Chứng khoán phái sinh là một kênh đầu tư hấp dẫn mà rất nhiều người tham gia và thành công tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, để đầu tư phái sinh hiệu quả không hề đơn giản, bạn cần thực sự hiểu rõ về thị trường này, trong đó có thông tin về ngày đáo hạn phái sinh. Vậy đáo hạn phái sinh là gì? Có ảnh hưởng thế nào? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu chi tiết về ngày đáo hạn phái sinh trong bài viết dưới đây nhé.
Ngày đáo hạn phái sinh là gì?
Đáo hạn phái sinh (Tiếng anh: Expiration Date) được hiểu là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Vì thế, trước ngày này nhà đầu tư cần phải đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ.
Sau khi hết ngày đáo hạn thì dù là hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai đều sẽ không còn giá trị. Do đó, ngày đáo hạn phái sinh cũng chính là ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn.
Đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn hay hoàn tất vị thế để nhận tài sản hoặc lợi nhuận, bạn sẽ không có quyền chọn mua/không mua hay bán/ không bán theo vị thế. Lúc đó hợp đồng hết hạn và trở nên vô giá trị.
Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào?
Tùy vào công cụ phái sinh bạn lựa chọn giao dịch mà phiên đáo hạn phái sinh sẽ xảy ra ở ngày khác nhau. Nếu ở thị trường Hoa Kỳ thì ngày đáo hạn quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết chính là ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng, đồng nghĩa sau ngày này hợp đồng sẽ hết hạn.
Những quyền chọn dựa theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu thì ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn quy định của hợp đồng, tức là nếu quy định trên hợp đồng là ngày thứ Sáu, ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.
Ngày đáo hạn phái sinh còn được hiểu là ngày đến hạn thanh toán, ngày các công cụ phái sinh quyết toán, ngày nghĩa vụ trong hợp đồng không còn được tích lũy hay ngày cuối cùng để thực hiện việc thanh toán theo giá trị hợp đồng.
Tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh là ngày nào?
Tại thị trường Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh định kỳ được quy định là ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn. Tháng đáo hạn ở đây được hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng tính trong 2 quý gần nhất.
Mỗi công cụ phái sinh sẽ có quy định ngày đáo hạn cụ thể, nhà đầu tư dễ dàng đọc được thông tin của phiên đáo hạn phái sinh là gì trong hợp đồng mà các bên đã ký.
Nguồn: Vietstock
Ví dụ: trong tháng 3/2023 có hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là VN30F2303. Ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng này là ngày 22/07/2022, ngày giao dịch cuối cùng là ngày 16/03/2023. Đến ngày 17/03, các hợp đồng phái sinh sau khi kết thúc sẽ được thanh lý bằng tiền, ngày này cũng được gọi là ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F2303.
Ảnh hưởng việc đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?
Trong thực tế, chứng khoán phái sinh khi đáo hạn có tác động đến toàn thị trường. Thông thường, xu hướng chung trước ngày đáo hạn là thị trường sẽ bị biến động khá mạnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Vào ngày đáo hạn, dù nhà đầu tư đang thuộc vị thế nào đều cần phải thực hiện trách nhiệm của vị thế trong giao dịch hoặc quyết định không thực hiện hợp đồng như việc chấp nhận hợp đồng trở nên vô giá trị. Lúc đó, họ sẽ ra quyết định mua/ bán hoặc không mua/ không bán để chốt lời hoặc cắt lỗ.
- Ngày đáo hạn phái sinh càng đến gần, hoạt động giao dịch phái sinh càng mạnh như một cách để nhà đầu tư đo lường, đánh giá kết quả giao dịch \trong thời gian vừa qua có đạt hiệu quả hay không.
Năm 2017 đã có dữ liệu thống kê rằng, các phiên giao dịch ATC xảy ra tình trạng tăng giảm đột ngột. Hầu hết các mã giao dịch trên sàn có sự chênh lệch so với những phiên ATC trước và xu hướng chung đều là giảm giá.
Ví dụ cụ thể: Mã VN30 F2201 có lịch đáo hạn phát sinh tháng 1/2022, trong đó ngày giao dịch đầu tiên – ngày giao dịch cuối cùng lần lượt là: 20/11/2021 – 21/01/2022. Giai đoạn đầu thì mã này không có nhiều sự biến động hoặc thay đổi giao dịch đến từ thị trường. Nhưng bắt đầu từ ngày 15/12/2021 thì thị trường trở nên nhộn nhịp hơn, tính đến thời điểm 19/01/2022 thì thị trường sụt giảm mạnh.
