Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Giao dịch phái sinh là gì? Thông tin cơ bản về giao dịch phái sinh trên TTCK

View count icon 1281
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Giao dịch phái sinh là hoạt động đầu tư nhận được khá nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư không hề đơn giản, nếu muốn có lãi từ phái sinh, bạn cần am hiểu thật kỹ về cách giao dịch, thời gian cũng như các ưu điểm và hạn chế của loại giao dịch này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu những thông tin quan trọng về giao dịch phái sinh là gì nhé. 

Giao dịch phái sinh là gì?

Giao dịch phái sinh là hình thức giao dịch khi đó nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền mua hoặc quyền bán một loại hàng hoá tại một mức giá xác định và sẽ được chuyển giao trong tương lai.

Đối với hình thức này, người chơi sẽ không giao dịch trực tiếp tài sản mà việc giao dịch sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng và các tài sản cơ sở. 

Trong giao dịch phái sinh, những yếu tố có thể kể đến như: Khối lượng giao dịch, mức giá khớp lệnh, thời gian đến hạn… sẽ được Sở giao dịch quyết định.

co-phieu-phai-sinh

Giao dịch cổ phiếu phái sinh là gì? 

Từ khái niệm giao dịch phái sinh là gì, có thể hiểu, giao dịch cổ phiếu phái sinh là việc giao dịch phái sinh với tài sản cơ sở là cổ phiếu. Quyền mua/bán một mã cổ phiếu sẽ được xác định trong hợp đồng, với một mức giá xác định và thời điểm mua/bán sẽ được cố định là một ngày trong tương lai. 

Ví dụ: 2 bên thoả thuận hợp đồng tương lai với mã cổ phiếu HPG. Ngày 03/01/2023, 2 bên ký hợp đồng đồng với mức giá 19.000 đồng/cổ phiếu, thời gian chuyển giao là ngày 03/03/2022. Nếu ngày 03/03, giá cổ phiếu HPG cao hơn 19.000 đồng/cp, bên mua sẽ có lãi và ngược lại, nếu giá cổ phiếu thấp hơn, bên bán sẽ có lãi.

Các loại giao dịch phái sinh

Có 02 loại giao dịch phái sinh phổ biến trên thị trường hiện nay, đó là:

  • Giao dịch OTC: Giao dịch OTC là những hợp đồng phái sinh được trực tiếp trao đổi và thoả thuận giữa các bên tham gia mà không phải thông qua bất cứ một bên trung gian hay sàn giao dịch nào khác. Trong giao dịch OTC, các sản phẩm chủ yếu xuất hiện như những thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, quyền chọn đặc biệt hay hoán đổi tài chính… Các giao dịch OTC rất khó đo lường giá trị do chúng thường diễn ra riêng tư, không được theo dõi và những thông tin công bố giữa các bên tham gia giao dịch phức tạp.
  • Trao đổi thông qua sàn trung gian – ETD: Loại giao dịch phái sinh này yêu cầu những bên tham gia chỉ được trao đổi những loại hợp đồng chuẩn hoá theo yêu cầu của sàn trung gian, tất cả thông tin sẽ được công bố công khai và được sàn kiểm soát nhằm đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch.

Uu-diem-cua-giao-dich-phai-sinh

Ưu điểm và hạn chế của giao dịch phái sinh là gì?

Ưu điểm 

Có tính thanh khoản cao

Các giao dịch phái sinh có nhiều ưu điểm nhằm hỗ trợ tính thanh khoản hơn, có thể kể đến như:

  • Nhà đầu tư có thể tận dụng những lợi thế về đòn bẩy tài chính
  • Thực hiện giao dịch – bù trừ với tốc độ nhanh chóng
  • Không có giới hạn trong việc nắm giữ cổ phiếu
  • Có thể liên tục dự đoán xu hướng và tiềm năng của thị trường.

Không giới hạn về số lượng giao dịch phái sinh phát hành và niêm yết

Khác với thị trường thông thường, giao dịch phái sinh sẽ không bị giới hạn về số lượng giao dịch phái sinh phát hành và niêm yết. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh có giới hạn về vị thế như sau:

  • Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp: Tối đa 20.000 vị thế mỗi tài khoản
  • Đối với nhà đầu tư (tổ chức): Tối đa 10.000 vị thế mỗi tài khoản
  • Đối với nhà đầu tư (cá nhân): Tối đa 5.000 vị thế mỗi tài khoản.

Có thể bán khống

Các nhà đầu tư có thể bán khống giao dịch phái sinh phái sinh. Trong khi đó, giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ bị giới hạn. Điều này lý giải do giao dịch chứng khoán cơ sở còn phụ thuộc vào tổ chức phát hành và đôi lúc bị cấm hoặc hạn chế tại một số thị trường nhất định.

Dễ dàng phòng ngừa trước rủi ro về biến động giá

Giao dịch phái sinh còn được sử dụng trong việc phòng ngừa những rủi ro đối với vị thế của một loại tài sản cơ sở. Từ đó có thể giảm được những thiệt hại và thua lỗ khi tài sản với vị thế cơ sở đang trên đà giá bất lợi.

Sử dụng để đầu cơ, tích trữ

Những giao dịch phái sinh có ưu điểm vô cùng nổi trội là tính đầu cơ. Như chúng ta đều biết, thị trường luôn mang tính hai chiều (tăng hoặc giảm). Chính vì vậy, nhà đầu tư có thể kiếm lời khi giao dịch chứng khoán phái sinh bằng cách dự đoán đúng đường xu hướng của tài sản.

