Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Tháp tài sản là gì? Những điều cần biết về tháp tài sản để quản lý tài chính thành công

View count icon 1586
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Quản lý tài chính là một vấn đề cần được chú trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, nhiều công cụ đã được vận dụng, giúp việc quản lý tài chính cá nhân trở nên dễ dàng hơn. Tháp tài sản là một trong số đó. Vậy, bản chất của tháp tài sản là gì? Bạn đọc hãy cùng VNSC tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và cách sử dụng tháp tài sản quản lý tài chính thành công.

Tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản là mô hình kim tự tháp phân bổ các loại tài sản vào các tầng khác nhau. Mỗi tầng trong kim tự tháp sẽ chứa nhóm tài sản khác nhau, có chức năng và vai trò riêng với cuộc sống của mỗi người. 

Thiết kế tháp tài sản giống kim tự tháp Ai cập, với nền móng là phần to nhất, tiếp tục nhỏ dần tạo nên hình chóp vững chắc, bền vững. Với mô hình kim tự tháp, tài sản ở tầng trên cao thì mức độ an toàn càng thấp, rủi ro càng cao. Nhóm trên cùng thường là tài sản được sử dụng để đầu tư với mục đích ra tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu.

thap-tai-san-la-gi

Thành phần của tháp tài chính gồm những thành phần gì?

Thiết kế tháp tài sản để quản lý cần hiểu các thành phần và đặc điểm của mô hình này như thế nào. Vậy, thành phần và cấu tạo tháp tài chính gồm những yếu tố nào?

Các loại tài sản trong mô hình tháp

Tài sản của con người nói chung thường được phân loại tùy theo mục đích sử dụng, vai trò và ý nghĩa với cuộc sống. Mô hình tháp tài chính bao gồm nhiều loại tài sản mà chúng ta đang sở hữu, cụ thể chúng thường được phân loại thành các nhóm như sau:

  • Tài sản vô hình: Là loại tài sản không thể nhìn thấy hay hiện hữu dưới dạng vật chất. Loại tài sản này thường là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ. Tài sản vô hình được xem là quan trọng nhất, càng sở hữu nhiều thì cơ hội tạo ra tài sản hữu hình càng lớn. Bạn có thể rèn luyện, học hỏi để nâng cao tài sản vô hình qua thời gian và nỗ lực bản thân.
  • Tài sản bảo vệ: Là loại tài sản đóng vai trò dự phòng khi bạn gặp rủi ro, biến cố trong cuộc sống. Loại tài sản này thường là tiền tiết kiệm, bất động sản, vàng, tiền mặt hay bất cứ loại tài sản nào có tính thanh khoản cao để dễ dàng sử dụng khi có nhu cầu về vốn.
  • Tài sản tạo thu nhập: Loại tài sản này thường là tạm thời, có khả năng tạo ra thu nhập để duy trì cuộc sống hiện tại. Chúng thường bao gồm các khoản tiền như tiền lương, lãi ngân hàng, tiền cho thuê bất động sản, lãi từ hoạt động kinh doanh…
  • Tài sản tăng trưởng: Khi đạt được một ngưỡng an toàn nhất định về tài sản tạo thu nhập, chúng ta sẽ gia tăng thêm khoản tài sản để tạo thu nhập thụ động. Loại tài sản này có thể gặp các vấn đề rủi ro về tăng trưởng, nguy cơ thua lỗ, mất trắng trong quá trình đầu tư. 
  • Tài sản mạo hiểm: Lớp tài sản nằm ở đỉnh tháp kim tự tháp, được xây dựng khi các tầng tài sản ở phía dưới vững chắc hơn. Loại tài sản này phân bổ vào những kênh đầu tư như tài chính, bất động sản, tiền điện tử… Lợi nhuận từ đầu tư mạo hiểm cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Tuy nhiên, kênh tài sản này không bắt buộc với tất cả mọi người, tùy thuộc vào năng lực và khả năng tài chính cũng như kiến thức của chủ sở hữu để thiết lập tầng tài sản này.

cac-loai-tai-san-trong-thap-tai-san

Các tầng trong tháp tài sản 

Về cơ bản, tháp tài chính quản lý tài sản sẽ có 4 tầng với các đặc điểm như sau:

