Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Cổ phiếu phòng thủ là gì? Đánh giá tiềm năng trong năm 2023

View count icon 2384
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Cổ phiếu phòng thủ được mệnh danh là “khắc tinh” của nền kinh tế suy thoái. Đây là lựa chọn của rất nhiều người khi thị trường có sự biến động mạnh, tình trạng lạm phát tăng cao. Vậy tại sao nhóm cổ phiếu này lại được đánh giá cao đến vậy? Trong năm 2023 này, liệu cổ phiếu phòng thủ có là xu hướng hay không? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu về các mã cổ phiếu phòng thủ trong bài viết dưới đây.  

Cổ phiếu phòng thủ là gì?

Cổ phiếu phòng thủ (Defensive Stock) là cổ phiếu giúp người nắm giữ sở hữu cổ tức, có thu nhập ổn định bất chấp tình hình thị trường có đang bất ổn hay không. Điều này là do các công ty phát hành cổ phiếu phòng thủ thường hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu, khó có thể cắt giảm dù thị trường biến động.

co-phieu-phong-thu-la-gi

Các mã cổ phiếu phòng thủ sẽ trở nên hấp dẫn khi thị trường có những bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hay lạm phát tăng cao. Nhà đầu tư lâu năm thường sử dụng chiến lược phòng thủ bằng cách bổ sung nhóm cổ phiếu này vào danh mục của mình để đảm bảo an toàn tài chính.

Đặc điểm nhóm cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ thường được phát hành bởi những công ty lớn, có danh tiếng và thuộc các nhóm ngành hàng thiết yếu. Đặc điểm chung của những doanh nghiệp này là dòng tiền mạnh, khả năng vượt qua sự suy thoái của thị trường cực kỳ cao. Đồng thời, do cung cấp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu nên cổ phiếu phòng thủ luôn duy trì sự ổn định trong các giai đoạn khác nhau.

Do có độ an toàn cao nên giá cổ phiếu phòng thủ thường không tăng/giảm quá nhiều. Điều này giúp hạn chế rủi ro nhưng cũng khiến lợi nhuận thu được kém hấp dẫn hơn các mã cổ phiếu khác. Đây là các mã cổ phiếu phù hợp với những người không muốn mạo hiểm mà muốn bảo vệ danh mục đầu tư của mình. 

Một số đặc điểm nổi bật của cổ phiếu phòng thủ có thể kể tới như: 

  • Trước những biến động xấu của thị trường thì cổ phiếu phòng thủ có xu hướng ổn định hơn, đồng thời có khuynh hướng sinh lời tốt hơn, nhưng khi thị trường ổn định thì mức độ sinh lời thường khá thấp, giá luôn giữ ở mức an toàn, biên độ tăng thấp.
  • Không mang đặc tính chu kỳ mà luôn giữ được sự ổn định. Các doanh nghiệp thuộc nhóm phòng thủ cũng thường chia cổ tức đều đặn. 
  • Ít chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế.
  • Thường có rủi ro thấp nên không quá hấp dẫn với những người ưa mạo hiểm.

Các chỉ số cần lưu ý của cổ phiếu phòng thủ

Khi phân tích về cổ phiếu phòng thủ, có 3 chỉ số quan trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Chỉ số Beta: Thông thường các cổ phiếu phòng thủ có chỉ số Beta <1 là yếu tố bắt buộc, duy trì ở mức này thì cổ phiếu mới có sự ổn định và ít biến đổi.
  • Cổ tức: Những doanh nghiệp thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn hằng năm bằng tiền hoặc cổ phiếu.
  • Chỉ số P/E: Bên cạnh việc hỗ trợ định giá cổ phiếu thì chỉ số P/E duy trì ở mức thấp là đặc điểm chung của những cổ phiếu phòng thủ.

chi-so-beta-nho-hon-1

Các nhóm cổ phiếu phòng thủ tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, cổ phiếu phòng thủ hiện nay được chia thành 3 nhóm ngành. Các nhóm ngành này thuộc lĩnh vực kinh doanh, sản xuất mặt hàng thiết yếu hằng ngày nên ít chịu tác động bởi những diễn biến của nền kinh tế, chính trị, xã hội. Cụ thể, các nhóm cổ phiếu phòng thủ là: 

Cổ phiếu phát hành bởi công ty sản xuất, phân phối khí đột, điện nhà nước 

Dù đất nước đang trong thời kỳ suy thoái, tăng trưởng chậm thì nhu cầu về điện, khí đốt không thể hoàn toàn loại bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng nhưng không bị tác động quá mạnh, chưa kể còn được hưởng lợi nhiều hơn do nhu cầu sinh hoạt, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp phục vụ con người vẫn phải tiếp diễn. 

