Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

IFS: Làm ra bao nhiêu lợi nhuận chia hết cổ tức bấy nhiêu

screenshot 2025 03 26 151544

Gần nhất, năm 2024, công ty đã chi khoảng 209 tỷ đồng để trả cổ tức trong khi khoản lợi nhuận lũy kế cuối năm 2023 còn hơn 209 tỷ đồng.

Ngày 18/4 tới đây, Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood, mã: IFS) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thông qua một số nội dung quan trọng.

Theo tài liệu được công bố, Interfood lên kế hoạch doanh thu thuần đạt khoảng 2.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2025 đạt 204 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 18% so với cùng kỳ 2024. Trước đó, Interfood đã đạt được mức doanh thu và khối lượng bán hàng kỷ lục trong năm 2024.

Cụ thể, Interfood ghi nhận doanh thu thuần 2024 đạt 1.973 tỷ đồng, tăng trưởng gần 6% so với mức kỷ lục cùng kỳ năm trước. Khấu trừ các khoản chi phí, Interfood báo lợi nhuận sau thuế 2024 đạt gần 173 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2023.

screenshot 2025 03 26 145856

screenshot 2025 03 26 150339

Về chiến lược, danh nghiệp tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn và tăng doanh số bán hàng cho các thương hiệu ưu tiên như trà Bí Đao, Ice+ và Latte thông qua các chiến lược tiếp thị. Ngoài ra, công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh sản phẩm iMUSE với chức năng góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam.

Về cơ sở vật chất nhà máy, công ty tuyên bố sẽ đầu tư quy mô lớn từ năm 2025. HĐQT Interfood cam kết sẽ đầu tư vào các thiết bị có thể mở rộng doanh số bán hàng đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng.

"Làm ra bao nhiêu, chia hết bấy nhiêu"

Liên quan tới kế hoạch phân phối lợi nhuận dự kiến trình ĐHĐCĐ, Interfood vẫn tiếp nối truyền thống “chia hết lợi nhuận thành cổ tức tiền mặt” nhiều năm qua. 

Gần đây nhất, năm 2024, Interfood đã chi khoảng 209 tỷ đồng để thanh toán cổ tức trong khi khoản lợi nhuận lũy kế cuối năm 2023 còn hơn 209 tỷ đồng, lợi nhuận để lại chỉ vỏn vẹn vài chục triệu đồng.

Theo tài liệu, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2024 ghi nhận gần 173 tỷ đồng sẽ được chia hết thành cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 19,84% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.984 đồng). Ngày thanh toán cổ tức dự kiến vào 9/9/2025. Lợi nhuận còn lại sau khi phân phối là hơn 68 triệu đồng.

Một nội dung khác được trình tại đại hội liên quan tới nhân sự, Interfood đề xuất ĐHĐCĐ 2025 về việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Daisuke Hattori nhiệm kỳ 2021-2025, đồng thời bổ nhiệm thành viên HĐQT thay thế là ông Atsushi Kawasaki.

Ngoài ra, HĐQT Interfood cũng dự kiến trình đại hội bổ nhiệm 3 ứng viên thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2026-2030 bao gồm: ông Shogo Okamoto, ông Hiroaki Takaoka và ông Atsushi Kawasaki. Đối với việc bổ nhiệm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2026-2030, các ứng viên bao gồm: ông Nguyễn Thanh Bashc, bà Thái Thu Thảo và ông Akihiro Kurosawa.

Được biết, Interfood (Tiền thân là Công ty Công nghiệp chế biến thực phẩm Quốc Tế – IFPI) được thành lập ngày 16/11/1991. IFPI là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư ban đầu là Công ty Trade Ocean Holdings Sdn. Bhd (có trụ sở tại Penang, Malaysia).

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ 2008-2015, với 7/8 năm thua lỗ, Interfood dưới bàn tay tái cấu trúc của tập đoàn Kirin bắt đầu có lãi từ năm 2016 và kể từ đó đến nay, công ty càng ngày càng lãi lớn.

Về sản phẩm, Interfood tập trung vào sản phẩm chủ lực Trà bí đao Wonderfarm khi không có đối thủ cạnh tranh xứng tầm. Ngoài ra, công ty còn một số sản phẩm khác thuộc thương hiệu Wonderfarm như nước cốt dừa, nước sữa dừa, nước Yến Ngân Nhĩ, nước me,… hay các loại nước uống đến từ thương hiệu KIRIN Nhật Bản như Nước vị hoa quả Ice+, Latte, Tea Break,…

Dương Ngọc-Link gốc

Cùng chủ đề

Chứng khoán tuần qua: VN-Index lình xình điều chỉnh trong tuần giao dịch cuối tháng 3
Chứng khoán tuần qua: VN-Index lình xình điều chỉnh trong tuần giao dịch cuối tháng 3

Tin tức về sự suy yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua đã tác động đáng kể đến các ngành liên quan. Áp lực bán gia tăng và thanh khoản sụt giảm đã khiến VN-Index điều chỉnh và đóng cửa ở mức thấp nhất tuần. Các nhóm ngành như thủy sản, công nghệ - viễn thông, dầu khí, xây dựng đều giảm điểm mạnh, trong khi nhóm bất động sản và bảo hiểm vẫn duy trì diễn biến tích cực. Sự giằng co của thị trường cũng phản ánh trong việc khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh. Các chuyên gia dự báo VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh và chịu áp lực tâm lý trong ngắn hạn, nhưng vẫn duy trì triển vọng tích cực dài hạn với việc kiểm định các vùng hỗ trợ mạnh.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 9:40:16
Viettel Myanmar dốc toàn lực cho người dân sau động đất
Viettel Myanmar dốc toàn lực cho người dân sau động đất

Tin tức về việc Mytel, thương hiệu Viettel tại Myanmar, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi động đất đã tạo ra một tác động tích cực đến ngành viễn thông và xã hội tại Myanmar. Việc cung cấp lương thực, viễn thông miễn phí và hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân đã giúp cải thiện tình hình khẩn cấp và đem lại sự an ủi cho cộng đồng. Điều này thể hiện cam kết của Viettel trong việc hỗ trợ cộng đồng và tái thiết sau các thảm họa, tạo dựng lòng tin và tạo ra giá trị xã hội tích cực.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 8:50:06
NVL: Novaland lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng
NVL: Novaland lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Báo cáo tài chính của Novaland cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu bán hàng và dịch vụ, nhưng cũng ghi nhận lỗ sau thuế do trích lập dự phòng tại dự án Lakeview City. Việc này có thể ảnh hưởng đến ngành bất động sản và tài chính, khi Novaland cần giải quyết vướng mắc về tài chính và pháp lý tại các dự án. Điều này có thể tạo áp lực cho tập đoàn trong việc hoàn thành các cam kết và tái cấu trúc nợ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 5:10:09

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K