Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Khó tránh khỏi tác động tâm lý, nhưng chứng khoán Việt vẫn còn nhiều kỳ vọng tích cực để cân bằng hơn

Chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên hoảng loạn và bán tháo, bởi dù thuế suất cao gây khó khăn, nhưng tác động thực sự đến doanh nghiệp cần thời gian để phản ánh vào kết quả kinh doanh.

untitled(2)

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trum công bố mức áp thuế cao đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam đang tác động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư, khiến thị trường điều chỉnh giảm mạnh. Tuy nhiên, theo chuyên gia, điều này là tác động tâm lý ngắn hạn, thị trường sẽ điều tiết cân bằng hơn trở lại khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong xu hướng tăng trưởng dài hạn với nhiều kỳ vọng tích cực.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI).

PV: Thưa ông, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức công bố mức áp thuế mới lên các quốc gia là đối tác thương mại của Mỹ. Ông đánh giá thế nào về các mức thuế này so với dự báo của giới phân tích trước đó?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Quyết định áp thuế mới của Mỹ lần này có phần cứng rắn hơn so với kỳ vọng của giới phân tích. Trước đó, các chuyên gia dự báo mức thuế sẽ dao động trong khoảng 20 – 30% đối với một số ngành hàng cụ thể, nhưng thực tế nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, phải đối mặt với mức thuế cao hơn dự kiến.

Điều này phản ánh chính sách thương mại của chính quyền Trump theo hướng bảo hộ mạnh mẽ hơn, nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và gây áp lực lên các nước có thặng dư lớn với nền kinh tế Mỹ.

Theo thông tin mới được phía Mỹ công bố, Việt Nam nằm trong nhóm bị ảnh hưởng lớn, bên cạnh các đối tác lớn khác của Mỹ như Trung Quốc, Mexico, và Liên minh châu Âu (EU).

PV: Với Việt Nam, ông nghĩ thế nào về mức 46% mà Mỹ áp thuế cho Việt Nam?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Mức thuế 46% là con số gây bất ngờ đối với kỳ vọng của nhà đầu tư trước đó. Bởi trước đó, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đều có mức thuế thấp hơn nhiều.

Điều này có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn lớn, đặc biệt là các ngành như dệt may, da giày, gỗ, thép, và điện tử – những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là động thái gây áp lực để Việt Nam có sự điều chỉnh trong cán cân thương mại, đồng thời đẩy nhanh đàm phán song phương với Mỹ để tìm giải pháp phù hợp nhất.

PV: Rõ ràng mức thuế này của Mỹ là khá “sốc”, ông nghĩ thế nào về tác động tâm lý lên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và tâm lý nhà đầu tư ở TTCK Việt Nam nói riêng?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, vì quyết định này có thể làm trầm trọng hơn các căng thẳng thương mại và gia tăng lo ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ có thể điều chỉnh, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty đa quốc gia có chuỗi cung ứng phụ thuộc vào các nước bị áp thuế. Trên thực tế, chiều 2/4 theo giờ địa phương, thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến xu thế giảm điểm bao trùm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công bố áp thuế chiết khấu đối ứng nhằm vào hàng chục đối tác thương mại. Hàng loạt mã chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sau giờ giao dịch khi Tổng thống Trump công bố áp thuế ít nhất 10% và thậm chí cao hơn đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ, làm tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu. Chỉ số Dow Jones giảm 256 điểm, tương đương 0,61%; S&P 500 giảm 1,69%; chỉ số Nasdaq-100 giảm 2,54%.

Ở Việt Nam, TTCK có thể phản ứng tiêu cực trong ngắn hạn, với áp lực bán mạnh ở các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực. Sáng nay, chỉ số VN-Index có thời điểm giảm trên 80 điểm, khoảng hơn 6% so với phiên trước. Đây là áp lực ngắn hạn vì tâm lý lo ngại bao trùm, tuy nhiên, nếu Chính phủ có biện pháp ứng phó phù hợp, tâm lý thị trường có thể ổn định dần.

PV: Theo ông, những mã ngành nào sẽ chịu tác động trực tiếp, những ngành nào chịu tác động gián tiếp?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Với mức áp thuế cao của Mỹ đối với Việt Nam được thực hiện, thì sẽ có rất nhiều nhóm ngành bị tác động bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp.

Theo đó, các ngành chịu tác động trực tiếp sẽ là: Dệt may và da giày (Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp này); Gỗ và nội thất (nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất sang Mỹ, mức thuế cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận); Thép (ngành thép đã từng bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, nay có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn); Điện tử và linh kiện (các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử có nguy cơ bị gián đoạn xuất khẩu).

Bên cạnh đó, cũng có một số ngành bị tác động gián tiếp như: Bất động sản khu công nghiệp (nếu xuất khẩu giảm, nhu cầu mở rộng nhà máy có thể chậm lại, ảnh hưởng đến bất động sản công nghiệp); Logistics (nếu thương mại giảm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng suy giảm theo); và một số ngành khác cũng bị tác động vì tác động tới tăng trưởng chung.

PV: Trong bối cảnh này, ông kỳ vọng thế nào về các đối sách linh hoạt của Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ xuất khẩu?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Không thể phủ nhận việc Mỹ áp thuế cao đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam là thông tin bất lợi, tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng vào các giải pháp mà Chính phủ đã và tiếp tục triển khai để đảm bảo sự phù hợp trong quan hệ thương mại với Mỹ nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung.