  • Tầng 1 – Tầng bảo vệ: Là tầng nền tảng ở phía dưới, đóng vai trò bảo vệ đảm bảo cuộc sống khỏi những rủi ro trong cuộc sống có thể xảy ra. Tầng này bao gồm các chi phí cơ bản, đáp ứng nhu cầu cuộc sống như: Ăn uống, ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp… Số tiền ở tầng bảo vệ cần được tích lũy tối thiểu 6 tháng chi tiêu của bản thân và gia đình.
  • Tầng 2 – Tầng lập kế hoạch: Tầng xây dựng dành cho mục đích kế hoạch tài chính cụ thể nào đó. Cụ thể, kế hoạch có thể dành cho việc xây nhà, mua xe, đầu tư cho giáo dục con cái, quỹ hưu trí của bản thân. Tầng kế hoạch này sẽ không ảnh hưởng đến tầng bảo vệ và các yếu tố trong cuộc sống.
  • Tầng 3 – Tầng mục tiêu ưu tiên: Đây là tầng tạo ra thu nhập thụ động, giúp bạn mở rộng quỹ tài chính và có thể hưởng thụ nhiều hơn. Số tiền trong tầng này có thể được sử dụng để đầu tư chứng khoán, gia tăng tài sản để phục vụ các mục tiêu ưu tiên.
  • Tầng 4 – Tầng tài sản để lại: Sau khi đã ổn định tài chính cho các tầng trước đó, cá nhân có thể thực hiện xây dựng các quỹ tài chính làm từ thiện, quỹ cộng đồng, dành cho con cháu… 

Ưu – nhược điểm khi sử dụng tháp tài sản để quản lý tài chính

Việc sử dụng tháp tài sản trong quản lý tài chính được nhiều cá nhân, gia đình lựa chọn sử dụng. Mô hình này có nhiều ưu – nhược điểm mang lại hiệu quả khác nhau cho đối tượng áp dụng. Cụ thể:

uu-nhuoc-diem-cua-thap-tai-san

Ưu điểm:

  • Thông qua tháp tài sản, bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận về khoản tiền cho các mục tiêu khác nhau, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao. Theo đó, bạn có thể đánh giá mức độ ưu tiên cho các khoản tiền tiết kiệm hay đầu tư hay tích lũy tài sản. Việc đi theo lộ trình sẽ giải quyết các nhu cầu cá nhân về chi tiêu, đảm bảo an toàn và gia tăng khả năng đầu tư sinh lời hiệu quả. 
  • Dựa trên tháp tài sản, bạn có thể tìm được cách phân bổ nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ gì là quan trọng hàng đầu. Trong đó, việc đầu tư cho kỹ năng và kiến thức là nền tảng tạo nên cơ hội làm ăn, đầu tư và gia tăng tài sản trong tương lai.
  • Mô hình đơn giản, dễ thực hiện và phân tích cho nhu cầu quản lý tài chính cá nhân, phù hợp với những ai chưa có kinh nghiệm.

Hạn chế:

  • Việc quản lý tài chính với tháp tài sản yêu cầu nhiều thời gian cũng như lộ trình lâu dài để đạt được kết quả tốt.
  • Nếu bạn chọn hình thức đầu tư không phù hợp, cần phân bổ lại nguồn tài chính để cân đối và xây dựng lại từ đầu.
  • Mô hình tháp tài chính không có quy định rõ hạn mức tài sản cho từng tầng. Đây cũng là một hạn chế khiến nhiều người khó nhận định và quyết định đầu tư hay tích lũy. Hay khi nào sẽ xây dựng tầng tiếp theo trong tháp? Do vậy, mỗi người phải tự cân đối tài chính theo đặc điểm riêng, năng lực cá nhân, khá phức tạp và có nhiều rủi ro.

Ý nghĩa của tháp tài chính như thế nào?

