Call margin là điều không nhà đầu tư nào muốn gặp phải trong chứng khoán. Đây là dấu hiệu cho thấy việc đầu tư đang dần thua lỗ và tài sản giảm xuống mức báo động. Vậy call Margin là gì? Làm gì khi bị call margin? Và Làm thế nào để tránh tình trạng này? Cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Call margin là gì?
Call margin là lệnh gọi ký quỹ, là thông báo từ công ty chứng khoán tới khách hàng, đề nghị nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.
Để hiểu rõ hơn, nhà đầu tư cần biết về margin. Margin là việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán, sử dụng chính số lượng chứng khoán sẽ mua để thế chấp cho số tiền vay này.
Khi thị trường không thuận lợi, giá trị chứng khoán giảm, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán sẽ giảm. Tỷ lệ này giảm tới dưới mức ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện call margin để cảnh báo khách hàng.
Mức ký quỹ duy trì là bao nhiêu phụ thuộc vào quy định mỗi công ty. Khi tỷ lệ ký quỹ xuống dưới mức này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện call margin qua cuộc gọi, tin nhắn hoặc email để yêu cầu tăng tỷ lệ ký quỹ.
Nếu không thực hiện yêu cầu đúng hạn, công ty có quyền bán chứng khoán của khách hàng mà không cần hỏi ý kiến trước. Đây được coi như việc bán tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ đã cho vay. Thời hạn thực hiện quy định tại mỗi công ty là khác nhau, có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tỷ lệ ký quỹ.
Ví dụ về Call margin
Ví dụ về call margin: Công ty chứng khoán A quy định tỷ lệ ký quỹ duy trì là 50%. Một nhà đầu tư X có 300 triệu đồng, vay thêm 200 triệu đồng margin để mua cổ phiếu, X sử dụng lô cổ phiếu này để thế chấp khoản vay.
Sau một thời gian, giá trị lô cổ phiếu bị giảm 50%. Nếu không vay margin, X chỉ lỗ 150 triệu đồng, vì vay margin nên số tiền lỗ lên tới 250 triệu đồng, giá trị cổ phiếu chỉ còn 250 triệu đồng.
Nếu trừ đi khoản vay margin, tài sản của X chỉ còn 250 – 200 = 50 triệu đồng. Tỷ lệ ký quỹ duy trì lúc này sẽ là 50/250 = 20% < 50% tỷ lệ ký quỹ duy trì quy định. Như vậy, tài khoản của nhà đầu tư X đã bị call margin. Lúc này nhà đầu tư có 2 lựa chọn, một là nộp thêm tiền vào tài khoản, hai là bán bớt cổ phiếu để tăng tỷ lệ ký quỹ lên.
Ban đầu, khi mới mở vị thế, tỷ lệ ký quỹ sẽ cao. Khi giao dịch, giá cổ phiếu biến động, tỷ lệ ký quỹ cũng thay đổi. Khi mức ký quỹ giảm xuống dưới mức quy định sẽ bị call margin. Nếu không can thiệp kịp thời, tài khoản của bạn sẽ mất trắng.
Khi nào thì bị call margin?
Tất cả nhà đầu tư sử dụng margin để mua chứng khoán đều có thể đối mặt với call margin. Khi nhận thấy tỷ lệ ký quỹ sắp nhỏ hơn ngưỡng duy trì, nhà đầu tư cần chủ động tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo (tài sản ròng) lên. Nếu để tỷ lệ ký quỹ xuống dưới ngưỡng duy trì, công ty chứng khoán sẽ thực hiện call margin.
Vậy làm thế nào để nhận biết tài khoản bị call margin trước đó? Có thể tham khảo một số dấu hiệu dự báo sau:
- Khi công ty phát hành cổ phiếu bạn mua có vấn đề khiến giá cổ phiếu đi xuống. Một số nguyên nhân như công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận giảm, thành viên ban điều hành bị bắt… đều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
- Khi thị trường chứng khoán giảm điểm cũng tác động tới giá cổ phiếu của bạn. Nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, thị trường chứng khoán suy thoái, thị trường tài chính biến động… đều có thể tác động tới giá chứng khoán.
Cách tính margin call
Công thức tính tỷ lệ ký quỹ duy trì (call margin) như sau:
Trong đó:
- Tổng tài sản: Giá trị cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
- Nợ: Số tiền vay ký quỹ
- Tổng tài sản – Nợ = Tài sản ròng: Số tiền ban đầu còn lại sau khi đầu tư.
Dựa theo ví dụ về call margin ở trên: Tổng tài sản ban đầu của nhà đầu tư X là 500 triệu đồng, cũng là giá trị cổ phiếu mà X đang sở hữu. Số tiền ban đầu là 300 triệu đồng. Số tiền vay ký quỹ là 200 triệu đồng.
Sau khi đầu tư và giá cổ phiếu giảm 50%, tổng tài sản cũng giảm 50% chỉ còn 250 triệu đồng. Số tiền vay ký quỹ không đổi vẫn là 200 triệu đồng, số tiền ban đầu chỉ còn lại 50 triệu đồng mà thôi.
Cần làm gì khi bị call margin?
Nhận được cuộc gọi margin call là điều không nhà đầu tư nào muốn gặp phải. Thường người bị call margin sẽ bị bất ngờ bối rối không biết xử lý như thế nào, nhất là với người chơi mới.
Lúc này, nhà đầu tư cần giữ bình tĩnh, thực hiện các biện pháp can thiệp theo yêu cầu của công ty chứng khoán để tăng tỷ lệ ký quỹ lên tới ngưỡng an toàn. Có 2 sự lựa chọn như sau:
- Thứ nhất: Nộp thêm tiền vào tài khoản để tăng giá trị tài sản ròng lên.
