Khi nói đến vàng, nhiều người thường nhắc đến hai khái niệm phổ biến là “vàng tây” và “vàng ta”. Đây là hai loại vàng khác nhau không chỉ về nguồn gốc mà còn cả về thành phần và độ tinh khiết. Hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp người mua lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cùng theo dõi nội dung cách phân biệt vàng tây vàng ta đơn giản trong bài đọc sau đây nhé!
Khái niệm vàng tây và vàng ta
Vàng ta: Loại vàng được khai thác và chế tác tại Việt Nam. Vàng ta nổi tiếng với độ tinh khiết cao, thường giao động từ 98% đến 99.99% (tương đương 23-24k).
- Người ta thường gọi vàng là vàng 24K hay vàng 9999 để thể hiện tính nguyên chất gần như tuyệt đối của nó. Vàng ta mềm và dẻo hơn vàng tây, có màu vàng tươi đẹp mắt. Loại vàng này chủ yếu dùng để đúc thành từng miếng, làm cứng để bảo quản hoặc đem dát uốn thành lá vì nó rất mềm. Trên thực tế, chỉ với 1g vàng bạn có thể dập nó thành tấm rộng 1 mét vuông.
- Tuy nhiên, chính vì đặc điểm này mà việc định hình vàng ta trong ngành trang sức không hề dễ dàng. Rất khó để chế tác vàng ta thành những chiếc nhẫn hoặc vòng tay tinh xảo vì dễ bị móp nên thị trường giao dịch chủ yếu mua vàng thô hoặc đồ trang sức có kiểu dáng đặc biệt có trọng lượng lớn.
Vàng tây là thuật ngữ dùng để chỉ vàng được nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là các nước phương Tây. Vàng tây thường có độ tinh khiết thấp hơn vàng ta, dao động từ 75% đến 92% (tương đương 18-22k). Vàng tây được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo độ tuổi, trong đó có loại 9K, 10K, 18K, 21K,… Các con số kèm theo chữ K tượng trưng cho hàm lượng vàng nguyên chất có trong vàng ta. K là đơn vị karat của tất cả các loại vàng trên thị trường.
- Vàng 9K có hàm lượng vàng nguyên chất là 37,5% – đây là vàng ba tuổi
- Vàng 10K có hàm lượng vàng nguyên chất là 41/7% – đây là vàng bốn tuổi.
- Vàng 14K có hàm lượng vàng nguyên chất là 58,3% – tức là 8 tuổi.
- Vàng 18K có hàm lượng vàng nguyên chất là 75% – đây là vàng 7 tuổi.
Chỉ số càng cao thì vàng càng tốt, ít có tạp chất. Mặc dù có sự đa dạng về mẫu mã và ứng dụng nhưng vàng tây vẫn có nhược điểm cần lưu ý như: Bị xỉn màu do các kim loại có trong vàng bị oxy hóa sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh những sản phẩm làm từ vàng tây để đảm bảo độ mới, vẻ đẹp và độ sáng của vàng.
Cách phân biệt vàng tây vàng ta trong mua bán và đầu tư
Về hình thức:
- Vàng Tây có màu sắc rất đa dạng, có độ cứng, dai nhất định nên dễ dàng uốn nắn, gia công để tạo ra nhiều hình dạng khác nhau. Vàng tây có tính dẫn điện và nhiệt độ không tốt bằng vàng ta. Trang sức vàng tây có chất lượng cao, đẹp nhưng dễ bị xỉn màu nên cần được làm sạch cẩn thận.
- Vàng ta có màu vàng đậm đặc biệt, không pha trộn với bất kỳ màu nào khác, mềm hơn và dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn. Vàng ta rất khó để chế tác chi tiết hoặc đính đá quý. Màu vàng hiếm khi được sử dụng trong các đồ trang sức nhỏ, thiếu sự đa dạng và phong phú về mẫu mã.
Về mức giá:
- Hiện nay, giá vàng ta thường cao hơn vàng Tây. Do lượng vàng khai thác khá ít và được giao dịch với số lượng lớn nên giá giao dịch cao.
- Còn vàng tây có thể khai thác nhiều hơn, thâm chí còn được tạo ra bởi con người nên giá của chúng có phần cạnh tranh hơn so với vàng ta. Nhiều người chọn mua vàng tây thay vì vàng ta vì mức giá rẻ hơn nhiều cũng như sự đa dạng về mẫu mã.
