Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

CIR là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số CIR của các ngân hàng

View count icon 16126
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trong ngành tài chính ngân hàng, chỉ số CIR có vai trò đặc biệt quan trọng giúp mọi người biết được hiệu quả hoạt động và những giá trị mà ngân hàng tạo ra. Vậy khái niệm CIR là gì? Tại sao chỉ số này lại có ý nghĩa đặc biệt với doanh nghiệp hay tổ chức ngân hàng? Bài viết sau sẽ trình bày chi tiết cách tính chỉ số CIR chính xác và cung cấp những thông tin liên quan đến chỉ số này.

CIR là gì?

Chỉ số CIR (tiếng Anh là Cost to Income Ratio) thường được dùng cho ngành ngân hàng, là khái niệm cho thấy tổng chi phí trong hoạt động của ngân hàng chiếm bao nhiêu % doanh thu. Số CIR càng thấp có nghĩa là ngân hàng/doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhiều người thường dựa vào chỉ số này để đánh giá và phân tích hoạt động của doanh nghiệp hay ngân hàng để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

chi-so-cir

Dựa vào chỉ số CIR, nhà đầu tư có thể thấy mối quan hệ giữa tổng thu nhập và chi phí, nếu tỷ lệ chi phí dựa trên thu nhập càng ở mức thấp thì hiệu suất hoạt động của ngân hàng càng tốt. Chính vì thế, đội ngũ quản trị và điều hành ngân hàng luôn cố gắng tìm cách để cải thiện tỷ lệ CIR xuống mức càng thấp càng tốt hoặc cố gắng sử dụng cùng mức chi phí nhằm tạo ra thêm nhiều giá trị nhất có thể.

Ý nghĩa của CIR với các doanh nghiệp

CIR là thước đo khi đánh giá hiệu quả doanh nghiệp

Thông qua chỉ số CIR, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá một cách tổng quan về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bỏ ra mức chi phí đó thì doanh thu đã đạt được có tốt không, thu nhập được bao nhiêu từ chi phí đó, nếu thêm chi phí thì doanh thu có tăng nhiều không…Chính vì CIR có vai trò trong nhiều khía cạnh như vậy nên đây cũng là thước đo doanh nghiệp.

Nếu muốn hạ thấp tỷ lệ CIR, một vài ngân hàng sẽ tiến hành cắt giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm bởi việc hạ thấp chi phí có thể khiến cho sự trải nghiệm của khách hàng giảm dẫn đến độ hài lòng đi xuống và ít lựa chọn dịch vụ hơn. Điều này có thể tạo nên sự sụt giảm về doanh thu nhanh hơn, khiến hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả.

y-nghia-cua-chi-so-cir

Trong thực tế, đa phần các ngân hàng đều tìm cách tăng thêm doanh thu mà vẫn giữ nguyên mức chi phí như: tăng cao hiệu suất làm việc, kích thích hiệu quả của công việc… Họ sẵn sàng chi thêm các khoản chi phí để thu về mức lợi nhuận nhiều hơn. Đây chính là cách chính xác nhất để tối ưu hóa chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Căn cứ cho nhà đầu tư

Nếu là nhà đầu tư chứng khoán đang quan tâm đến cổ phiếu ngành ngân hàng thì chỉ số CIR là một yếu tố không thể bỏ qua. CIR sẽ cho bạn thấy ngân hàng có đang hoạt động và kinh doanh hiệu quả không. Với số vốn đã có, ngân hàng sẽ áp dụng phương pháp nào để mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư hay ngân hàng chỉ đang tiêu tốn quá nhiều vốn cho các chi phí?

Nếu mức CIR của ngân hàng đang quá cao trong khi tổng thu nhập lại thấp thì cần phải đánh giá lại bộ máy nhân sự hoặc người quản lý đưa ra chiến lược hoạt động. Từ những yếu tố này, nhà đầu tư có thể tham khảo để quyết định đầu tư vào hay không.

Tham khảo để nắm bắt xu hướng của thị trường

Các nhà đầu tư ứng dụng tỷ lệ CIR và những chỉ số khác (thặng dư cổ phần, điểm hòa vốn…) để nắm bắt xu hướng thị trường chính xác hơn, đồng thời đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Lưu ý rằng, tổng chi phí ở trong chỉ số CIR bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí Marketing, trả lương nhân sự, phí môi giới…

Ngân hàng cũng dựa việc phân tích các chi phí đã bỏ ra để xác định xu hướng của thị trường đang theo hướng nào để có chiến lược phù hợp. Người quản lý tốt sẽ biết cách lựa chọn tăng thêm lợi ích trước khi đầu tư nhiều hơn hay sẵn sàng trả mức chi phí lớn để có doanh thu tốt hơn. 

Mục tiêu khi xây dựng chiến lược phát triển

Thông thường, chỉ số CIR thường được tính toán sau mỗi chu kỳ sản xuất, chính vì thế, các chủ doanh nghiệp thường coi CIR như là một cột mốc để xác định mục tiêu, kế hoạch đầu tư cho những giai đoạn tiếp theo. Tỷ lệ CIR là căn cứ để ngân hàng đặt ra các mục tiêu phát triển cho những hoạt động trong thời gian sắp tới. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh ngắn hạn tùy theo mỗi giai đoạn cụ thể. 

So sánh tương quan giữa các ngân hàng 

Chỉ số về tỷ lệ CIR có thể được các nhà đầu tư và phân tích sử dụng để so sánh về thành tích và tương quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Để có CIR như mong muốn , các ngân hàng cần phải áp dụng các chiến lược tiết kiệm chi phí, đồng thời đầu tư nhiều hơn, mạnh mẽ hơn nhằm tăng doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo tối ưu hóa chi phí. 