Theo đó, chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều cuộc đàm phán song phương để tìm cách giảm mức thuế áp dụng, có thể thông qua việc ký kết các thỏa thuận thương mại hoặc cam kết về chính sách tiền tệ và cán cân thương mại.

Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh thị trường nội địa và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, thông qua các giải pháp hỗ trợ chính sách tài khóa, hỗ trợ tín dụng, miễn giảm phí vận chuyển và logistics… để giúp doanh nghiệp giảm chi phí.

Ngoài ra, tôi cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa. Nếu Mỹ đánh thuế cao vào các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng sản xuất tại Việt Nam, Việt Nam cần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa để tránh rủi ro bị đánh thuế "né xuất xứ".

PV: Theo ông, nhà đầu tư nên như thế nào trong bối cảnh hiện nay, vì dù sao việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Việt Nam cũng chỉ là một trong những yếu tố tác động tới thị trường, trong khi đó, chúng ta còn nhiều điểm tích cực khác đang được kỳ vọng?

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Về ngắn hạn, thông tin về việc Mỹ áp thuế cao ngay tức thì sẽ tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, chúng ta không nên hoảng loạn và bán tháo, bởi dù thuế suất cao gây khó khăn, nhưng tác động thực sự đến doanh nghiệp cần thời gian để phản ánh vào kết quả kinh doanh.

Cùng với đó, chúng ta có nhiều ngành ít bị ảnh hưởng và có triển vọng tốt Chẳng hạn như bán lẻ, công nghệ, ngân hàng và tiêu dùng nội địa có thể là lựa chọn an toàn hơn.

Ngoài ra, trong bối cảnh này, nhà đầu tư cần theo dõi các động thái từ Chính phủ và thị trường quốc tế. Nếu có tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại, thị trường sẽ sớm phục hồi.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố nội tại hỗ trợ mang tính dài hạn như: kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh đầu tư công, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, sự hồi phục của doanh nghiệp… Bên cạnh đó, thị trường vẫn đang kỳ vọng lớn vào khả năng nâng hạng trong thời gian tới và sự vận hành chính thức của hệ thống KRX…

PV: Xin cảm ơn ông!

Tuệ Giang-Link gốc

Cùng chủ đề

Pepsi thất thế trước Coca: Hậu quả từ chiến lược tập trung làm đồ ăn của hãng giải khát, doanh số đồ uống giảm 32%, đành phải quay về với cuộc chiến ‘Cola’ thập niên 1980
Pepsi thất thế trước Coca: Hậu quả từ chiến lược tập trung làm đồ ăn của hãng giải khát, doanh số đồ uống giảm 32%, đành phải quay về với cuộc chiến ‘Cola’ thập niên 1980

Tin tức về Pepsi thể hiện sự thất thế của hãng trong mảng đồ uống soda truyền thống tại Mỹ. Với thị phần giảm và mất vị trí thứ ba sau Dr Pepper, Pepsi đang phải đối mặt với thách thức lớn. Nguyên nhân chính là do ngành nước soda truyền thống gặp khó khăn, người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe hơn và chuyển sang các loại đồ uống lành mạnh hơn. Pepsi cũng đã tập trung vào mảng thực phẩm hơn là đồ uống, dẫn đến sự suy giảm trong lĩnh vực này. CEO Ramon Laguarta đã thừa nhận sự thiếu sót trong chiến lược của công ty và đang cố gắng khôi phục mảng đồ uống soda truyền thống thông qua các chiến dịch quảng cáo và sản phẩm mới.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 5:50:06
‘Điểm mặt’ 20 công ty niêm yết kiếm được tiền từ Mỹ: Tỷ trọng doanh thu bao nhiêu?
‘Điểm mặt’ 20 công ty niêm yết kiếm được tiền từ Mỹ: Tỷ trọng doanh thu bao nhiêu?

Tin tức về việc Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã gây sốc cho thị trường chứng khoán Việt Nam, khiến chỉ số giảm mạnh. Tuy nhiên, theo bà Đặng Nguyệt Minh từ Dragon Capital, tác động trực tiếp lên doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết không đáng kể. Các ngành hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm, thép và vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng nhất, nhưng tỷ lệ vốn hóa thị trường của họ thấp, giới hạn rủi ro lan tỏa.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-04-2025 11:25:08
TTD: Cổ phiếu bất ngờ tăng giá trong ngày chứng khoán giảm kỷ lục 88 điểm
TTD: Cổ phiếu bất ngờ tăng giá trong ngày chứng khoán giảm kỷ lục 88 điểm

Tin tức về việc Tổng thống Mỹ áp thuế đối ứng tới 46% với Việt Nam đã khiến thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Trên thị trường đỏ lửa, cổ phiếu TTD của Bệnh viện tim Tâm Đức vẫn tăng nhẹ, phản ánh sự ổn định và tiềm năng phát triển của công ty. Sự ổn định trong ngành y tế và kế hoạch kinh doanh hiệu quả của Bệnh viện Tim Tâm Đức đã giữ vững giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chung giảm.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-04-2025 10:45:10

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K