Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Chính sách tài khóa có vai trò gì đối với nền kinh tế?

View count icon 2986
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Chính sách tài khóa với 2 công cụ chính của nó luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy cụ thể, chính sách tài khóa là gì? Những công cụ và vai trò của chính sách này là gì? Cùng VNSC tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là chính sách tài chính vĩ mô của Chính phủ, sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu Chính phủ để tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Thông qua chính sách này có thể thấy được quan điểm, cơ chế và phương thức huy động nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước trong mỗi thời kỳ.

Chinh-sach-tai-khoa-la-gi

Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tăng trưởng chậm, chính sách tài khóa được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, chính sách này cũng được thực hiện để hạ nhiệt, đảm bảo tăng trưởng và phát triển ổn định.

Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa gồm 2 loại, bao gồm Chính sách tài khóa mở rộng và Chính sách tài khóa thắt chặt. Hai loại có tác động trái ngược đối với nền kinh tế, cụ thể như sau:

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng (Expansionary Policy) là chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Thuế được điều chỉnh giảm trong khi chi tiêu Chính phủ tăng lên làm cho tổng cầu tăng. Chính sách này thường được thực hiện khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hay trong thời kỳ suy thoái.

Chính sách tài khoá mở rộng giúp giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Khi đó tạo ra nhiều việc làm trong xã hội, người dân có thu nhập ổn định, chi tiêu tăng, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt (Contractionary Policy) được thực hiện nhằm ổn định, kiểm soát nền kinh tế đang tăng trưởng nóng. Việc tăng thuế và giảm chi tiêu công được thực hiện giúp giảm tổng cầu, kiềm chế nền kinh tế không phát triển quá nóng.

Khi chính sách này được thực hiện, doanh nghiệp và người dân có ít tiền hơn, hàng hóa được tạo ra trong nền kinh tế giảm. Người dân sẽ chi tiêu ít hơn, tổng cầu điều chỉnh giảm. Điều này giúp cân bằng cung cầu trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, thiếu ổn định.

Công cụ của chính sách tài khóa

Có 2 công cụ chính của chính sách tài khóa, gồm thuế và chi tiêu Chính phủ. Nhà nước sử dụng 2 công cụ này như thế nào và tác động gì tới nền kinh tế? Cụ thể như sau:

Thuế

Trong thuế gồm có 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu, cụ thể:

  • Thuế trực thu: Là những loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế thừa kế tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp….
  • Thuế gián thu: Là thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế mà điều tiết qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Người chịu thuế không phải người nộp thuế mà do một bên thứ ba nộp thay. Một số loại thuế gián thu phổ biến như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…

thue

Khi thuế được điều chỉnh giảm, gánh nặng thuế của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn hơn để phát triển kinh doanh. Từ đó, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khi có thu nhập mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng, thúc đầy kinh tế đất nước phát triển.

Ngược lại, khi thuế tăng thì doanh nghiệp có ít vốn hơn, việc sản xuất hàng hóa dịch vụ giảm. Người dân có ít tiền hơn, chi tiêu giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm. Nền kinh tế ổn định hơn khi đang tăng trưởng quá nhanh và không ổn định.

Chi tiêu của Chính phủ

Chi tiêu Chính phủ gồm 2 loại là chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, cụ thể:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: Là khoản chi của Chính phủ cho Quốc phòng – An ninh, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia…
  • Chi chuyển nhượng: Là khoản chi Ngân sách Nhà nước nhằm trợ cấp cho nhóm người yếu thế trong xã hội như trợ cấp hộ nghèo, trợ cấp người khuyết tật, trợ cấp thương binh và bệnh binh….

Hai khoản chi của Chính phủ tác động theo 2 hướng trái ngược tới nền kinh tế. Khi chi tiêu tăng, tổng cầu tăng, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Khi chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, nền kinh tế quá nóng được kiềm chế ổn định.

Chính sách tài khóa có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Chính sách tài khóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể như sau:

  • Bằng việc điều chỉnh 2 công cụ chính sách tài khóa, Chính phủ đã phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Mọi lĩnh vực đều có không gian để phát triển. Cũng thông qua chính sách này, Chính phủ có thể tập trung đầu tư để phát triển các lĩnh vực trọng tâm quốc gia.
  • Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế được phân phối và tái phân phối hiệu quả hơn. Điều này tạo môi trường ổn định, an toàn cho sự phát triển trong tương lai.
  • Đây là công cụ tài chính hiệu quả trong việc ổn định nền kinh tế tăng trưởng nóng và thúc đẩy sự phát triển khi nền kinh tế suy thoái. Từ đó, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững sau này.

Vai-tro

Phân biệt chính sách tài khoá – chính sách tiền tệ

Cùng là chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ
Định nghĩa Sử dụng công cụ thuế và chi tiêu Chính phủ để tác động tới tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế. Sử dụng các công cụ để kiểm soát cung tiền, từ đó tác động tới toàn bộ nền kinh tế.
Mục đích Kiểm soát tổng cầu hướng tới ổn định và phát triển nền kinh tế. Kiểm soát cung tiền để thực hiện một số mục tiêu như kiềm chế lạm phát, điều chỉnh tỷ giá hối đoái, giảm tỷ lệ thất nghiệp… và hướng tới ổn định nền kinh tế.
Cơ quan thực hiện Chính phủ Ngân hàng Nhà nước
Công cụ thực hiện Thuế và chi tiêu Chính phủ Tỷ giá hối đoái, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc

Định hướng chính sách tài khóa năm 2023 của nước ta

Năm 2023 dự báo kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ suy thoái. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam thuộc nền kinh tế có độ mở cao. Để đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra, một số giải pháp thực chính sách tài khóa được nêu ra như sau:

  • Theo dõi và đánh giá đúng diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để kịp thời đưa ra các giải pháp chính sách tài khóa. 
  • Kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định và thúc đẩy phủ hổi nền kinh tế.
  • Nghiên cứu thực hiện các biện pháp cải cách hệ thống thuế cho tới năm 2030, đảm bảo phù hợp với thông lệ thuế quốc tế. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tối ưu về thủ tục hành chính và công tác thu NSNN.
  • Rà soát và cơ cấu lại các khoản chi NSNN, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đảm bảo việc chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.
  • Kiểm soát chặt chẽ vấn đề bội chi NSNN, nợ công của Chính phủ và chính quyền các cấp địa phương. Qua đó, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay (khoản vay mới vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).
  • Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính. Từ đó đảm bảo hoạt động tài chính và dịch vụ tài chính an toàn, ổn định.
  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý giá, làm tốt công tác theo dõi, đánh giá, dự đoán tình hình cung – cầu đề có biện pháp xử lý trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, công khai minh bạch các loại giá như giá xăng, giá điện…. và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất thường.
  • Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
  • Đẩy mạnh cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, thực hiện chuyển đối số, đặc biệt trong các ngành và lĩnh vực trực tiếp phục vụ người dân.

Dịnh-huong-chinh-sach-tai-khoa-nam-2023-cua-nuoc-ta

Bài viết là những thông tin cơ bản nhất về khái niệm, công cụ và vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế. Đây là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, được nhà nước quan tâm, sử dụng kết hợp với các chính sách khác để thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Banner CTA

Cùng chủ đề

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và Upcom …

Author icon Người Viết Calendar icon 05-10-2024 12:13:23
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu Các quyết định chính sách tiền tệ của …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 11:02:32
Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào? Phố Wall (Wall Street) là một trong những khái niệm kinh tế tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 10:45:51

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K