Ngoài ra bạn có thể phân biệt vàng thật giả theo những mẹo sau đây:
- Kiểm tra tem vàng: Vàng ta thường có tem chứng nhận độ tinh khiết cao (23-24k), trong khi vàng tây thường có độ tinh khiết thấp hơn và được đánh dấu từ 18k trở xuống.
- Quan sát màu sắc: Vàng ta thường có màu vàng đậm, rực rỡ do độ tinh khiết cao, trong khi vàng tây có thể có màu vàng nhạt hơn do được pha trộn với các kim loại khác. Vàng thật có độ nhẵn, bóng, mịn nhất định. Khi sờ lên không cảm thấy sần sùi, có lỗ li ti, các vết lõm đáng ngờ.
- Đánh giá độ mềm dẻo: Cả vàng ta và vàng Tây ít nhiều đều là kim loại mềm. Khi cầm trên tay, bạn có thể dùng lực bóp nhẹ hoặc dùng răng cắn (nếu có thể). Vàng giả sẽ rất cứng sẽ không để lại dấu vết.
- Thử bằng máy kiểm định: Sử dụng máy kiểm định kim loại quý để xác định chính xác hàm lượng vàng trong sản phẩm. Lõi bên trong của trang sức mạ vàng được làm chủ yếu từ kim loại bạc, đồng hoặc crom mà không sử dụng vàng thật. Vì vậy, chúng sẽ có mức độ nặng nhất khi so sánh với vàng Tây hay vàng ta.
Lời khuyên khi mua vàng đầu tư
Mua vàng là một hình thức đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng không kém phần rủi ro. Dưới đây là 5 lời khuyên để bạn cân nhắc khi mua vàng, tránh những sai lầm có thể gặp phải:
- Hiểu rõ về các loại vàng khác nhau: Không phải tất cả vàng đều giống nhau. Vàng được phân loại theo carat (độ tinh khiết), dạng (vàng miếng, vàng thỏi, vàng trang sức) và cả nguồn gốc. Ví dụ, vàng 24 carat là vàng nguyên chất nhất, trong khi vàng 18 carat thường được sử dụng trong trang sức do độ bền cao hơn. Ngoài ra, vàng do các công ty uy tín sản xuất thường có giá trị cao hơn do độ tin cậy và khả năng thanh khoản.
- Phân tích thị trường vàng: Giá vàng không chỉ phụ thuộc vào cung và cầu mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát và tình hình kinh tế toàn cầu. Đầu tư vào vàng đòi hỏi bạn phải thường xuyên cập nhật các tin tức kinh tế và phân tích chuyên sâu về xu hướng thị trường để dự đoán biến động giá.
- Lựa chọn thời điểm mua phù hợp: Thời điểm mua vàng là yếu tố then chốt để đạt được lợi nhuận cao. Mua vào lúc giá thấp và bán ra khi giá cao là nguyên tắc cơ bản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Việc theo dõi các chỉ số kinh tế, nhận định từ chuyên gia và sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật có thể giúp bạn xác định thời điểm thích hợp.
- Xem xét đến các chi phí phát sinh: Khi mua vàng, bạn cần tính đến các chi phí như phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, phí giao dịch. Những chi phí này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tổng lợi nhuận từ đầu tư của bạn. So sánh và tính toán kỹ lưỡng để chọn lựa phương án lưu trữ – mua bán hiệu quả nhất.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư vàng: Đa dạng hóa đầu tư vào vàng không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tối ưu hóa lợi nhuận. Bạn có thể đầu tư vào vàng vật chất nhưng cũng nên xem xét đến các công cụ đầu tư khác như quỹ đầu tư vàng, chứng chỉ vàng hoặc cổ phiếu của các công ty khai thác vàng. Phương pháp này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc quản lý danh mục đầu tư và tận dụng các cơ hội từ nhiều phương thức đầu tư khác nhau.
Biết cách phân biệt vàng tây vàng ta không chỉ quan trọng trong việc mua bán – đầu tư mà còn giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm mình sở hữu. Trong thị trường vàng, kiến thức là chìa khóa giúp bạn đầu tư thông minh và an toàn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể phân biệt được vàng tây và vàng ta một cách dễ dàng, chính xác.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/