Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Bản tin thị trường ngày 10/11: Thị trường “lao dốc”, cổ phiếu nằm sàn la liệt

View count icon 1079
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Thị trường hôm nay có một ngày diễn biến tiêu cực. Đà giảm kéo dài trong cả ngày, dù cuối phiên xuất hiện lực kéo nhưng chừng đó là chưa đủ. Kết phiên, VN-Index giảm 38,35 điểm, chỉ còn 947,24 điểm. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục một phiên mua ròng.

Giảm hơn 38 điểm, nhiều cổ phiếu “lau sàn”

Đà giảm của VN-Index bắt đầu ngay từ khi thị trường mở cửa. Càng về cuối phiên sáng, biên độ giảm càng được gia tăng, kết thúc buổi sáng giảm hơn 30 điểm. Sang đến buổi chiều, thị trường tiếp tục lao dốc, mất ngưỡng 950 điểm.

Dù cuối phiên, VN-Index có một đợt hồi phục nhẹ, nhưng chỉ số này vẫn mất 38,35 điểm, về ngưỡng 947,24 điểm (-3,89%) khi thị trường đóng cửa. Chỉ số VN30-Index giảm 42,88 điểm, còn 936,8 điểm (-4,38%).

ban tin thi truong ngay 10 11 1

Trên HOSE chỉ có 21 mã tăng, nhưng có tới 447 mã giảm điểm, trong đó có tới 177 mã giảm sàn. Riêng nhóm VN30 chỉ có duy nhất SAB đóng cửa ở mức tham chiếu, còn lại đều mất điểm. Trong đó có 11 mã giảm hết biên độ là CTG, GVR, HPG, MBB, MSN, MWG, NVL, PDR, SSI, STB, VPB.

Trong khi 10 mã đóng góp tích cực nhất chỉ giúp VN-Index tăng hơn 0,26 điểm, thì 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đã lấy đi hơn 16,2 điểm. MSN, CTG và VPB là 3 mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất, lấy đi của VN-Index lần lượt -2,1; -2 và -1,9 điểm.

Tất cả các nhóm ngành đều đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, cổ phiếu chứng khoán, khai khoáng, bán lẻ, sản xuất nhựa – hoá chất và vật liệu xây dựng đều mất hơn 6% điểm. Ở nhóm chứng khoán có 16/25 mã giảm sàn, ngoại trừ ART đóng cửa ở mức tham chiếu, các mã còn lại đều mất điểm.

Ở nhóm dầu khí, các mã cổ phiếu họ P như PVC, PVD, PVT, PVB đều giảm sàn. Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị xả hàng quyết liệt bất chấp động thái giảm trong thời gian gần đây. Tất cả các mã cổ phiếu bất động sản đều đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, 2 “ông lớn” là NVL và PDR tiếp tục giảm sàn ngay từ đầu phiên.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có một ngày giao dịch tiêu cực. Trong 10 mã cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất thì có tới 5 mã cổ phiếu ngân hàng. Kết phiên, toàn nhóm mất 4,34%, 8/20 mã giảm sàn, trong đó có nhiều nhóm vốn hoá lớn như CTG, MBB, VPB và không có mã nào đóng cửa trên tham chiếu.

Thanh khoản hôm nay vẫn ở mức thấp, trên HOSE giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 10.800 tỷ đồng. Điều này cho nhiều nhà đầu tư đã không còn thiết tha bắt đáy, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đang thua lỗ nghiêm trọng, nhiều quỹ phải bán cổ phiếu để huy động tiền mặt.

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị xả hàng quyết liệt

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng, tuy nhiên, giá trị mua ròng hôm nay chỉ đạt hơn 16 tỷ đồng. KBC, VHC, DPM, DCM, POW, KDH, NLG là các mã được mua ròng nhiều trong hôm nay, với giá trị từ 20 – 30 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG và STB là 2 mã bị bán ròng nhiều nhất, giá trị bán ròng lần lượt là -159,94 và -101,87 tỷ đồng.