Các mã quen thuộc với nhà đầu tư trong nhóm ngành này có thể kể tới như:  

  • BWE (CTCP nước – môi trường Bình Dương) 
  • DRL (CTCP thủy điện – điện lực 3),…

Cổ phiếu phát hành bởi các công ty sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu 

Cụ thể là những ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ con người như thực phẩm, nước uống, đồ dùng cho phụ nữ,… Đa số những ngành hàng này ít bị chi phối bởi biến động và chu kỳ của nền kinh tế. Những cái tên đáng nhắc đến như:

  • IDP (CTCP sữa quốc tế)
  • MSN (CTCP tập đoàn Masan),…

Cổ phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp y tế 

Dù có xảy ra chiến tranh hay thiên tai thì y tế là hoạt động phải luôn được duy trì để phục vụ, đảm bảo an toàn sức khỏe của con người. Điều này giúp các doanh nghiệp y tế luôn hoạt động ổn định, ít chịu biến động từ thị trường và thậm chí còn tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn thị trường downtrend. 

Ví dụ như năm 2021 trước tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất, cổ phiếu VMD – Dược phẩm Vimedimex Bình Dương liên tục lập đỉnh, tăng 155% sau 14 phiên giao dịch. Tiếp đến là cổ phiếu TRA của Traphaco cũng liên tục tăng kịch trần, lợi nhuận đạt từ 1000 đến 2000 tỷ đồng trong năm 2021.

co-phieu-nganh-y-te

Một số cái tên nổi bật trong nhóm ngành này có thể kể tới như:  

  • DND (Công ty Dược – Thiết bị y tế Bình Định)
  • DP3 (Công ty dược phẩm Trung ương 3)
  • DTP (Công ty dược phẩm DCP1 Hà Nội),
  • TRA (CTCP Traphaco),…

Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu phòng thủ 

Cổ phiếu phòng thủ là một trong nhiều lựa chọn được nhà đầu tư ưu tiên khi thị trường có sự biến động. Đây là nơi trú ẩn khá an toàn cho người chơi để bảo đảm tài chính của bản thân. 

Tuy nhiên, để đạt được kết quả đầu tư tốt nhất thì bạn nên tìm hiểu kỹ về nhóm cổ phiếu này, nắm vững các kiến thức nền tảng để không bị rủi ro cũng như đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư không nên “vơ đũa cả nắm” và quy ra rằng doanh nghiệp nào thuộc các nhóm ngành nói trên đều là cổ phiếu phòng phủ. Rất nhiều yếu tố được đưa ra để bạn đánh giá, so sánh và chọn lựa mã cổ phiếu tốt, nhưng quan trọng nhất chính là tổ chức phải có mô hình kinh doanh ổn định, có tỷ lệ thâm dụng vốn thấp và tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp. 

Ngoài ra, các mã cổ phiếu của công ty lớn, hoạt động tốt, thuộc các nhóm ngành thiết yếu nhưng không phải 3 nhóm ngành trên cũng có thể được coi là mã cổ phiếu phòng thủ.

tiem-nang-co-phieu-phong-thu

Bạn không nên chỉ đầu tư duy nhất nhóm cổ phiếu này trong danh mục mà cần đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, lựa chọn các cổ phiếu của công ty uy tín, cổ phiếu thuộc nhóm VN30. 

Khi thị trường ổn định, các cổ phiếu phòng thủ thường có tốc độ tăng trưởng thấp, thậm chí có một số nhóm ngành còn khó thanh khoản trên thị trường. Vì thế, để đảm bảo nguồn vốn bạn cần theo dõi kỹ lưỡng, lựa chọn nhóm cổ phiếu thuộc nhóm ngành xu hướng, nổi bật và có tính thanh khoản cao. Đồng thời, kết hợp với mã cổ phiếu phòng thủ để tối ưu lợi nhuận của mình. 

