Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách phân tích bảng cân đối kế toán

View count icon 3708
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán là một phần quan trọng, giúp nhà đầu tư hiểu rõ về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của những hoạt động đó. Vậy báo cáo tài chính là gì? Phân tích như thế nào? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu về bảng cân đối kế toán trong bài viết dưới đây.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tổng tài sản hiện có và nguồn gốc hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, thường là thời điểm lập báo cáo. Thông thường, bảng cân đối kế toán được lập vào cuối mỗi quý và cuối năm. Bạn có thể tham khảo mẫu bảng cân đối kế toán dưới đây:

Bang-can-doi-ke-toan-la-gi

Hiểu đơn giản, bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nhất định, trong đó:

Tài sản = Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Nhìn vào bảng này, nhà đầu tư có thể nắm được các lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động đó, tổng tài sản, nguồn vốn và những khoản nợ của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và ra quyết định cuối cùng.

Cấu tạo bảng cân đối kế toán

Về hình thức, bảng cân đối kế toán gồm 2 cột, Tài sản và Nguồn vốn, cột Tài sản ở bên trái và cột Nguồn vốn ở bên phải. Giá trị ở cột Tài sản và Nguồn vốn luôn bằng nhau.  Kết cấu cụ thể của 2 cột này như sau:

Cau-tao-bang-can-doi-ke-toan

Tài sản

Tài sản là tổng số tiền, đồ vật, giấy tờ có giá, hiện kim thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Tài sản gồm 2 phần, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể:

  • Tài sản ngắn hạn hay tài sản linh động: Là loại tài sản có thời hạn tồn tại, sử dụng, luân chuyển, thu hồi dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng dưới 1 năm, tiền khách hàng mua sản phẩm chưa trả…
  • Tài sản dài hạn: Là tài sản có thời hạn tồn tại, sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh, đồng thời tài sản này có giá trị trên 10 triệu đồng như giá gốc/khấu hao đồ dùng văn phòng, đầu tư bất động sản, thuế thu nhập hoàn lại…

Nguồn vốn

Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc tạo ra tài sản của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu, cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, ngân hàng… Quan hệ tài chính này có thể là tạo vốn, góp vốn, vay vốn hay tín dụng. 

Cột nguồn vốn gồm 3 phần tương ứng với 2 nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn và vốn chủ sở hữu, cụ thể:

  • Nợ phải trả ngắn hạn: Là những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu phải trả cho nhà cung cấp, chi phí vay/thuê kệ đặt hàng ngắn hạn chưa trả, tiền đặt cọc của người mua…
  • Nợ phải trả dài hạn: Là những khoản nợ có thời hạn trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh như khoản vay ngân hàng trong 3 năm, tiền thuê mặt bằng dài hạn, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, quỹ phát triển sản phẩm…
  • Vốn chủ sở hữu: Là vốn góp của chủ sở hữu, cổ đông hoặc vốn hình thành từ lợi nhuận sau thuế (LNST) hoặc chênh lệch đánh giá lại tài sản như vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, LNST chưa phân phối, nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định (TSCĐ)…

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà hoạch định thấy “bức tranh khái quát” về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc quyết định có nên đầu tư hay không. Ý nghĩa cụ thể của tài sản và nguồn vốn như sau:

Về phần tài sản

Về mặt pháp lý, tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp tính tới thời điểm lập bảng.

Ve-phan-tai-san

Về mặt kinh tế, đây là toàn bộ các danh mục tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập bảng. Đó có thể là tài sản vật chất như tiền, đồ vật, hàng hóa, vàng, các khoản phải thu… hay tài sản phi vật chất như các đặc quyền, quyền sở hữu trí tuệ…

Nhìn vào cột tài sản, nhà đầu tư có thể biết được quy mô, kết cấu và cách doanh nghiệp phân bổ tài sản. Từ đó, tính được một số chỉ tiêu liên quan để đánh giá sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Về phần nguồn vốn

Về mặt pháp lý, nguồn vốn chứng minh tính hợp pháp của nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Cũng thông qua đó thể hiện các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản nợ.

