Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

EBITDA là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số EBITDA trong đầu tư chứng khoán

View count icon 4547
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Là một nhà đầu tư chứng khoán, bạn cần tìm hiểu về các doanh nghiệp cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty đó. Có nhiều chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá yếu tố này, chỉ số EBITDA là một trong số đó. Cụ thể EBITDA là gì? Ứng dụng và ý nghĩa của chỉ số này trong đầu tư chứng khoán, cụ thể ra sao? Hãy cùng VNSC tìm hiểu về chỉ số EBITDA qua bài viết dưới đây nhé!

EBITDA là gì?

EBITDA là viết tắt của 6 từ tiếng Anh: Earnings Before Interest (Lợi nhuận trước lãi suất), Taxes (Thuế),  Depreciation (Khấu hao), Amortization (Phí hao mòn). Chỉ tiêu EBITDA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Dựa trên các yếu tố bổ sung này, chỉ số EBITDA giúp nhà phân tích loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng từ kế toán và tài chính (Lãi suất trả nợ, thuế thu nhập, khấu hao, phí hao mòn) có gây nhiễu thông tin. 

Chỉ số EBITDA giúp bạn tập trung hơn về lợi nhuận thực tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, EBITDA thường được sử dụng để phân tích và so sánh mức lợi nhuận giữa các doanh nghiệp và giữa các nhóm ngành.

ebitda-la-gi

Công thức tính EBITDA như thế nào?

Dưới đây là công thức tính EBITDA chuẩn mà nhà đầu tư có thể tham khảo áp dụng:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Khấu hao

hoặc

EBITDA = EBIT + Khấu hao

Trong đó: 

  • EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế được xác định theo công thức sau:
  • EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

Ví dụ công thức tính EBITDA như sau:

Công ty C cung cấp các thông số tài chính như sau: Lợi nhuận sau thuế là 100 tỷ đồng, Chi phí lãi vay 20 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 10 tỷ đồng, khấu hao tài sản cố định 10 tỷ đồng. Dựa theo công thức trên, ta sẽ xác định được chỉ số EBITDA = 100+20+10+10 = 140 tỷ đồng.

Ý nghĩa của chỉ số EBITDA trong phân tích đầu tư

Chỉ số EBITDA được sử dụng phổ biến trong đánh giá và phân tích doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, quản lý để thúc đẩy sự tăng trưởng hiệu quả kinh doanh.

  • EBITDA đo lường hiệu suất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp:  Không có sự tác động của các yếu tố gây biến đổi, nhà đầu tư sẽ thấy được hiệu quả kinh doanh cốt lõi, xem xét khả năng tạo lợi nhuận của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
  • EBITDA giúp so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành: Cho phép nhà đầu tư so sánh được doanh nghiệp nào đang hoạt động hiệu quả hơn trong ngành, mà không có sự tác động của các yếu tố cấu trúc tài chính, cách tính khấu hao hay mức thuế.

y-nghia-cua-EBITDA

  • Quản lý tài chính và định giá doanh nghiệp: EBITDA cung cấp cái nhìn tổng quan và khách quan hơn về khả năng sinh lời của công ty. Chỉ số này cần thiết trong quá trình định giá công ty khi thực hiện các thương vụ mua bán.
  • Xây dựng kế hoạch tài chính kinh doanh: EBITDA hỗ trợ công ty xây dựng kế hoạch tài chính và dự đoán tương lai. Bằng cách tập trung và hiệu quả kinh doanh cốt lõi, công ty đó có thể tự ước tính được chi phí và nguồn tài chính cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.
  • Đánh giá tiềm năng tăng trưởng doanh nghiệp: Giúp đánh giá liệu doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững trong tương lai được hay không, dựa trên lợi nhuận thực tế từ hoạt động kinh doanh.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số EBITDA

Chỉ số EBITDA được sử dụng nhiều trong đánh giá doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng mà nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp cần hiểu rõ:

Lợi thế khi dùng chỉ số EBITDA: Phản ánh hiệu suất kinh doanh cốt lõi chính xác và sâu sắc nhất. Theo quan điểm của tỷ phú Warren Buffett, nếu doanh nghiệp đã mua tài sản cố định từ trước đó, thì chi phí khấu hao thực chất không phải là khoản phải chi ra định kỳ. Nhìn chung, chỉ số EBITDA cho một bức tranh tài chính đẹp hơn.