Đánh giá nhóm cổ phiếu phòng thủ tiềm năng 2023

Như vậy, cổ phiếu phòng thủ là nhóm cổ phiếu có tính ổn định với các chu kỳ kinh tế, có mức rủi ro khá thấp, mức độ tăng trưởng tốt trong thời kỳ bất ổn hay khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu đánh giá ở góc độ nền kinh tế tăng trưởng thì những cổ phiếu phòng thủ không quá hấp dẫn vì chỉ mang lại lợi tức rất thấp.

Nhìn vào thực tế thị trường nửa cuối năm 2022, các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn cổ phiếu phòng thủ thuộc các nhóm ngân hàng, bảo hiểm, ngành vận tải, kinh doanh sữa, nhiệt, điện, than,…

Theo nhận định của ông Huỳnh Minh Tuấn – chuyên gia chứng khoán, nhà sáng lập FIDT:

  • Thị trường đã phải chịu tác động từ rủi ro vĩ mô trong năm 2022 này cụ thể như cuộc chiến tranh kinh tế giữa Mỹ – Trung Quốc, tình hình căng thẳng chính trị tại Ukraine, lãi suất tăng, USD đạt mốc giá lịch sử, nguy cơ suy thoái kinh tế ở Châu Âu,…  Vì thế, trong năm 2023, tình trạng lạm phát vẫn có thể tiếp diễn
  • Năm 2023 thị trường sẽ có triển vọng tốt hơn về gần cuối năm, các nhóm ngành tốt nên cân nhắc như Tiện ích, chăm sóc y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản, … Ngoài ra những ngành về logistics, xuất nhập khẩu, cảng biển cũng sẽ có những “điểm sáng” trước tín hiệu kinh tế toàn cầu ổn định và cân bằng trở lại.

(Nguồn: VnEconomy)

Các mã cổ phiếu phòng thủ tiềm năng năm 2023

Trên các sàn giao dịch của Việt Nam, các chuyên gia đánh giá chung về thị trường cổ phiếu phòng thủ năm 2023 và lựa chọn ra các nhóm mã ngành có mức độ tăng trưởng ổn định để nhà đầu tư tham khảo:

  • Nhóm tài chính: Mã VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại thương.
  • Ngành tiêu dùng: Mã VNM – Vinamilk, SAB – Tổng CTCP Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn.
  • Ngành dược phẩm: Mã DVN – Tổng công ty Dược Việt Nam, DHG – CTCP Dược Hậu Giang, VMD – Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương, TRA – CTCP Traphaco.
  • Ngành bất động sản: Mã KDH – CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền, VRE – CTY CP Vincom Retail.
  • Ngành vật liệu xây dựng: Mã BMP – CTCP Nhựa Bình Minh.
  • Công nghiệp đa ngành: PHR – CTCP cao su Phước Hòa.
  • Ngành phân bón: DCM – CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau, POW – Tổng CTY Điện lực Dầu khí Việt Nam, NT2 – CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.
  • Ngành điện nước: PPC – CTCP Nhiệt điện Phả Lại,  BWE – CTY CP nước -môi trường Bình Dương, TDM – CTCP nước Thủ Dầu Một.

co-phieu-phong-thu-nam-2023

Mặc dù hiện tại thị trường đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhà nước cũng liên tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể lơ là, mất cảnh giác trước những rủi ro trong đầu tư. Việc bổ sung thêm một số mã cổ phiếu phòng thủ vào danh mục đầu tư của mình sẽ giúp bạn đa dạng hóa nguồn thu nhập cùng phân tán rủi ro hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về cổ phiếu phòng thủ mà mỗi nhà đầu tư cần nắm để ứng dụng vào chiến lược của mình. Cổ phiếu phòng thủ hiện tại có thể dễ dàng mua/bán trên các sàn giao dịch. Bạn hãy tham khảo, cân đối với danh mục đầu tư của mình để đảm bảo an toàn, tối ưu hoá lợi nhuận, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K