Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch quản lý tài chính để làm chủ cuộc sống của mình. Không có ai không có khả năng đạt được tự do tài chính, bạn cũng vậy. Tất cả những gì bạn cần là lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Dưới đây là phương pháp giúp bạn nhanh chóng có một bản kế hoạch quản lý tài chính hoàn hảo nhất.
Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân là một kế hoạch để quản lý ngân sách cá nhân, quản lý chi tiêu để đạt được mục tiêu tài chính của mỗi người. Kế hoạch tài chính này có thể bao gồm việc quản lý chi phí hàng tháng, tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý nguồn tài chính cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, học tập hoặc nghỉ hưu.
Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, tại sao?
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một quá trình quan trọng để giúp bạn quản lý nguồn tiền của mình một cách hiệu quả. Nó giúp bạn xác định mục tiêu tài chính, phân tích tình hình hiện tại của mình và xây dựng một kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.
Kế hoạch tài chính cá nhân còn giúp bạn theo dõi sự thay đổi trong tình hình tài chính của mình và điều chỉnh lại kế hoạch để đạt được mục tiêu mong muốn. Nhìn chung, lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm, đầu tư và quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.
06 Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính cá nhân
Với những người mới, việc lập một kế hoạch quản lý tài chính khiến họ cảm thấy khó khăn, không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ 6 nguyên tắc dưới đây và áp dụng theo thứ tự, bạn sẽ xây dựng được một bản kế hoạch phù hợp dành cho mình.
Đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân
Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu tài chính cá nhân của mình, bao gồm việc tiết kiệm tiền, đầu tư, mua nhà hoặc học tập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn cho việc lập kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu.
Tính toán tình trạng tài chính hiện tại của bạn
Bạn cần có một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính hiện tại của mình bao gồm các khoản thu nhập, chi phí hàng tháng và các khoản nợ. Hãy tính tất cả các thu nhập mà bạn có trong tháng. Điều này sẽ giúp bạn xác định điều kiện tài chính hiện tại của mình và có một cái nhìn rõ hơn về việc tiết kiệm tiền, giảm các loại chi phí không cần thiết.
Xác định mức chi tiêu hàng tháng
Sau khi bạn đã xác định tình hình tài chính hiện tại, hãy xác định chi phí chi tiêu mỗi tháng để có cái nhìn toàn diện nhất, giúp bạn đưa ra các quyết định tích lũy, đầu tư.
Hãy tạo một danh sách chi phí hàng tháng, bảng thu chi cá nhân và xác định mức chi tiêu cho mỗi mục. Thông thường, mỗi người sẽ chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm chính, đó là:
- Nhóm các khoản chi tiêu cố định hàng tháng: Các khoản tiền sinh hoạt cơ bản như tiền nhà, ăn uống, xăng xe, hóa đơn điện nước, tiền điện thoại cho công việc, tiền cho con cái, bố mẹ…
- Nhóm các khoản chi tiền để tiết kiệm và đầu tư: Mỗi cá nhân cần dự phòng một khoản tiết kiệm đủ để sống phòng trừ trường hợp mất việc. Hoặc khi các khoản nợ phát sinh lãi, cần được thanh toán thì các khoản tiết kiệm có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ này. Bên cạnh đó, sử dụng tiền để đầu tư sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng, cải thiện thu nhập.
- Nhóm các khoản chi tiêu tự do: Nhóm các khoản này dành cho những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Ai trong chúng ta cũng đều có những mối quan hệ như người thân, bạn bè và những nhu cầu giải trí, thư giãn. Đây là khoản chi tiêu cuối cùng mỗi cá nhân nên cân nhắc đến khi đã phân chia tiền cho 2 khoản cố định và tiết kiệm/ đầu tư.
Lên kế hoạch tiết kiệm tiền
Khi bạn đã xác định mức chi tiêu hàng tháng cần thiết, bạn có thể bắt đầu tạo một kế hoạch tiết kiệm tiền bao gồm việc giảm chi phí và tìm các cách tiết kiệm tiền. Bạn có thể cắt giảm chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà nhiều hơn, thuê nhà ở khu vực có chi phí thấp hơn hoặc hạn chế mua sắm những món đồ ít sử dụng/không cần thiết.
Quản lý nợ
Quản lý nợ là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Bạn cần xác định các khoản nợ hiện có của mình và tạo một kế hoạch để trả nợ một cách rõ ràng, khoa học nhất.
