Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Kinh tế trưởng Chứng khoán IVS: Các nhóm ngành tập trung lớn vào nhu cầu trong nước như đầu tư công, sắt thép sẽ có nhiều triển vọng

Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam là thách thức hơn, tuy nhiên vẫn có khả năng đạt được với nỗ lực và đồng lòng của Chính phủ, các cơ quan liên quan, và các doanh nghiệp.

screenshot 2025 04 22 104917

Nền kinh tế trong nước vẫn đang tăng trưởng tích cực. Trên thị trường chứng khoán, hệ thống mới KRX sắp được triển khai, triển vọng nâng hạng đến gần hơn, các doanh nghiệp cũng đã lên các phương án để giảm thiểu những tác động do những căng thẳng thương mại và thuế quan trên toàn cầu gây ra, vậy đâu là những nhóm ngành nào được dự báo sẽ ít bị ảnh hưởng và có nhiều triển vọng hơn trong năm 2025. 

Tại Talk show Phố Tài chính (The Finance Street) trên VTV8, ông Nguyễn Kỳ Minh, Kinh tế trưởng, CTCP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Theo ông, những chính sách thương mại đang diễn ra sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào trong năm nay?

Ông Nguyễn Kỳ Minh: Nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách thương mại gần đây là một sự bất ngờ.

Tuy nhiên, việc áp thuế không phải là điều bất ngờ bởi trước đó tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến vấn đề này. Điều gây ra bất ngờ đó chính là đối tượng áp thuế và mức thuế khi ông Trump đã công bố các mức thuế cho toàn bộ thế giới.

Chúng ta có thể thấy phản ứng của các nước nhìn chung có thể chia ra 3 nhóm chính, một số nước đã chấp nhận việc bị đánh thuế như Israel, Argentina hay Nhật Bản…Một số nước chấp nhận bị đánh thuế và song song với đó là tìm thêm giải pháp đa dạng hóa các đối tác thương mại như Thái Lan, Malaysia. Còn lại một số khác thì tuyên bố áp thuế phản kháng, đi đầu là Trung Quốc.

Với những diễn biến ở trên, nhìn chung, triển vọng kinh tế toàn cầu đang trở nên bấp bênh và suy yếu hơn. Nguyên nhân là bởi những diễn biến trên sẽ gây ra, thứ nhất, sụt giảm tổng cầu khi nước Mỹ đang tìm cách giảm bớt thâm hụt chi tiêu. Thứ hai, thuế quan nói riêng và các động thái yêu cầu dịch chuyển sản xuất nói chung sẽ dấn tới việc chi phí sản xuất gia tăng trong ngắn hạn. Đối với Mỹ, gần đây Thống đốc Fed cũng đã nhận định nhiều khả năng là “tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn”.

Vậy nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ bị ảnh hưởng chung như thế nào?

Ông Nguyễn Kỳ Minh: Chắc chắn những tác động lên kinh tế Việt Nam sẽ có và là điều nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, như tôi đã từng chia sẻ, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của những thay đổi lớn, có thể là sự thay đổi của hàng thập kỷ. Tôi muốn nói tới xu hướng ngược toàn cầu hóa, cũng như một thế giới đa cực. Gần đây những điều này đã được đề cập đến nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế khá cao. Tính đến cuối 2024, độ mở của nền kinh tế Việt Nam (đo lường bằng kim ngạch XNK/GDP) đạt khoảng 165%. Đây là một mức rất cao, cho thấy nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thương mại thế giới. 

Tuy nhiên, nhưng Việt Nam có thể có một vài thuận lợi. Ví dụ như việc hoãn thuế quan của ông Trump đã dẫn tới việc các doanh nghiệp gia tăng đơn hàng xuất khẩu để tích trữ hàng trước thời điểm áp thuế. Với mức thuế hiện tại chỉ 10%, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và FDI tại Việt Nam muốn tận dụng ưu thế này. Trong khi chúng ta đạt mức tăng trưởng 6,93% trong quý I/2025, cao nhất 6 năm gần đây, việc sản xuất tăng tốc trong quý II có thể tạo đà cho tăng trưởng cả năm.

Bên cạnh đó, giá dầu đang giảm mạnh trên thế giới do lo ngại về việc sụt giảm nhu cầu trung – dài hạn kéo theo đó là giá xăng tại Việt Nam, giúp cho việc kiểm soát lạm phát trở nên dễ dàng hơn, mở ra dư địa cao hơn cho các chính sách tiền tệ giúp kích thích kinh tế. Như vậy, trong năm 2025, mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam là thách thức hơn, tuy nhiên vẫn có khả năng đạt được với nỗ lực và đồng lòng của Chính phủ, các cơ quan liên quan, và các doanh nghiệp.

Còn đối với thị trường chứng khoán, hiện nay KRX dự kiến vào vận hành trong tháng 5 này, qua đó thúc đẩy nâng hạng trong năm 2025 này. Trong bối cảnh đó thị trường có bị ảnh hưởng nhiều không, thưa ông?

Ông Nguyễn Kỳ Minh: Thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến sẽ nhận tin vui là hệ thống KRX triển khai vào tháng 5 tới sau vài lần trì hoãn.