- Thứ hai: Bán bớt cổ phiếu (đóng bớt vị thế) để giảm số lượng margin đã sử dụng.
Tiếp tục với ví dụ trên: Khi gặp call margin, nhà đầu tư X có 2 sự lựa chọn:
- Thứ nhất: Nạp thêm tối thiểu 150 triệu đồng, tài sản ròng và tổng tài sản đều tăng thêm 150 triệu đồng. Theo đó, tỷ lệ ký quỹ lúc này sẽ là 50 + 150250 + 150 = 50%, đã quay trở lại ngưỡng an toàn.
- Thứ hai: Bán bớt tối thiểu 150 triệu đồng cổ phiếu, tổng tài sản sẽ giảm đi 150 triệu đồng. Khi đó, tỷ lệ ký quỹ sẽ là 50250 – 150 = 50%, đã quay trở về mức an toàn.
Làm thế nào để tránh rơi vào call margin?
Call margin là dấu hiệu cho thấy danh mục đầu tư đang không tốt, giá cổ phiếu giảm, giá trị tài sản đang giảm dần. Chắc chắn không nhà đầu tư nào muốn mình rơi vào hoàn cảnh này. Vậy call margin có tránh được không? Làm thế nào để tránh rơi vào call margin? Có một số cách như sau:
- Trước khi giao dịch, đọc kỹ các quy định về tỷ lệ call margin của sàn giao dịch và công ty chứng khoán. Tính toán trước số tiền cần ký quỹ dựa vào tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì của mỗi công ty. Từ đó quyết định sử dụng bao nhiêu tiền ký quỹ phù hợp nhất.
- Hãy nhớ “lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro tương ứng”, sử dụng margin cao mang đến cơ hội lợi nhuận lớn nhưng cũng dễ rơi vào call margin. Do đó, nhà đầu tư hãy tính toán và lựa chọn vị thế phù hợp, không nên mở vị thế có quy mô quá lớn khi chưa thành thạo hay chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư thực tế.
- Kiểm soát việc sử dụng số tiền ký quỹ khả dụng hợp lý trong tài khoản. Với giao dịch đơn lẻ, không nên sử dụng quá 1% tiền mặt trong tài khoản. Với tất cả giao dịch, không nên sử dụng quá 5% tại bất kỳ thời điểm nào.
- Chú trọng việc quản trị rủi ro khi đầu tư bằng cách đặt sẵn các lệnh stoploss để cắt lỗ kịp thời. Trong trường hợp thị trường đang lên, lệnh này cũng giúp nhà đầu tư “thu tay” kịp thời, không để thị trường dẫn dắt.
Ngoài ra, để không bị rơi vào call margin, nhà đầu tư cần xem xét ngay từ đầu có nên sử dụng margin hay không, cụ thể:
- Đối với người mới tham gia thị trường không nên đăng ký sử dụng margin vì chưa có kinh nghiệm xử lý các rủi ro khi sử dụng công cụ này. Khi margin call xảy ra, người chơi sẽ bị bối rối, không biết xử lý thế nào dẫn tới tài khoản về 0 hoặc âm.
- Những người không có nhiều tiền mặt cũng không được khuyến khích sử dụng ký quỹ. Nguyên nhân vì khi margin call xảy ra, nếu không bổ sung tiền mặt kịp thời, người chơi sẽ phải bán bớt cổ phiếu đang sở hữu hoặc bị công ty chứng khoán bán giải chấp. Dù trường hợp nào thì đều phải chịu thiệt hại về tài chính.
Tỷ lệ Margin của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay
Theo sự thay đổi với tỷ lệ margin của các công ty chứng khoán Việt Nam thì thời gian đáo hạn vay, phí dịch vụ cũng khác nhau. Nhà đầu tư nên quan tâm đến sự thay đổi mới nhất của những chỉ số này để lựa chọn phương pháp phù hợp theo năng lực.
Trước tác động của các chính sách tăng lãi suất của FED, xu hướng tăng lãi suất đang ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước cũng đã có nhiều đợt điều chỉnh lãi suất. Cũng nằm trong xu hướng đó, các công ty chứng khoán đã có các điều chỉnh với lãi vay margin.
Hiện nay mức lãi suất vay margin tại một số công ty chứng khoán (cập nhật tháng 12/2022) như sau:
Tên công ty | Tỷ lệ lãi vay margin |
Công ty Cổ phần Chứng khoán Vndirect | 13,8%/năm |
Công ty chứng khoán TCBS | 14%/năm |
Công ty chứng khoán ACB | 14%/năm |
Công ty chứng khoán Yuanta | 13,5%/năm |
Công ty chứng khoán SSI | 13,5%/năm |
Công ty chứng khoán Maybank | 13,49%/năm |
Công ty chứng khoán VPBank | 14 - 15%/năm |
Công ty chứng khoán FPTS | 13,14%/năm |
Công ty chứng khoán HSC | 14,5%/năm |
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) | 13,5%/năm |
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) | 14,5%/năm |
Chứng khoán Bản Việt | 13,3%/năm |
Trên đây là những thông tin về call margin là gì, làm thế nào khi bị call margin và cách tránh call margin nhà đầu tư cần hiểu rõ trước khi gia nhập thị trường. Chứng khoán Vina hy vọng những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sử dụng margin hiệu quả nhất, làm đòn bẩy tài chính tốt cho việc đầu tư, thu được lợi nhuận cao.