đầu ra hữu hiệu để giải quyết phần nào bài toán tăng trưởng tín dụng.

Cần lưu ý rằng, margin vốn là một khoản vay mang tính chất ngắn hạn. Việc một phần dòng vốn này không chảy vào thị trường mà được sử dụng cho các mục đích khác, có tính dài hạn hơn sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Khi thị trường biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi, thị trường thiếu dòng vốn đối ứng, tình trạng “force sell” chéo có thể làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Hà Link – Link gốc

Cùng chủ đề

MSN: Một chiếc hộp bí mật xuất hiện tại ĐHĐCĐ Masan Group sẽ được bật mí
MSN: Một chiếc hộp bí mật xuất hiện tại ĐHĐCĐ Masan Group sẽ được bật mí

Tin tức về hành trình chuyển đổi của Masan Group đến năm 2025 sẽ có tác động đáng kể đến các ngành liên quan. Việc Masan tập trung vào chuyển đổi số và xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp sẽ tạo ra cơ hội cho việc tăng cường thị phần và lợi nhuận trong ngành hàng tiêu dùng. Chiến lược cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường quốc tế của Masan Consumer và Masan MeatLife sẽ giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Đồng thời, việc điều chỉnh về room ngoại của Masan Group cũng có thể tạo ra sự chuyển biến trong cấu trúc sở hữu và quản lý của công ty.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-04-2025 10:10:11
Bất chấp sức ép từ Xanh SM và Be Group, Grab công bố doanh thu tại Việt Nam tăng gấp đôi sau 2 năm, lên gần 6.000 tỷ đồng
Bất chấp sức ép từ Xanh SM và Be Group, Grab công bố doanh thu tại Việt Nam tăng gấp đôi sau 2 năm, lên gần 6.000 tỷ đồng

Tin tức về doanh thu tăng gấp đôi của Grab tại thị trường Việt Nam trong báo cáo năm 2024 đã tạo ra sự chú ý đối với ngành công nghiệp dịch vụ giao thông và vận tải. Sự tăng trưởng này cho thấy Grab đang củng cố vị thế của mình trong ngành và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ như AhaMove, Xanh SM và Be Group. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh sôi nổi hơn trong thị trường vận tải Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-04-2025 7:35:11
“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay
“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay

Xu hướng ngân hàng hóa trong ngành chứng khoán đang tăng lên do doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ ngân hàng và trái phiếu. Các công ty chứng khoán đang mở rộng quy mô cho vay với lãi suất thấp, dẫn đến tăng trưởng lãi từ hoạt động này. Tuy nhiên, việc sử dụng margin vốn ngắn hạn có thể gây ra rủi ro khi thị trường biến động mạnh và dòng vốn không ổn định.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 24-04-2025 11:25:29

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K