Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Chỉ số PMI – Khái niệm, phân loại, ý nghĩa và cách tính

View count icon 3683
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trong bối cảnh kinh tế biến động, mọi người cũng quan tâm hơn tới các chỉ số kinh tế. Bên cạnh lạm phát, PMI cũng là một chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá tình trạng kinh tế. Vậy chỉ số PMI là gì? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu về chỉ số này trong bài viết dưới đây.

Chỉ số PMI là gì?

Purchasing Manager Index (PMI) là Chỉ số Quản lý thu mua của một quốc gia. Chỉ số này được tính toán và cập nhật đều đặn hàng tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group. Số liệu tính PMI thu thập qua khảo sát các nhà quản lý cung ứng và đại diện các ngành hàng.

Chi-so-PMI-la-gi

Dựa vào chỉ số PMI, nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà hoạch định và các chuyên gia kinh tế đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sức khỏe kinh tế của một quốc gia. Từ đó đưa ra quyết định thu mua hoặc hoạch định chính sách phù hợp.

Phân loại chỉ số PM

PMI liên quan tới sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ nên gồm 2 loại sau: PMI sản xuất và PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ). Cụ thể:

Chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số PMI sản xuất được ứng dụng để quản lý sức mua trong các ngành sản xuất. Thành phần PMI sản xuất gồm 5 yếu tố: đơn hàng mới (30%), sản xuất (25%), việc làm (20%), giao hàng từ nhà cung cấp (15%) và hàng tồn kho (10%). Số liệu tính toán được tập hợp từ khảo sát của những nhà cung ứng và quản lý thu mua từ hơn 400 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Chỉ số PMI dịch vụ (PMI phi sản xuất)

Chỉ số PMI dịch vụ được ứng dụng để dự đoán tình hình của các ngành công nghiệp dịch vụ nói chung. Chỉ số này gồm 3 thành phần là hoạt động kinh doanh, số lượng đơn đặt hàng mới và thời gian giao hàng của nhà cung ứng. Tỷ trọng mỗi thành phần được điều chỉnh theo thời vụ.

Số liệu tính toán PMI dịch vụ thu thập từ bảng khảo sát của hơn 370 nhà quản lý chuỗi cung ứng thuộc 62 lĩnh vực phi sản xuất. Những nhà quản lý này đại diện cho 9 khu vực tương ứng trong hệ thống phân ngành chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

Chi-so-PMI-dich-vu-PMI-phi-san-xuat

Tính chỉ số PMI của Việt Nam như thế nào?

Chỉ số PMI tại Việt Nam do S&P Global điều tra, là kết quả của bình quân gia quyền 5 yếu tố: đơn đặt hàng mới (30%), sản lượng (25%), việc làm (20%), thời gian giao hàng của các nhà cung cấp (15%), tồn kho hàng mua (10%).

Số liệu tính toán được thu thập từ bảng khảo sát của 400 nhà quản lý mua hàng trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau trên cả nước. Người được chọn làm khảo sát dựa vào lĩnh vực hoạt động và quy mô đóng góp vào GDP cả nước.

PMI bao nhiêu là tốt? Cách đọc chỉ số PMI

Cách đọc chỉ số PMI  theo tháng như sau:

  • Nếu PMI > 50: Tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng kinh tế đang tốt hơn tháng trước đó.
  • Nếu PMI = 50: Không có sự thay đổi về tình hình sản xuất và kinh doanh.
  • Nếu PMI < 50: Hoạt động sản xuất kinh doanh đang thu hẹp, tình hình đang suy giảm.

Như vậy, PMI trên 50 được coi là chỉ số tốt, báo hiệu tình hình hoạt động kinh doanh và kinh tế đang có bước phát triển tốt hơn.

Cập nhật chỉ số PMI của Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam tiếp tục giảm, từ 46,7 của tháng 4 xuống 45,3 trong tháng 5. Đây là lần giảm thứ 3 liên tiếp, mức độ giảm tương đối mạnh kể từ tháng 9/2021. Điều này là kết quả tất yếu do tình trạng kinh tế chung trên thế giới.

Cap-nhat-chi-so-PMI-cua-Viet-Nam-hien-nay

Các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng khiến sản lượng và số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh. Cụ thể, số lượng đơn đặt hàng đã giảm mạnh nhất trong 20 tháng trở lại đây. Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới  từ nước ngoài cũng giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

Tình trạng đơn đặt hàng giảm khiến doanh nghiệp giảm sản lượng tháng thứ 3 liên tiếp, tốc độ giảm nhanh nhất tính từ tháng 1. Trong đó, lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian giảm mạnh nhất.

