Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

ĐHCĐ DNP Holding: Mục tiêu gần 9.700 tỷ đồng doanh thu, ưu tiên đầu tư hạ tầng và nước sạch ĐBSCL

Các mảng kinh doanh cốt lõi như nước sạch, môi trường, hệ sinh thái ngành nước và gia dụng tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính.

1 toan canh phien hop dai hoi dong co dong dnp holding 2025

Ngày 25/04/2025, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần DNP Holding đã diễn ra tại Đồng Nai.

Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.673 tỷ đồng, đồng thời xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược là tập trung cho các dự án hạ tầng nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long – khu vực chịu nhiều áp lực về an ninh nguồn nước và tác động từ biến đổi khí hậu. 

Kết quả kinh doanh năm 2024 ổn định ở các lĩnh vực cốt lõi, tối ưu hiệu quả và đầu tư có chọn lọc

Doanh nghiệp đã theo đuổi nhất quán chiến lược củng cố năng lực cốt lõi, tối ưu hiệu quả vận hành và đầu tư có chọn lọc. Với tư duy quản trị dựa trên hiệu quả dài hạn, DNP ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 8.898 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 229 tỷ đồng, vượt 21,2% so với năm 2023.

Đáng chú ý, nếu loại trừ các ảnh hưởng hợp nhất kế toán sau sáp nhập, lợi nhuận thực tế đạt tới 417 tỷ đồng, tăng trưởng 4,3%. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 192 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 50% so với cùng kỳ. Các mảng kinh doanh cốt lõi như nước sạch, môi trường, hệ sinh thái ngành nước và gia dụng tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính.

Năm 2025 tập trung cao độ cho các dự án nước sạch quy mô vùng, kiến tạo hạ tầng bền vững cho miền Tây

Tại Đại hội, DNP Holding đã công bố mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2025 đạt 9.673 tỷ đồng, trong đó mảng nước sạch tiếp tục là một trong những trụ cột chiến lược với doanh thu mục tiêu 1.496 tỷ đồng.

unnamed%20(1)(1)

Trọng tâm đầu tư năm 2025 là 2 dự án nước sạch quy mô vùng liên tỉnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm giải quyết bài toán thiếu nước, sụt lún và xâm nhập mặn vốn đang đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội của khu vực.

Trong đó, dự án Vùng 1 – cấp nước thô cho các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre – tổng công suất thiết kế 600.000 m³/ngày đêm. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ trong quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 3/2021 và được tích hợp trong Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt vào tháng 2/2022, dự kiến sẽ được DNP Water khởi công chính thức trong Q3/2025.

Về tiến độ, giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành trong quý I/2028, giá bán buôn nước thô dự kiến khởi điểm năm đầu tiên chỉ từ 3.500 đồng/m3.

DNP Holding trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh hệ sinh thái để tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội – từ ngành nước, nhựa hạ tầng đến gia dụng và vật liệu xây dựng.

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi vận hành, từ sản xuất tại nhà máy đến dịch vụ khách hàng, đồng thời đầu tư vào thiết bị hiện đại và hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm rút ngắn chu kỳ chuyển giao công nghệ.

Các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu như Inochi và vật tư ngành nước sẽ được ưu tiên mở rộng thị trường quốc tế.

DNP Holding cũng chủ động phối hợp cùng tỉnh Đồng Nai trong kế hoạch di dời hoạt động sản xuất khỏi KCN Biên Hòa 1 vào năm 2026, đúng theo chủ trương chuyển đổi khu công nghiệp cũ thành khu đô thị – dịch vụ hiện đại.

Doanh nghiệp xem đây là thời điểm để tái cấu trúc toàn diện mô hình sản xuất – vận hành ở địa điểm mới có cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, phù hợp với định hướng mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất trong giai đoạn tiếp theo.

Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K