Tổng hợp thắc mắc của nhà đầu tư về ngày đáo hạn phái sinh
Sau đây là một số vấn đề mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu đáo hạn phái sinh là gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu đến ngày đáo hạn mà nhà đầu tư không đóng vị thế đối với hợp đồng tương lai?
Đến ngày đáo hạn T mà bạn vẫn chưa đóng vị thế mua của hợp đồng tương lai, bạn được coi là không nắm giữ vị thế mua vào ngày T+1 đến T+n. Nếu muốn giữ vị thế mua của hợp đồng này, bạn bắt buộc phải bán hợp đồng đang nắm giữ rồi mua một hợp đồng mới ở vị thế mua cho tháng kế tiếp.
Điều này tương tự như khi bạn ở vị thế bán. Nếu đến ngày đáo hạn mà bạn vẫn chưa thực hiện vị thế của mình, bạn vẫn được giữ hợp đồng nhưng lúc đó sẽ không có quyền bán/không bán theo vị thế nữa. Như vậy, nếu muốn giữ vị thế bán của mình thì bắt buộc phải bán hợp đồng và mua một hợp đồng mới (mở vị thế mới) vào tháng liền kề tiếp theo.
Giá thanh toán có bị ảnh hưởng gì nếu không đóng vị thế vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai?
Trường hợp nhà đầu tư không chủ động đóng vị thế dù đã kết thúc ngày đáo hạn thì Sở giao dịch chứng khoán và hệ thống giao dịch sẽ tự động đóng vị thế, tiến hành thanh toán lãi/lỗ theo đúng mức giá đóng cửa ở chỉ số VN30.
Có nghĩa là: Thay vì bạn chủ động thực hiện vị đóng vị thế của mình và sẽ được thanh toán theo giá đặt ra trong thỏa thuận hợp đồng, thì lúc này bạn chỉ được thanh toán theo giá đóng cửa của chỉ số VN30.
Ví dụ: Bạn mua mã hợp đồng tương lai A có ngày đáo hạn là 17/06/2022. Bạn đặt lệnh mua hợp đồng giá 1590, giá hợp đồng cuối phiên đóng cửa là 1595, chỉ số VN30 cuối phiên ATC là 1600.
Khi bạn chủ động đóng vị thế bằng cách bán hợp đồng, giá bán lúc đó sẽ tính theo giá ATC đóng cửa là 1595. Nhưng nếu bạn không đóng vị thế dù đã quá ngày đáo hạn, hệ thống tự động đóng vị thế và tiền hành thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 1600.
Lý do khiến cho giá trước khi đáo hạn phái sinh có sự biến động?
Nguyên nhân chính được đưa ra là do hoạt động thực hiện vị thế của nhà đầu tư diễn ra ồ ạt trên thị trường. Chưa kể đến các chứng khoán cơ sở trong hợp đồng có sự biến động mạnh nhằm mục đích điều hướng thị trường hoặc do sự thao túng của các “cá mập”.
Thực tế nếu nhiều “cá mập” cùng thực hiện vị thế mua ở ngày đáo hạn phái sinh sẽ làm chỉ số VN30 biến động, từ đó họ thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ và áp đảo hoàn toàn vị thế còn lại.
Cần lưu ý gì khi đến ngày đáo hạn phái sinh?
Mỗi sản phẩm chứng khoán phái sinh luôn có những đặc điểm cụ thể và quy định khác nhau về ngày đáo hạn phái sinh. Khi đã lựa chọn tham gia vào thị trường phái sinh, bạn cần quan tâm đến thông tin ngày đáo hạn, từ đó kịp thời thực hiện các giao dịch chốt lời – cắt lỗ hiệu quả.
Khi kết thúc phiên giao dịch vào ngày đáo hạn phái sinh đối với hợp đồng tương lai, lúc này, chỉ số của hợp đồng tương lai cũng chính là chỉ số VN30. Do đó, phần chênh lệch giữa hợp đồng tương lai với chỉ số VN30 là khoản lãi/lỗ mà nhà đầu tư có thể nhận được.
Nếu không chú ý về thời gian đáo hạn chứng khoán phái sinh, bạn sẽ có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội nhận những khoản lợi nhuận tốt, thậm chí là có thể gặp rủi ro do thị trường biến động. Vì thế, hãy lưu ý thật kỹ về mốc thời gian quan trọng này để đưa ra quyết định mua/bán phù hợp nhất nhé. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu đáo hạn phái sinh là gì, thời gian đáo hạn phái sinh để vận dụng cho quá trình đầu tư của mình.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/