Đây sẽ là một thông tin tích cực, khi chúng ta hoàn thành một cột mốc đã được trông chờ, tạo tâm lý và đòn bẩy cho thị trường. Bên cạnh đó việc triển khai KRX cũng thúc đẩy quá trình hoàn thiện các tiêu chí nâng hạng của FTSE, với việc nâng hạng sớm nhất có thể diễn ra vào tháng 9/2025, thu hút một luồng tiền hấp dẫn.

Nhìn chung trong quý 2/2025 và tháng 5 là một thời điểm thuận lợi cho việc có nhiều thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế, đơn hàng, và tiến triển của quá trình đàm phán trong khi các thông tin tiêu cực về thuế quan toàn cầu dự kiến phải tới hạn 3 tháng tức là đầu tháng 7 mới xuất hiện (nếu có).

Tuy nhiên về dài hạn hơn, như đã nói, tăng trưởng kinh tế từ năm 2026 sẽ là câu hỏi, phụ thuộc nhiều biến số bất định. Với tình hình hiện tại có thể dự đoán giá hàng hóa dịch vụ gia tăng trên bình diện chung, gây áp lực lên lạm phát, lãi suất và định giá của doanh nghiệp trên toàn thế giới, gây tác động gián tiếp lên định giá doanh nghiệp Việt Nam.

Còn nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư như thế nào cho phù hợp trong bối cảnh hiện nay?

Ông Nguyễn Kỳ Minh: Theo tôi, hiện nay chiến lược chủ động sẽ hơn bị động. Hạn chế giải ngân theo các thông tin truyền thông nước ngoài do có khả năng sẽ có các thông tin trái ngược nhau trong khoảng thời gian ngắn. Nhà đầu tư cũng có thể tập trung vào các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, hoặc nền khách hàng ít bị tác động bởi thương chiến. Có thể là một số ngành nghề quan trọng với phía Mỹ đã được miễn/hoãn các mức thuế, hoặc do doanh nghiệp bị đánh thuế cao nhưng nền khách hàng lại không ở Mỹ.

Vậy đâu là các nhóm ngành sẽ bị ảnh hưởng hoặc sẽ có triển vọng hơn trong bối cảnh hiện nay theo những phân tích ở trên?

Ông Nguyễn Kỳ Minh: Đánh giá của IVS cho thấy, những ngành hay các doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu trong nước sẽ có nhiều triển vọng hơn, ví dụ như nhóm đầu tư công, sắt thép do nhu cầu trong nước cùng định hướng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong thời gian gần đây.

Những ngành tiêu dùng thiết yếu, ngành điện. Ngành tài chính có thể cần phải cân nhắc và lựa chọn thận trọng. Hiện tại chúng tôi dự kiến ngành tài chính ngân hàng vẫn có tăng trưởng từ 10%-15% trong năm 2025. Ngành thép được dự báo với mức tăng chung khoảng 8-10% và ngành đầu tư công khoảng 10-12%, vẫn là những mức tăng trưởng tốt so với lãi suất hiện nay và phù hợp cho nhà đầu tư phân bổ một phần danh mục.

Ngọc Ly-Link gốc

Cùng chủ đề

Vội vã bán cổ phiếu, nhà đầu tư chưng hửng khi VNINDEX ‘rút chân dài miên man’
Vội vã bán cổ phiếu, nhà đầu tư chưng hửng khi VNINDEX ‘rút chân dài miên man’

Tin tức về việc Mỹ công bố áp thuế cao đối với pin mặt trời nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á đã gây ra cơn bão bán tháo cổ phiếu trong đầu phiên chiều tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù chỉ ảnh hưởng đến 1-2 doanh nghiệp, tuy nhiên, tâm lý bi quan lan tỏa khi thị trường Mỹ cũng ghi nhận sự giảm điểm mạnh vào cuối phiên trước đó. Sự bi quan này đã khiến nhiều nhà đầu tư mất hàng và tạo ra sự dao động lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 22-04-2025 3:35:09
DKG: Hơn 14 triệu cổ phiếu DKG chính thức chào sàn UPCoM
DKG: Hơn 14 triệu cổ phiếu DKG chính thức chào sàn UPCoM

Tin tức về việc chào bán cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vôi Công nghiệp DLH (mã DKG) trên sàn UPCoM có thể tạo ra tác động tích cực đến ngành công nghiệp sản xuất khoáng chất. DKG sở hữu nhà máy công nghệ tiên tiến và đã có kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024. Kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng góp phần tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 22-04-2025 2:25:12
Kỷ nguyên mới của hệ sinh thái vốn tư nhân tại Việt Nam: Lần đầu tiên 3 quỹ đầu tư lớn ở châu Á quản lý gần 5.000 tỷ USD ký kết MOU với Việt Nam
Kỷ nguyên mới của hệ sinh thái vốn tư nhân tại Việt Nam: Lần đầu tiên 3 quỹ đầu tư lớn ở châu Á quản lý gần 5.000 tỷ USD ký kết MOU với Việt Nam

Tin tức về Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 và việc ký kết biên bản hợp tác giữa các nền kinh tế châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong sẽ có tác động tích cực đến nhiều ngành liên quan. Đầu tiên, việc này sẽ thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và startup. Thứ hai, sẽ tạo ra cơ hội hợp tác, đào tạo và chia sẻ chính sách giữa các quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư cho Việt Nam. Thứ ba, việc kết nối vốn tư nhân lớn từ châu Á cũng mở ra cánh cửa mới cho các startup và nhà đầu tư trong khu vực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 22-04-2025 1:55:28

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K