Theo dõi và cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân
Cuối cùng, bạn cần theo dõi và cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân của mình theo thời gian để đảm bảo rằng bạn đang đạt được mục tiêu tài chính cá nhân và kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Các công cụ giúp bạn quản lý kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
Quản lý bằng app
Việc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi thu chi và có thể kiểm tra tình hình chi tiêu của mình bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam, có thể kể đến như:
- Money Lover
- My Money
- Wecash
- YNAB (You Need A Budget)
- Mint
Hầu hết các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân đều có giao diện thân thiện, dễ dùng với nhiều tính năng nổi bật, hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý dòng tiền.
Quản lý bằng bảng Excel
Excel vẫn luôn là một trong những công cụ tính toán, thống kê có đa dạng chức năng nhất hiện nay. Mặc dù không có giao diện quá đẹp mắt, nhưng việc sử dụng bảng Excel quản lý tài chính cá nhân vẫn đầy đủ các chức năng và có thể tùy biến riêng theo nhu cầu bản thân.
Dưới đây là các bước để tạo lập bảng tính quản lý tài chính cá nhân Excel đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện:
- Hãy bắt đầu bằng cách tạo một bảng tính mới trên Excel và đặt tên cho nó (ví dụ: Chi tiêu tháng 01/2023).
- Liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của bạn, bao gồm cả khoản tiền đầu tư và tiết kiệm.
- Tiếp theo, Liệt kê tất cả các khoản thu nhập hàng tháng của bạn, bao gồm cả lương và thu nhập bổ sung ở một cột khác.
- Bạn cần tạo đủ các cột bao gồm “khoản chi tiêu”, “khoản thu nhập” và “tài sản còn lại”.
- Nhập các khoản chi tiêu và thu nhập hàng tháng vào bảng thu chi tài chính cá nhân và sử dụng công thức/hàm để tính toán tài sản còn lại.
- Và đừng quên cập nhật bảng tính hàng tháng để theo dõi sự thay đổi trong tài chính cá nhân của bạn nhé.
Excel cũng yêu cầu bản phải có kiến thức nhất định về các hàm và sử dụng công cụ thống kê (kẻ bảng, biểu đồ, sơ đồ…). Vì vậy nếu không phải người quá thuần thục về Excel, bạn hãy sử dụng những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân bên trên nhé.
Bằng sơ đồ quản lý tài chính cá nhân
Quản lý bằng sơ đồ là một cách hiệu quả để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và trực tiếp về tình hình tài chính cá nhân của mình. Từ đó có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Đây là các bước để quản lý tài chính cá nhân bằng sơ đồ bạn có thể tham khảo:
- Hãy bắt đầu với việc tạo một sơ đồ tài chính cá nhân và đặt tên cho nó.
- Tiếp theo liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của bạn, bao gồm cả khoản tiền đầu tư và tiết kiệm. Sau đó tiếp tục liệt kê tất cả các khoản thu nhập hàng tháng, bao gồm cả lương và các khoản thu nhập khác.
- Đặt ra các mục tiêu tài chính cá nhân cụ thể, ví dụ như tiết kiệm đủ tiền để mua một căn nhà hoặc tạo một kế hoạch đầu tư.
- Thêm các khoản chi tiêu và thu nhập vào sơ đồ theo thứ tự ưu tiên của bạn. Ví dụ, nếu ưu tiên của bạn là tiết kiệm, hãy đặt khoản tiết kiệm lên trên cùng của sơ đồ.
- Sử dụng công thức để tính toán số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi tiêu. Kết quả này sẽ cho bạn biết bạn có đủ tiền để đạt được mục tiêu tài chính của mình hay không và cần bao lâu để đạt được mục tiêu này.
- Hãy cập nhật sơ đồ hàng tháng để theo dõi sự thay đổi trong tài chính cá nhân của bạn và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân bằng sơ đồ chỉ phù hợp khi số liệu cần xử lý không quá nhiều. Nếu số lượng khoản chi quá lớn, bạn sẽ cần xử lý số liệu thông qua một ứng dụng tính toán thứ ba (như Excel). Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các phương pháp vẽ sơ đồ thủ công, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi chỉnh sửa hay thay đổi dữ liệu bên trong.
Mỗi phương pháp quản lý sẽ có các ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, bạn cần cân nhắc để lựa chọn được cách lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính, biết thêm các nguyên tắc và công cụ lập kế hoạch, giúp bạn có thêm thông tin, giải pháp trên con đường hướng tới tự do tài chính của mình.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006