Chứng quyền là sản phẩm tài chính mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư nhờ khả năng sinh lời tốt. Tính giá chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư ước lượng được lợi nhuận và khả năng sinh lời của sản phẩm đầu tư. Vậy cách tính giá chứng quyền như thế nào là chuẩn? Bạn đọc quan tâm hãy cùng VNSC tìm hiểu cách tính giá chứng quyền và các thông tin liên quan qua bài viết dưới đây để đầu tư hiệu quả.
Các loại giá chứng quyền cần biết khi đầu tư
Giá cả chứng khoán thay đổi ảnh hưởng nhiều đến giá trị chứng quyền và lợi nhuận đầu tư của người sở hữu. Do vậy, việc tìm hiểu các loại giá, tính giá chứng quyền rất quan trọng khi đầu tư sản phẩm tài chính này.
Cơ chế giá của chứng quyền khá phức tạp, dưới đây là 3 loại giá chứng quyền bạn cần nắm rõ:
- Giá thực hiện chứng quyền: Là giá mà người sở hữu chứng quyền có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở tại ngày đáo hạn. Giá thực hiện không đổi trong suốt thời hạn của chứng quyền và đã được ấn định từ trước. Loại giá này cũng là cơ sở để người mua chứng quyền xác định lỗ lãi. Giá thực hiện chỉ được điều chỉnh khi chứng khoán cơ sở có các sự kiện diễn ra như trả cổ tức hay phát hành thêm cổ phiếu mới.
- Giá thanh toán: Là mức giá bên phát hành phải trả cho nhà đầu tư vào ngày đáo hạn, được tính bằng trung bình giá của chứng khoán cơ sở trong 5 ngày gần nhất. Trước ngày đáo hạn chứng quyền, sở giao dịch chứng khoán sẽ công bố giá thanh toán chứng quyền. Khi giá thanh toán lớn hơn giá thực hiện, nhà đầu tư sẽ có lãi.
- Giá chứng quyền: Mức giá ban đầu mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu chứng quyền. Sau khi được niêm yết, giá này sẽ là giá giao dịch của CW trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, sau khi niêm yết nhà đầu tư sẽ mua với mức giá phát hành, nhưng ở thị trường thứ cấp hiếm khi nhà đầu tư mua được với giá niêm yết mà giá này sẽ điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.
Cách tính giá chứng quyền chuẩn nhất được áp dụng
Tính giá chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư xác định được lỗ lãi cho khoản tiền của mình. Công thức tính giá chứng quyền chuẩn mà bạn có thể áp dụng:
Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian
Trong đó:
- Giá trị nội tại là khoảng chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở với giá thực hiện. Trường hợp, chứng quyền có giá trị nội tại nhỏ hơn hoặc bằng 0 sẽ không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, nếu ở vị thế bán, ngược lại với vị thế mua.
- Giá trị thời gian là khoản chênh lệch giữa giá trị chứng quyền thực tế trên thị trường và giá trị nội tại. Giá trị này sẽ giảm dần theo thời gian và tiến về 0 khi đến ngày đáo hạn.
Công thức tính giá chứng quyền này được ứng dụng khá nhiều khi đầu tư. Khi mà giá chứng khoán cơ sở trên thị trường biến động tăng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng quyền. Do vậy, khi đánh giá chứng quyền cần nhìn nhận và phân tích về thị trường chứng khoán cơ sở, để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào CW hay không.
Cách tính giá hòa vốn chứng quyền khi đầu tư
Đầu tư chứng quyền sẽ hòa vốn trong trường hợp giá chứng khoán cơ sở bằng với giá thực hiện ở thời điểm đáo hạn, diễn ra với cả 2 loại chứng quyền mua hoặc bán. Do vậy, ở công thức trên, giá chứng quyền sẽ bằng 0 ở thời điểm đáo hạn.
Thông thường, điểm hòa vốn sẽ xảy ra khi các giá trị chứng khoán cơ sở có dấu hiệu suy thoái. Lúc này, nhà đầu tư nên bán chứng quyền để cắt lỗ trước khi đến ngày đáo hạn có mức giá thấp hơn giá thực hiện. Hoặc đến ngày đáo hạn mà giá chứng khoán cơ sở vẫn không tăng chỉ bằng với giá thực hiện.
Cách tính lợi nhuận chứng quyền chuẩn
Tùy theo loại chứng quyền mà bạn đang sở hữu, cách tính lợi nhuận CW sẽ có sự khác biệt. Ví dụ như:
- Với chứng quyền mua: Lãi sẽ xảy ra khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn so với giá thực hiện. Lãi của chứng quyền mua sẽ được tính bằng cách lấy [Giá thanh toán – Giá thực hiện]/ Tỷ lệ chuyển đổi.
- Với chứng quyền bán: Lãi sẽ xảy ra khi giá chứng khoán cơ sở thấp hơn so với giá thực hiện. Lúc này, giá trị của khoản lãi này sẽ được xác định bằng cách lấy [Giá thực hiện – Giá thanh toán]/ Tỷ lệ chuyển đổi.
Theo đó, tỷ lệ chuyển đổi của từng loại chứng quyền sẽ được ấn định bởi tổ chức phát hành và có ghi trên thông tin cơ sở CW được công khai.
Chứng quyền sẽ là một kênh đầu tư lý tưởng để bạn tối đa lợi nhuận, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ thua lỗ nếu nhà đầu tư không phân tích, đánh giá thị trường. Cách tính giá chứng quyền trên đây sẽ là cơ sở và căn cứ để ước lượng, dự đoán lỗ lãi khi đầu tư chứng quyền. Hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp nhà đầu tư mới hiểu hơn về các loại giá chứng quyền, cách tính lỗ lãi để đầu tư chứng quyền hiệu quả nhất.