Cho thấy tình hình nền kinh tế chung của Việt Nam

Chính phủ và ngân hàng Nhà nước thông qua chỉ số CIR của doanh nghiệp (đặc biệt là CIR của các ngân hàng) sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động của nền kinh tế nói chung. Từ cơ sở này mà đưa ra chính sách tổng quan về nền kinh tế, sâu hơn là ban hành các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho sự phát triển.

Cách tính chỉ số CIR của các ngân hàng

cach-tinh-cir-cua-ngan-hang

Cách tính chỉ số CIR thường được sử dụng như sau:

CIR = (Tổng chi phí vận hành/ Tổng doanh thu nhận được) x 100

Trong đó: 

  • Tổng chi phí vận hành của doanh nghiệp = các khoản chi phí cố định (nguyên vật liệu sản xuất, thuê văn phòng, tiền lương nhân viên…) + chi phí các dịch vụ + chi phí cho bán hàng + nộp thuế + một số chi phí phát sinh khác (khoản này sẽ không bao gồm khoản chi phí dành cho dự phòng)
  • Tổng doanh thu = thu nhập của lãi thuần + lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ, hoạt động mua bán ngoại hối, giao dịch chứng khoán kinh doanh, giao dịch chứng khoán đầu tư và những hoạt động khác + thu nhập từ các hoạt động góp vốn, mua bán giao dịch cổ phần.

Ví dụ: Tỷ lệ CIR của Ngân hàng Vietcombank đạt được trong quý II năm 2022 như sau:

vi-du-cir-cua-vietcombank

  • Tổng doanh thu = 1+2+3+4+5+6= 31.300.785 (tỷ đồng)
  • Tổng chi phí vận hành = 7= 10.324.968 (tỷ đồng)

Chỉ số CIR = 10.324.968 / 31.300.785 x 100 = 33%

Quy tắc áp dụng để tính chỉ số CIR chính xác nhất

quy-tac-tinh-cir

Để tính toán chính xác chỉ số CIR bạn cần áp dụng 5 quy tắc cần nhớ sau:

  • Biết tổng chi phí vận hành của doanh nghiệp

Bạn cần tổng hợp lại tất cả chi phí của doanh nghiệp khi hoạt động một cách chính xác bao gồm: trả lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí bảo trì và sửa chữa thiết bị máy móc, nộp thuế, chi phí cho marketing…

  • Biết rõ toàn bộ chi phí tài chính

Phần này sẽ bao gồm mọi khoản thanh toán có liên quan đến tài sản của doanh nghiệp đang phân tích. Đây là phần dịch vụ nợ của ngân hàng (tương tự như một khoản thế chấp hoặc cho thuê mặt bằng, văn phòng). Doanh nghiệp hoặc ngân hàng thường thanh toán định kỳ loại chi phí này cho bên đầu tư của mình theo kỳ hạn hàng tháng, hàng quý.

  • Biết tổng thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp

Tổng thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ doanh thu kiếm được từ các hoạt động kinh doanh, chưa trừ các khoản chi phí và thuế. Nếu như ngân hàng hoặc doanh nghiệp có nhiều nguồn thu khác nhau thì cần đảm bảo tính chính xác của mọi dòng thu nhập. Sau đó, cộng tất cả các khoản thu nhập với nhau để ra tổng thu nhập tài chính.

  • Tính toán chỉ số thu nhập từ hoạt động kinh doanh 

Chính là khoản doanh thu sau khi trừ đi các chi phí tài chính nhưng được tính trước khi tính chi phí hoạt động. Kết quả này cho thấy thu nhập đến từ những hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. 

  • Áp dụng đúng công thức tính CIR

Để tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR chính xác nhất, bạn hãy sử dụng đúng công thức ở trên.

Ví dụ: Chi phí hoạt động của ngân hàng A trong quý I là 3 tỷ, mức thu nhập là 8 tỷ. Áp dụng công thức tính chỉ số CIR như trên sẽ có CIR = (3 tỷ / 8 tỷ) x 100 = 37.5 %. Kết quả này cho thấy ngân hàng A đang có lợi nhuận.

Phương pháp để cải thiện chỉ số CIR tốt hơn

cai-thien-cir

Các chuyên gia có nhiều phương pháp khác nhau giúp các doanh nghiệp cải thiện chỉ số CIR ở mức tốt. Trong đó, 2 cách được áp dụng phổ biến nhất là:

  • Tăng thêm năng suất bán các loại hàng hóa, dịch vụ: Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng những hoạt động cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có. Cách này giúp tăng thêm độ trung thành và tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp.
  • Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới: Phương pháp này tập trung vào sản phẩm mới sẽ đáp ứng các nhu cầu thị trường: Để thực hiện cách này, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực và công nghệ của mình trong phát triển sản phẩm mới. Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những khách hàng tiềm năng, sản phẩm dẫn đầu xu thế thị trường.

Lưu ý rằng, cải thiện CIR bằng phương pháp nào thì mức chi phí đầu tư cũng khá lớn. Vì thế, nhà quản lý doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược ngắn hạn hay dài hạn chính xác và đưa ra quyết sách đúng đắn. Chỉ có tối ưu được mức chi phí tốt nhất đồng thời tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn để tăng doanh thu.

Banner CTA

Các thông tin về CIR là gì hay cách tính chỉ số CIR chính xác nhất đã được trình bày rõ ràng trong bài viết trên. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về doanh nghiệp hay các ngân hàng và có quyết định đầu tư chính xác.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K