Tháp tài chính được sử dụng nhiều trong quản lý các nguồn lực cá nhân, để xây dựng cuộc sống ổn định, phát triển. Ý nghĩa của tháp tài sản mang lại trong quá trình đầu tư tài chính: 

  • Tháp tài chính được phân chia thành các tầng rõ ràng với độ rộng khác nhau tùy theo năng lực và khả năng tài chính của mỗi người. Dựa trên tháp tài sản, mỗi người sẽ xác định được lộ trình để phấn đấu, xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, phân bổ tài chính để tiết kiệm, đầu tư hay chi tiêu hợp lý nhất.
  • Tháp tài sản là công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giải quyết các vấn đề chi tiêu, nợ, đầu tư không hợp lý. Từ đó, người trẻ có thể xây dựng kế hoạch phù hợp cho tương lai, tránh rủi ro khiến cuộc sống rơi vào tình trạng túng thiếu, nợ nần.
  • Tháp tài chính đặc biệt hữu ích giúp bạn sử dụng tiền lương một cách hiệu quả. Nhờ sự sắp xếp hợp lý, phân bổ tiền cho các tầng, dựa trên nhu cầu thiết yếu đến các dự định tương lai.
  • Tháp tài sản giúp nhiều người trẻ xây dựng mục tiêu cuộc sống, sống có mục đích và kế hoạch hơn. 

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản chuyên nghiệp giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tháp tài sản được sử dụng nhiều trong quản lý tài chính cá nhân, mang lại hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào người áp dụng. Không phải ai cũng quản lý thành công với tháp tài sản. Vậy, làm thế nào để xây dựng và sử dụng tháp tài sản một cách hiệu quả, chuyên nghiệp?

5 Nguyên tắc quan trọng xây dựng tháp tài sản để quản lý tài chính cá nhân thông minh:

  • Xây tháp tài sản cần tuân thủ thứ tự các tầng, xây từ dưới lên trên. Luôn đảm bảo các tầng dưới được ổn định, chắc chắn mới tiến hành xây các tầng trên để mở rộng quy mô tài sản cá nhân.
  • Xây dựng kỹ năng, kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm là yêu cầu quan trọng để xây dựng tháp tài sản cá nhân. Bởi đây là nền tảng quan trọng giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển tài chính, kinh tế cá nhân cũng như có những nền tảng vững chắc cho sau này. 
  • Phần tài sản bảo vệ và lập kế hoạch càng rộng càng tốt. Bởi đây sẽ là nền tảng an toàn giúp bạn ổn định tài chính, phát triển bền vững trong tương lai. Do vậy, các cá nhân không nên nóng vội khi xây tháp tài sản, mở rộng quy mô tài sản. Nên thực hiện tuần tự và chắc chắn phần tài sản nền móng.
  • Ưu tiên sử dụng tài sản ở các tầng phía dưới. Hạn chế tối đa việc bán hay rút từ tầng mạo hiểm hay tăng trưởng. Bởi, tầng tăng trưởng, mạo hiểm đang trong quá trình sinh lợi sẽ giúp bạn nhanh chóng bổ sung nguồn tiền, cân bằng tài chính.
  • Xây dựng tháp tài sản là một hành trình lâu dài, cần nhiều thời gian. Các cá nhân không nên nóng vội trong quá trình quản lý tài chính, xây dựng các tầng. Tuy nhiên, bạn cũng cần linh hoạt nắm bắt cơ hội để mở rộng tầng hay lên tầng phục vụ quá trình đầu tư cá nhân. 

nguyen-tac-xay-dung-thap-tai-san

Quản lý tài chính cá nhân có nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ. Bạn cần đánh giá ưu – nhược điểm của các phương pháp để lên kế hoạch quản lý tài chính thông minh, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của bản thân. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu bản chất và đặc điểm của tháp tài sản là gì, từ đó biết cách và các nguyên tắc để áp dụng xây dựng tháp tài sản trong quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Cùng chủ đề

Mục tiêu tài chính là gì? Cách đặt mục tiêu tài chính hiệu quả

Việc đặt mục tiêu tài chính là bước đầu tiên giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Không chỉ giúp bạn tập trung vào những …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 09-01-2025 3:36:41
MMO là gì? Một số hình thức MMO tiềm năng

MMO (Make Money Online) không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội kiếm tiền trong thời đại công nghệ. Nhưng MMO là gì? Nó có thực sự dễ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 06-01-2025 3:40:49
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng không thể thiếu để duy trì sự ổn định và xây dựng tương lai bền vững. Việc hiểu rõ và áp …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-01-2025 2:20:21

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K