Hãy cùng VNSC tìm hiểu các bước cơ bản và chiến lược hiệu quả về cách chơi chứng quyền trong thị trường tài chính. Từ cách đọc mã chứng quyền đến cách mua, tính giá và lưu ý quan trọng, từ đó tận dụng cơ hội đầu tư và xây dựng chiến lược thành công khi lựa chọn chứng quyền trong danh mục giao dịch năm 2024 của mình nhé!
Đầu tư chứng quyền là gì?
Chứng quyền (hay còn được gọi là Stock Warrant) đề cập đến một loại chứng khoán được doanh nghiệp phát hành, cung cấp quyền cho người mua để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai tại mức giá đã xác định trước.
Đầu tư chứng quyền (CW) là hình thức mua bán chứng quyền có đảm bảo trên thị trường chứng khoán. Việc giao dịch chứng quyền cũng tương tự với các loại chứng khoán khác trên thị trường
Nhà đầu tư có thể bán chứng quyền khi được giá, hoặc giữ cho đến ngày đáo hạn để công ty chứng khoán tự hạch toán lãi lỗ và chủ động chuyển phần bù cho nhà đầu tư.
Kinh nghiệm mua chứng quyền có đảm bảo cho người mới
Khi mới bắt đầu tham gia đầu tư chứng quyền bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu, lựa chọn và cách để đầu tư có lợi nhuận. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chơi chứng quyền có đảm bảo mà các nhà giao dịch có thể tham khảo.
Cách đọc mã chứng quyền chính xác
Mỗi chứng quyền được gắn với một mã giao dịch duy nhất, tương tự như cổ phiếu và có quy ước theo một chuỗi thông tin cụ thể:
[C][Mã chứng khoán][Thời gian][Thứ tự phát hành]
Ví dụ, một chứng quyền có mã là CHPG2102. Ở đây, “C” là ký tự biểu thị cho chứng quyền Mua (Call), hiện tại ở Việt Nam chỉ có chứng quyền mua, chư acos chứng quyền bán, HPG là mã chứng khoán cơ bản được chọn, “21” biểu thị năm phát hành (2021), và “02” cho biết đây là đợt phát hành thứ hai cho mã HPG (trước đó đã có đợt phát hành chứng quyền cho mã HPG).
Cách mua chứng quyền
Có hai phương thức để mua chứng quyền. Mua trên thị trường sơ cấp – Đăng ký trực tiếp từ tổ chức phát hành hoặc Mua trên thị trường thứ cấp – mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền được niêm yết.
Tương tự, khi muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành hoặc bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ đến ngày đáo hạn, khi đó các tổ chức phát hành sẽ hạch toán lời lỗ và thanh toán cho nhà đầu tư.
Có một số vấn đề nhà đầu tư cần lưu ý như sau:
- Giao dịch chứng quyền giống như giao dịch cổ phiếu, vì vậy bạn không cần phải mở tài khoản mới mà có thể sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán cơ bản.
- Thời gian giao dịch sẽ tuân theo thời gian giao dịch của cổ phiếu trên sàn HOSE với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 chứng quyền.
- Thời gian thanh toán: Thực hiện theo phương thức bù trừ đa phương chuẩn T+2.
Thời điểm xác định giá chứng quyền: Có hai thời điểm quan trọng để xác định giá của chứng quyền:
- Thời điểm IPO: Tại thời điểm này, công ty chứng khoán phát hành chứng quyền sẽ công bố một mức giá cố định cho chứng quyền.
- Sau khi phát hành: Sau khi chứng quyền được niêm yết, giá của nó sẽ biến động dựa trên giá của chứng khoán cơ sở.
Khi đã mua các chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể bán lại chúng tùy nhu cầu của mình.
Chứng quyền có đảm bảo cho phép nhà đầu tư giữ chúng đến thời điểm đáo hạn để nhận được một khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Chênh lệch này được tính dựa trên giá thực hiện (mức giá đã được xác định rõ khi mua chứng quyền) và giá thanh toán tại ngày đáo hạn (mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước thời điểm đáo hạn).