Ve-phan-nguon-von

Về mặt kinh tế, nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Từ tỷ lệ các loại vốn trong tổng nguồn vốn, nhà đầu tư biết được mức độ tự chủ tài chính và đánh giá được rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Dựa vào cột nguồn vốn, nhà đầu tư hiểu được nguồn hình thành tài sản, cách phân bổ nguồn vốn đó. Kết hợp với những báo cáo khác trong BCTC, nhà đầu tư thấy được tầm nhìn và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Phân tích bảng cân đối kế toán

Cách phân tích bảng cân đối kế toán phổ biến nhất là dựa vào số liệu trong bảng để tính toán tỷ lệ, các chỉ tiêu liên quan, cụ thể như sau: 

Phân tích cơ cấu tài sản

Là việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ và đầu kỳ, đánh giá từng loại tài sản dựa vào tỷ trọng của nó dựa vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán sau:

  • Tỷ trọng Tiền mặt/Tổng tài sản: Chỉ số này cho thấy mức độ thanh khoản của doanh nghiệp. Chỉ số càng cao, tức là càng có nhiều tiền mặt, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
  • Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản: Chỉ số này giống như “mức độ thanh khoản” về mặt hàng hóa của doanh nghiệp. Chỉ số càng cao thì mức độ đáp ứng hàng hóa cho khách hàng càng cao và ngược lại.
  • Tỷ trọng Nợ phải thu/Tổng tài sản: Chỉ số này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, cần cân đối ở mức độ vừa phải. Nếu chỉ số này cao, việc bị chiếm dụng nhiều vốn có thể khiến doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, nếu thấp có thể mất khách hàng.
  • Tỷ trọng tài sản cố định/Tổng tài sản (Hệ số đầu tư TSCĐ): Chỉ số càng cao, doanh nghiệp có nhiều TSCĐ, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, hướng tới phát triển lâu dài.

Phan-tich-co-cau-tai-san

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu vốn nhằm đánh giá việc phân bổ và sử dụng vốn, khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một số tỷ lệ phân tích phổ biến như sau:

  • Tỷ lệ vốn vay/Tổng nguồn vốn: Tỷ lệ này càng cao, doanh nghiệp có thể giảm gánh nặng chịu thuế TNDN, tuy nhiên, áp lực trả nợ lớn có thể ảnh hưởng tới tiềm lực phát triển lâu dài.
  • Hệ số Phải trả người bán/Tổng nguồn vốn: Thể hiện nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất.

Phân tích thanh khoản

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới thanh khoản của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng. Thanh khoản có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu đánh giá thanh khoản trong bảng cân đối kế toán như sau:

  • Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán ngắn hạn): Thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để chi trả cho nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ này thường lớn hơn hoặc bằng 1. Nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp cần sử dụng các khoản dự phòng hoặc tài sản dài hạn để thay thế.
  • (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán nhanh): Thể hiện khả năng đáp ứng nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn (Hệ số thanh toán tiền mặt): Thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn gần như ngay lập tức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, nguồn vốn nhàn rỗi nhiều, hiệu quả sử dụng vốn kém. Do đó, hệ số này thường nhỏ hơn 1.

Phan-tich-thanh-khoan

Hạn chế của bảng cân đối kế toán

Khi phân tích bảng cân đối kế toán, bạn nên chú ý một số hạn chế sau để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Số liệu mang tính thời điểm

Bảng cân đối kế toán thường được lập vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ, các số liệu trong bảng thể hiện tình trạng tài chính tại thời điểm lập báo cáo, không thể hiện quá trình vận động của tài sản và nguồn vốn. Do đó, bạn nên kết hợp xem xét bảng cân đối kế toán và báo cáo luân chuyển tiền tệ và báo cáo thu nhập để có cái nhìn tổng quan nhất.

Phương pháp lập bảng không đồng nhất

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách lập bảng cân đối kế toán khác nhau. Mỗi cách lại có phương pháp lấy số liệu, tính toán số liệu khác nhau, dẫn tới số liệu trên bảng khác nhau.

Điều này gây khó khăn khi phân tích, so sánh kết quả của nhiều doanh nghiệp với nhau. Bạn nên chú ý đến phương pháp lập bảng được trình bày ở phần chú thích BCTC.

Số liệu không đồng nhất với sổ sách

Số liệu trong bảng cân đối được tính theo nguyên tắc giá gốc nên có thể khác so với số liệu sổ sách và giá trị thực tế trên thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng lỗ hổng này để ”thao túng” số liệu. Bạn nên chú ý điều này để tránh tính toán và đưa ra quyết định bất lợi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm, kết cấu, ý nghĩa, hạn chế và cách phân tích bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này có thể giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác hiện trạng của doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K