Hạn chế khi dùng chỉ số EBITDA

  • Chỉ số EBITDA không thể biểu thị dòng tiền của doanh nghiệp, bởi thuế và tiền lãi là tiền mặt. Nếu một công ty không nộp thuế hay không vay tiền để kinh doanh thì gần như không thể tồn tại được.
  • EBITDA dễ bị ảnh hưởng bởi các mánh khóe kế toán, sai lệch kết quả nhằm tạo bảng báo cáo tài chính đẹp cho doanh nghiệp, tạo lợi nhuận cao để thuyết phục các nhà đầu tư.
  • Chỉ số EBITDA khiến công ty có vẻ được định giá rẻ hơn so với thực tế, ảnh hưởng đến khả năng phân tích đánh giá cổ phiếu.

So sánh sự khác biệt của EBITDA và EBIT 

Bên cạnh EBITDA vẫn còn 1 chỉ số khác là EBIT dễ gây nhầm lẫn. Vậy, EBITDA và EBIT khác nhau như thế nào?

EBIT và EBITDA thường là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá đo lường hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. EBIT (Earning Before Interest and Tax) là khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay, đánh giá lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khác với EBITDA, EBIT không bao gồm thuế và cấu trúc vốn nên có thể thể hiện được khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty, giúp việc so sánh giữa các doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn.

su-khac-biet-cua-ebitda-va-ebit

Ứng dụng của EBITDA trong phân tích đầu tư như thế nào?

Chỉ số EBITDA được ứng dụng nhiều trong đầu tư chứng khoán, phân tích lựa chọn doanh nghiệp. Hãy cùng nhìn nhận rõ hơn những ứng dụng của EBITDA trong thực tế đầu tư:

EBITDA được dùng nhiều trong các mô hình định giá doanh nghiệp, nhằm xác định cơ hội đầu tư, cụ thể như: EBITDA Margin, EV/EBITDA, Net Debt/EBITDA… EBITDA được dùng để so sánh các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành, tron khoảng thời gian dài, cho cái nhìn khách quan nhất.

  • EBITDA Margin hay tỷ suất lợi nhuận hoạt động tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức: EBITDA Margin = EBITDA/ Doanh thu thuần. Tỷ suất này cho thấy nỗ lực cắt giảm các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả hay không. Trường hợp EBITDA margin cao cho thấy chi phí hoạt động của doanh nghiệp thấp hơn so với tổng doanh thu, do vậy hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt.
  • Chỉ số Net Debt/ EBITDA (Nợ vay ròng/ EBITDA) cho thấy doanh nghiệp cần thời gian bao lâu mới có thể trả hết toàn bộ các khoản nợ. Giá trị ‘’Nợ vay ròng = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn – Tiền và tương đương tiền”. Nợ vay ròng thấp cho thấy doanh nghiệp đang vay nợ trong mức có thể chi trả, so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Bởi, nhu cầu sử dụng vốn giữa các ngành sẽ khác nhau, thì tỷ lệ này sẽ khác nhau.
  • Chỉ số EV/EBITDA được dùng phổ biến trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp. Giá trị này sẽ cho thấy được khả năng và thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp, không đổi qua các năm. Chỉ số EV/EBITDA càng thấp sẽ càng tốt, cho thấy cổ phiếu này có tiềm năng sinh lời lớn.

Những lầm tưởng của nhà đầu tư liên quan đến chỉ số EBITDA

Việc sử dụng chỉ số EBITDA tưởng trừng khá dễ dàng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn gây ra nhiều lầm tưởng cho nhà đầu tư. Cụ thể có 2 lầm tưởng lớn nhất mà nhà đầu tư gặp phải liên quan đến chỉ số EBITDA:

  • Nhiều người lầm tưởng chỉ số EBITDA đại diện cho dòng tiền bởi chỉ số này đã loại bỏ các chi phí liên quan đến khấu hao tài sản. Tuy nhiên, EBITDA không tính đến sự thay đổi của vốn lưu động, dòng tiền đầu tư hay dòng tiền tài chính. Do vậy, chỉ số này không thể thay thế các giá trị trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • EBITDA gây ra các lầm tưởng về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Do EBITDA loại bỏ nhiều chi phí nên cho ra kết quả tuyệt đối lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thuần. Vì lý do đó nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng chỉ số này để đánh bóng hình ảnh về khả năng sinh lời cao. Do vậy, nhà đầu tư nên phân tích kỹ các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả kinh doanh của công ty ở thực tế.

lam-tuong-chi-so-EBITDA-trong-dau-tu

Trên đây là những phân tích về EBITDA cùng ý nghĩa của chỉ số này trong việc phân tích doanh nghiệp. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích để nhà đầu tư hiểu bản chất, ý nghĩa cũng như vai trò của chỉ số này trong phân tích cổ phiếu, lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để xuống tiền hiệu quả.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K