Lưu ý dành cho nhà đầu tư mới
Đầu tư vào chứng quyền có những lợi ích và rủi ro mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần biết:
Lợi ích khi đầu tư chứng quyền
- Tỷ suất sinh lợi cao: Giá của chứng quyền có thể biến động rộng lớn với khả năng dao động từ 100% – 200% trong một ngày. Điều này có nghĩa là tài khoản đầu tư có thể tăng gấp đôi, gấp ba kể từ khi bạn mua chứng quyền cho đến ngày chứng quyền về hạn (T + 2). So với cổ phiếu cơ sở, có thể thấy rằng biên độ biến động trong một ngày chỉ từ 7% – 15% tùy thuộc vào sàn giao dịch như HNX, HSX hoặc Upcom.
- Xác định mức lỗ tối đa, lợi nhuận không giới hạn: Nếu giá của chứng quyền cơ bản không biến động như dự kiến, nhà đầu tư sẽ chỉ chịu lỗ tối đa là mức mua chứng quyền. Mức phí này thường chỉ bằng 7% – 15% giá mua của cổ phiếu cơ sở.
- Giao dịch dễ dàng giống như chứng khoán cơ sở: Nhà đầu tư có thể mua và bán chứng quyền trên chính tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần phải mở tài khoản mới.
- Vốn đầu tư thấp so với mua cổ phiếu cơ sở: Nhà đầu tư không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phiếu cơ sở mà chỉ cần đầu tư một khoản vốn nhỏ (7% – 15%) để mua chứng quyền.
- Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt tại ngày đáo hạn. Điều này cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua chứng quyền của các cổ phiếu đã hết room.
Các rủi ro khi đầu tư chứng quyền
- Mất phí mua chứng quyền: Khi ngày đáo hạn, giá thanh toán (trung bình của 05 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn/ bằng giá thực hiện của chứng quyền mua, nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch và sẽ mất toàn bộ phí mua.
- Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở: Do đòn bẩy của chứng quyền cao, giá chứng quyền sẽ biến động mạnh theo giá của cổ phiếu cơ sở. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu A là 100,000 đồng, biên độ giá chứng quyền trong ngày có thể từ 93,000 đến 107,000 đồng, và giá chứng quyền của cổ phiếu A có thể dao động từ 1 đến 15,000 đồng.
- Vòng đời giới hạn: Khi đến hạn, nhà đầu tư chỉ nhận được phần chênh lệch (nếu có) từ công ty phát hành chứng quyền. Sau khi hết hạn, chứng quyền sẽ không còn được niêm yết trên sàn giao dịch và mất đi giá trị.
- Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Tổ chức phát hành chịu trách nhiệm thanh toán phần lợi chênh lệch cho nhà đầu tư khi đến hạn, nhưng lại có biểu hiện suy thoái, phá sản. Điều này khiến nhà đầu tư phải chịu rủi ro không nhận được phần lợi nhuận vì tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán.
Khi tham gia đầu tư vào chứng quyền, nhà giao dịch không cần phải ký quỹ đảm bảo như trong giao dịch chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn phải thanh toán khoản phí giao dịch chứng quyền cho sàn giao dịch. Mức phí này có thể khác nhau tùy từng công ty chứng khoán. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về phí giao dịch trước khi quyết định đầu tư.
Mức phí giao dịch chứng quyền sẽ được xác định dựa trên tổng giá trị giao dịch trong ngày, bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền. Mức phí này luôn tuân theo biểu phí giao dịch hiện hành của sàn giao dịch.
Trên đây là thông tin quan trọng về cách chơi chứng quyền, cách tính giá cũng như lưu ý quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư quan tâm CW nên hiểu rõ. Khi đó, bạn sẽ đảm bảo tận dụng tối đa cơ hội tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả cũng như tránh những sai lầm trong quá trình giao dịch của mình.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006