Chỉ số này đã giảm lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay, ở mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng mừng là áp lực giá cả đã giảm, chi phí đầu vào lần đầu tiên đã giảm sau 3 năm. Các đơn vị sản xuất có thể tăng giá để tăng nhu cầu mua hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PMI

Mặc dù là một chỉ số được sử dụng rộng rãi, PMI cũng có những ưu và nhược điểm riêng

Ưu điểm chỉ số PMI như sau:

  • Số liệu tính toán PMI dựa vào khảo sát thực tế của những nhà quản lý doanh nghiệp nên đảm bảo độ chính xác.
  • Chỉ số PMI thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng kinh tế. Từ đó, nhà quản lý nắm được hoạt động kinh doanh đang hiệu quả hay không.
  • Đây là chỉ số kinh tế đầu tiên được cập nhật đều đặn hàng tháng, có tính thường trực cao. PMI giúp nhà quản lý dự đoán được xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tiếp theo.

Nhược điểm của chỉ số PMI:

  • Vì PMI dựa vào số liệu của khu vực sản xuất nên chỉ phản ánh riêng tình hình kinh tế của lĩnh vực này, chưa phản ánh được tình trạng chung của nền kinh tế.
  • Câu trả lời khảo sát của những nhà quản lý doanh nghiệp không loại trừ khả năng mang tính chủ quan, gian dối. Do đó, kết quả PMI có thể không phản ánh đúng tình hình thực tế.
  • Trước đây, ngành sản xuất giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, PMI có lợi thế trong việc đánh giá tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên, ngành sản xuất đang giảm dần sự quan trọng, thay thế bởi những ngành khác. Do đó, chỉ số này có thể mất dần lợi thế trong tương lai.

Ý nghĩa của chỉ số PMI

PMI là một trong những chỉ số quan trọng của nền kinh tế hiện nay. Chỉ số này là thước đo sức khỏe nền kinh tế tác động tới các đơn vị cung ứng và quyết định mua hàng của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Thước đo “tình trạng sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia

Các ngành sản xuất chiếm phần lớn tỷ trọng nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, chỉ số PMI được coi là thước đo sức khỏe nền kinh tế quốc gia. Nó có thể giúp các nhà quản lý, nhà lãnh đạo đưa ra chính sách, quyết định đầu tư phù hợp.

Tác động tới quyết định mua hàng công ty

Chỉ số PMI gồm 5 phần, thể hiện 5 khía cạnh khác nhau. Dựa vào đó, nhà quản lý đánh giá được tình hình sản xuất, số lượng đơn hàng, số lượng hàng hóa và các yếu tố liên quan tới hàng hóa dịch vụ khác. Đây là chìa khóa quan trọng để họ đưa ra quyết định thu mua hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tac-dong-toi-quyet-dinh-mua-hang-cong-ty

Cụ thể, dựa vào PMI, nhà quản lý biết được số lượng đơn đặt hàng, hàng tồn kho và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định có nên sản xuất thêm không, sản xuất thêm bao nhiêu, cần mua thêm bao nhiêu nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất đó.

Tác động tới các đơn vị cung ứng

Dựa vào PMI, các doanh nghiệp cung ứng dự đoán được nhu cầu thị trường. Từ đó, họ tính toán nhu cầu sản xuất và điều chỉnh giá sản phẩm phù hợp. Cụ thể, nhu cầu thị trường tăng, nhà cung ứng có thể tăng giá sản phẩm, khi nhu cầu giảm, nhà cung ứng có thể điều chỉnh giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng.  

Ảnh hưởng của chỉ số PMI đến thị trường chứng khoán

PMI không chỉ ảnh hưởng tới quyết định của các nhà quản lý, nhà sản xuất và cung ứng, nó còn ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vì PMI thường có xu hướng biến động trước các hoạt động kinh tế nên nhà đầu tư có thể dựa vào PMI để dự đoán diễn biến thị trường, xu hướng phát triển sắp tới.

Anh-huong-cua-chi-so-PMI-den-thi-truong-chung-khoan

Đặc biệt những nhà đầu tư vào cổ phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Dựa vào PMI được công bố hàng tháng, nhà đầu tư dự đoán được xu hướng biến động của lĩnh vực đang tham gia. Từ đó tìm cách điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về chỉ số PMI mà VNSC muốn chia sẻ tới nhà đầu tư. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu và biết cách theo dõi chỉ số này, sử dụng nó để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.

Banner CTA

Cùng chủ đề

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm như thế nào?

Lạm phát là một trong những thước đo quan trọng phản ánh tình trạng kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát những năm gần …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 23-12-2024 11:26:57
Top 3 công cụ tính lãi kép online hữu ích

Lãi kép là chiến lược tài chính hiệu quả giúp tăng trưởng tài sản vượt trội, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, để tính toán chính xác …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-12-2024 5:12:06
(Cập nhật liên tục) Mức lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024? Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư được những người có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn. Cách …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-12-2024 3:16:16

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K