Tin tức thị trường: 

  • CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) thông báo sẽ phát hành cổ phiếu theo phương thức ESOP cho người lao động. Số lượng cổ phiếu phát hành dự kiến là 7,55 triệu cổ phiếu, tương đương với 2,87%, mỗi cổ phiếu sẽ được lưu hành với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đỉnh giá hồi đầu năm, giá cổ phiếu HBC hiện đã giảm gần 1 nửa.
  • Ông Trần Đình Long – chủ tịch tập đoàn Hoà Phát đã rơi khỏi top tỷ phú đô la do đà giảm của cổ phiếu HPG trong thời gian gần đây. Trong vòng 2 tuần qua, giá cổ phiếu HPG đã giảm 22% và so với thời điểm đỉnh giá vào tháng 10/2021, giá cổ phiếu HPG đã giảm hơn 72%. Điều này khiến tài sản của chủ tịch Trần Đình Long giảm mạnh, chỉ còn 946 triệu USD (theo dữ liệu thực của Forbes) và không còn là tỷ phú đô la.
  • Trong quý III/2022, lợi nhuận ròng của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PGI) chỉ đạt gần 18 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm PGI ghi nhận mức lợi nhuận sau thuê đạt hơn 162 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, công ty đã đạt được 80% mục tiêu lợi nhuận của cả năm.
  • CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 7 năm. Số lượng trái phiếu dự kiến phát hành là 600 trái phiếu với mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng/trái phiếu. Thời gian phát hành dự kiến là trong quý IV/2022 hoặc quý I/2023, tuỳ vào điều kiện thị trường và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong tháng 10, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) ghi nhận mức doanh thu 1.860 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ Luỹ kế 19 tháng đầu năm, doanh thu của POW đạt 22.628 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, doanh nghiệp đã đạt được 93,3% mục tiêu doanh thu của cả năm.

Cùng chủ đề

NVL: Novaland lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng
NVL: Novaland lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Báo cáo tài chính của Novaland cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu bán hàng và dịch vụ, nhưng cũng ghi nhận lỗ sau thuế do trích lập dự phòng tại dự án Lakeview City. Việc này có thể ảnh hưởng đến ngành bất động sản và tài chính, khi Novaland cần giải quyết vướng mắc về tài chính và pháp lý tại các dự án. Điều này có thể tạo áp lực cho tập đoàn trong việc hoàn thành các cam kết và tái cấu trúc nợ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 5:10:09
VGC: Viglacera thâu tóm thêm một công ty nghìn tỷ từ tập đoàn Nhật Bản
VGC: Viglacera thâu tóm thêm một công ty nghìn tỷ từ tập đoàn Nhật Bản

Xin lỗi, hiện tại tôi không thể truy cập và xem nội dung trên các liên kết hoặc trang web bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp cho tôi một tóm tắt ngắn về tin tức cụ thể hoặc nêu rõ các thông tin cần đánh giá, tôi sẽ cố gắng cung cấp một phân tích về tác động của tin tức đó đến các ngành liên quan trong 70 từ. Hãy cho tôi biết thêm chi tiết để tôi có thể hỗ trợ bạn được không?

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 3:25:20
VNM: Đặt kế hoạch doanh thu năm 2025 lên đỉnh mới, nâng cổ tức tiền mặt năm 2024 lên 43,5%
VNM: Đặt kế hoạch doanh thu năm 2025 lên đỉnh mới, nâng cổ tức tiền mặt năm 2024 lên 43,5%

Tin tức về kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk đến năm 2025 sẽ có tác động tích cực đến ngành sản xuất sữa và thị trường chứng khoán. Sự ổn định và tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk có thể tạo đà tích cực cho toàn bộ ngành công nghiệp sữa, cũng như tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-03-2025 1:50:09

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K