Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Báo cáo tài chính là gì? Mục đích và vai trò của việc lập BCTC doanh nghiệp

View count icon 3869
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Đối với một doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, việc nộp báo cáo tài chính (BCTC) hằng năm là công việc bắt buộc mà tổ chức phải thực hiện. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy BCTC là gì? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu chi tiết về BCTC qua bài viết dưới đây. 

Báo cáo tài chính (BCTC) là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 luật Kế toán số 88/2015/QH13: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế và tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Cụ thể, báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền thu chi của doanh nghiệp. Dưới góc độ pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế nào cũng đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính.

bao-cao-tai-chinh-gom-nhung-gi

Riêng với các công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải làm BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm dựa theo BCTC của đơn vị trực thuộc.

Các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp đã đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh việc lập BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý IV).

Báo cáo tài chính gồm những gì?

BCTC cung cấp thông tin về: 

  • Tổng tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, báo cáo doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác.
  • Chưa kể lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
  • Thuế và những khoản cần phải nộp cho nhà nước.
  • Các tài sản khác có liên quan đến tổ chức, luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, …

Ngoài ra, khi nói tới BCTC không thể bỏ qua phần Thuyết minh BCTC ở cuối. Đây là nơi để doanh nghiệp giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp:

  • Các chính sách được áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh
  • Chế độ kế toán sử dụng làm BCTC, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận
  • Phương pháp định giá và hạch toán hàng tồn kho
  • Phương pháp áp dụng để trích khấu hao tài sản cố định…

Phân loại báo cáo tài chính

Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ tiến hành lập BCTC theo quy định của pháp luật. Trong đó, có 2 loại BCTC quen thuộc và thường gặp nhất, đó là:

Báo cáo tài chính tổng hợp

Đối với loại báo cáo này, hình thức, nội dung trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo được thực hiện theo quy định của Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 và chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

  • Đối với tổ chức là công ty mẹ và tập đoàn, phải lập BTCT tổng hợp trước khi lập BCTC hợp nhất nếu doanh nghiệp phải lập cả 2 loại.
  • Báo cáo này sẽ tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp, tiếp theo sau mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.
  • Trong khi lập BCTC tổng hợp liên quan đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất BCTC.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Loại báo cáo này sẽ được lập theo quy định tại tại khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014, đối với nhóm doanh nghiệp là công ty con, công ty mẹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính. Ngoài báo cáo và tài liệu đúng theo quy định của pháp luật, công ty con, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

  • BCTC hợp nhất của công ty mẹ dựa theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty con và công ty mẹ.
  • Báo cáo tổng hợp công tác quản lý cũng như điều hành của công ty con và công ty mẹ.

Trong trường hợp các doanh nghiệp thuộc mô hình nhóm công ty không phải là công ty mẹ thì không bắt buộc phải lập BCTC hợp nhất theo pháp luật về kế toán.

bao-cao-tai-chinh-la-gi - thong-tin-bctc

Mục đích và vai trò của việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với nhà nước, nhà đầu tư, tổ chức liên quan,… Theo quy định tại Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC, mục đích của báo cáo tài chính là để: Cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, các luồng tiền thu/chi của một doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược có tính kinh tế.

Vai trò cụ thể của báo cáo tài chính là:

  • Giúp kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết.
  • Giúp nhận biệt, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu cần thiết.
  • Giúp phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình cũng như xu hướng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
  • Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tuỳ từng đối tượng mà BCTC sẽ có những vai trò khác nhau:

  • Đối với bản thân doanh nghiệp, ban quản lý: BCTC sẽ đưa ra những thông tin, giúp doanh nghiệp dựa vào đó để phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng chi trả, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền đúng đắn hơn.
  • Đối với nhà đầu tư, tổ chức liên quan như ngân hàng: Giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính cũng như của các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, việc lỗ, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư/cho vay phù hợp.
  • Đối với người lao động: Họ nhìn vào BCTC để hiểu tình hình hoạt động doanh nghiệp, đang phát triển hay suy giảm, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai như thế nào, việc chi trả, thanh toán của doanh nghiệp,… Từ đó có quyết định việc làm tốt nhất.
  • Đối với nhà nước: Các thông tin trên BCTC giúp cơ quan quản lý thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

Mục đích và vai trò của việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp

Những quy định về BCTC theo luật pháp

Pháp luật đã có quy định hết sức cụ thể về việc lập báo cáo tài chính. Dưới đây là một số quy định quan trọng mà doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu ý: 

Đối tượng phải lập BCTC

  • Tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, thành phần kinh tế sẽ phải lập BCTC năm.
  • Nếu là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng sẽ phải lập BCTC giữa niên độ.
  • Doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nên trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc và các đơn vị đó không có tư cách pháp nhân sẽ phải lập BCTC của riêng từng đơn vị cùng với BCTC tổng hợp.

Đối tượng phải lập BCTC

Quy định trong việc nộp báo cáo tài chính

Sau khi lập xong BCTC, doanh nghiệp sẽ phải nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

  • Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước thì thời gian chậm nhất là 45 ngày. Lưu ý, các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp hoặc tổng công ty Nhà nước sẽ phải nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ đưa ra.
  • Thời hạn nộp đối với BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước chậm nhất sẽ là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc phải nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

Xét trường hợp là những doanh nghiệp không thuộc các loại trên:

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh cần phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Những đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc cần nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Khi nộp, bên cạnh bộ BCTC hoàn chỉnh, cần có bộ tờ khai quyết toán thuế cùng phụ lục đi kèm (thường là thuyết minh BCTC, tình hình doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước).

Nhận báo cáo tài chính ở đâu?

  • Doanh nghiệp tiến hành nộp BCTC cho Sở tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu đó là các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn cần phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
  • Nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng/Cục Quản lý giám sát bảo hiểm) nếu đó là các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán. 

Lưu ý: những doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán hoặc công ty đại chúng cần phải nộp BCTC cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng Sở Giao dịch chứng khoán.

Việc nộp BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương là bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Riêng Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

noi-nhan-bao-cao-tai-chinh

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC

  • Trước khi nộp BCTC, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán theo quy định và đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên cần phải nộp cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
  • Các cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI sẽ phải nộp báo cáo tài chính là Sở tài chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – nơi doanh nghiệp đã đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức đã được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, thay thế, bổ sung.
  • Nếu doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, công nghệ cao còn cần nộp BCTC năm cho Ban quản lý của khu đó nếu được yêu cầu.

Trên đây là những thông tin quan trọng về báo cáo tài chính, mục đích cũng như các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, hỗ trợ cho việc tìm hiểu về kinh tế, đầu tư, tài chính trong quá trình đầu tư của mình.

Cùng chủ đề

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và Upcom …

Author icon Người Viết Calendar icon 05-10-2024 12:13:23
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu Các quyết định chính sách tiền tệ của …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 11:02:32
Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào? Phố Wall (Wall Street) là một trong những khái niệm kinh tế tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 10:45:51

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K