Không hạn chế thời gian giao dịch

Nếu như đối với những giao dịch cơ sở thì thời gian giao dịch là T+2 thì giao dịch phái sinh là T+0. Nhà đầu tư có thể chốt lời/lỗ ngay trong ngày.

Lợi thế trong đòn bẩy tài chính

Ví dụ: bạn muốn mua cổ phiếu A với giá 100.000đ/cổ phiếu, nếu bạn sử dụng đòn bẩy tài chính 1:100 thì chỉ cần bỏ ra 1.000đ sẽ sở hữu 1 cổ phiếu A.

Mặc dù đòn bẩy tài chính là một lợi thế của giao dịch phái sinh, tuy nhiên hãy cân nhắc để sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp vì đây có thể là con dao hai lưỡi đối với các nhà đầu tư nhé.

hạn-chế-của-giao-dịch-phái-sinh

Hạn chế

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm kể trên của giao dịch phái sinh, chúng còn có những nhược điểm như sau:

Rủi ro trong đầu cơ

Trong trường hợp giá thay đổi không theo dự đoán của nhà đầu tư, lúc này sẽ xuất hiện việc thua lỗ. Đặc biệt, nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính thì mức thua lỗ sẽ được tính theo tỷ lệ của số vốn đầu tư ban đầu. Điều này có thể khiến nhà đầu tư “cháy tài khoản” và bị call margin.

Phải thanh toán hàng ngày

Cơ chế của giao dịch phái sinh là việc phải thanh toán hàng ngày. Tất cả các khoản lỗ/lãi sẽ được tính hàng ngày và phản ánh trực tiếp trên tài khoản của nhà đầu tư.

Khi mức ký quỹ thực tế xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì, các nhà đầu tư sẽ phải bổ sung ký quỹ ngay nếu không vị thế sẽ bị đóng lại, gây tổn thất nặng nề.

Quy định về thời gian giao dịch phái sinh

Khi giao dịch phái sinh sẽ đều có những quy định cụ thể về ngày thực hiện thanh toán cũng như ngày đáo hạn phái sinh trên mỗi hợp đồng. Nếu bạn không nắm rõ các điều này thì nguy cơ bị thiệt hại rất lớn. Trong trường hợp đến ngày đáo hạn mà bạn không thực hiện hợp đồng, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tốt dẫn đến nguy cơ tổn thất tài chính.

Thời gian giao dịch phái sinh được quy định từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần và nghỉ lễ theo quy định của bộ Luật Lao Động: 

Phiên sáng:

  • 8h45 – 9h: Mở cửa phiên khớp lệnh định kỳ với lệnh LO, ATO
  • 9h – 11h30: Mở cửa phiên khớp lệnh liên tục lệnh LO, MOK, MAK, MTL
  • 8h45 – 11h30: Mở cửa giao dịch thỏa thuận

Phiên chiều:

  • 13h – 14h30: Mở cửa phiên khớp lệnh định kỳ với lệnh LO, MOK, MAK, MTL
  • 14h30 – 14h45: Mở cửa phiên khớp lệnh liên tục lệnh LO, ATC
  • 13h45 – 14h45: Mở cửa giao dịch thỏa thuận

Khoảng thời gian từ 11h30 đến 13h là thời gian nghỉ trưa và đóng cửa thị trường vào 14h45.

Nhung-luu-y-khi-tham-gia-giao-dich-phai-sinh

Những lưu ý khi tham gia giao dịch phái sinh

Ký quỹ chính là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi giao dịch phái sinh. Mỗi công ty sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ ký quỹ, nhà đầu tư phải tuân thủ theo để giữ được vị thế của mình trong hợp đồng. 

Vậy ký quỹ ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch phái sinh? Nếu mức ký quỹ xuống quá thấp bạn sẽ bị đóng vị thế, đây là điều không ai mong muốn nếu trong lúc thị trường đang diễn biến tốt nhưng bạn không có vị thế để mua/bán.

Nếu bạn tham gia vào thị trường phái sinh, trước khi ra quyết định, bạn cần phải cẩn trọng, sáng suốt và cân nhắc thật kỹ, không nên để sự biến động ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư của bạn. Trong trường hợp sử dụng giao dịch ký quỹ, bạn không nên đầu tư theo cảm xúc tránh đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến những tổn thất về tài chính.

Trên đây là những thông tin quan trọng để trả lời được câu hỏi: giao dịch phái sinh là gì. Qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, bổ trợ cho quá trình tích lũy tài sản của mỗi cá nhân. Hiểu rõ hơn về một công cụ đầy điềm năng trong đầu tư sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội sinh lời tốt. Vì thế, đừng bỏ các các thông tin hữu ích về chứng khoán phái sinh, để có được cho mình lựa chọn phù hợp nhất nhé.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27
Chỉ số DXY là gì? Hướng dẫn cách đọc chỉ số để phân tích thị trường hiệu quả

Chỉ số DXY là một trong những số liệu quan trọng liên quan đến đồng đô la Mỹ mà bạn cần tìm hiểu nếu muốn dấn thân vào ngành tài …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 10:19:59
Bản tin chứng khoán ngày 18/11: Thị trường đảo chiều cuối phiên, nhóm chứng khoán tăng tích cực

Hôm nay, thị trường chung có phiên biến động khá mạnh. Ngay từ khi mở cửa, VN-Index đã phải chịu áp lực bán mạnh, khiến chỉ số chung sụt giảm …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-11-2024 4:23:24

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K