Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Bánh xe cuộc đời – Biết để xây dựng cuộc sống hạnh phúc

View count icon 10357
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Cuộc sống hối hả đẩy mọi người về phía trước, mải miết “chạy” theo công việc, các mối quan hệ mà không biết mục đích cuối cùng là gì. Những lúc như vậy, xây dựng bánh xe cuộc đời sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi cho mình, có được cuộc sống thành công và hạnh phúc. Cùng tìm hiểu về bánh xe cuộc đời trong bài viết dưới đây.

Bánh xe cuộc đời là gì?

Bánh xe cuộc đời – Wheel of life là biểu đồ hình tròn, chia thành 6 – 8 phần bằng nhau, mỗi phần thể hiện một khía cạnh trong cuộc đời như sự nghiệp, sức khỏe, gia đình, các mối quan hệ, giải trí, tài chính… Dựa vào bánh xe cuộc đời, mỗi người có thể tự đánh giá, khám phá bản thân và lập kế hoạch cuộc sống cho chính mình.

Banh-xe-cuoc-doi-la-gi

Khi xây dựng bánh xe cuộc đời của riêng mình, bạn sẽ đánh giá các khía cạnh, tương ứng với mỗi phần bánh xe theo thang điểm từ 1 đến 10. Số điểm này đại diện cho mức độ hài lòng của bạn về khía cạnh đó ở thời điểm hiện tại.

Kết quả đánh giá giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cuộc sống ở hiện tại. Khía cạnh nào bạn đã thực hiện tốt, khía cạnh nào bạn chưa hài lòng, cần phải cải thiện. Từ đó, bạn biết cách điều chỉnh để cân bằng các giá trị cuộc sống bạn hướng tới.

Phân tích 8 khía cạnh bánh xe cuộc đời

Mỗi người sinh là là một cá thể riêng biệt, cuộc đời mỗi người cũng vậy, không ai giống ai. Bánh xe cuộc đời của mỗi người cũng bao gồm các phần khác nhau. Dưới đây là 8 khía cạnh quan trọng và phổ biến nhất.

Sức khỏe

Có thể nói, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Sức khỏe ở đây không chỉ ở mặt thể chất mà còn ở cả mặt tinh thần. Có sức khỏe nghĩa là cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật, đau ốm và tinh thần thoải mái, minh mẫn, không bị áp lực.

Khía cạnh sức khỏe trên bánh xe cuộc đời còn thể hiện ở sự quan tâm của bạn tới sức khỏe chính mình. Bạn có khám sức khỏe định kỳ không? Bạn có tập thể dục hay áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giữ gìn và duy trì cơ thể khỏe mạnh không? 

Có câu nói nổi tiếng của Steve Jobs: “Chiếc giường đắt nhất thế giới chính là giường bệnh”. Nhiều người chủ quan, khi trẻ đổi sức khỏe lấy tiền bạc rồi khi về già, bệnh tật có đổi bao nhiêu tiền bạc cũng không thể lấy lại sức khỏe nữa. Do đó, bạn hãy quan tâm tới sức khỏe của mình ngay từ bây giờ.

Phát triển bản thân

Phát triển bản thân là việc học tập, trau dồi, nâng cao thêm kiến thức, thái độ và kỹ năng mới để nâng cấp giá trị bản thân. Nếu bạn không tự nâng cấp giá trị của mình, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau khi mà xã hội đang phát triển từng phút, từng giây như hiện nay.

Phat-trien-ban-than

Bạn có thể đọc sách, tham gia các khóa học, tham gia hội thảo, gặp gỡ và nói chuyện với mọi người… để tự học và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng mới. Điều này sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn tiến về tương lai, đến gần hơn với mục tiêu của mình.

Các mối quan hệ

Một khía cạnh quan trọng khác của bánh xe cuộc đời là các mối quan hệ. Mối quan hệ không dừng lại ở người thân, bạn bè, đồng nghiệp mà nó là sự tác động, tương tác qua lại giữa hai người hoặc một nhóm người có liên quan tới nhau.

Bản chất con người sống theo cộng đồng, không thể tách biệt với tập thể. Do đó, mỗi người đều là một mắt xích trong một chuỗi mối quan hệ, rộng hơn là toàn xã hội. Các mối quan hệ đóng vai trò quan trọng tới mọi khía cạnh cuộc sống của mỗi người, quyết định chất lượng cuộc sống..

Tài chính

Khía cạnh tài chính bao gồm tiền tiết kiệm, các loại tài sản, thu nhập, khả năng tạo ra thu nhập… Tuy nhiên, nhắc tới tài chính thì mọi người ai cũng quy chung về tiền. Tiền là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của tất cả các khía cạnh khác của bánh xe cuộc đời.

Giống như câu nói vui “Tiền không phải tất cả nhưng tất cả đều cần tiền”. Tiền không “mua” được sức khỏe theo nghĩa đen nhưng nó sẽ giúp bạn “mua” được những điều kiện để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tiền cũng giúp bạn mua được những cuốn sách hay, tiếp cận được môi trường giáo dục tốt ….

Sự nghiệp

Sự nghiệp là việc phát triển bản thân thông qua công việc, nghề nghiệp hay các hoạt động liên quan khác. Mỗi người đều có mục tiêu sự nghiệp nhất định. Mục tiêu này của mỗi người không giống nhau. Có người muốn công việc với mức lương cao, có người muốn trở thành chủ doanh nghiệp, có người làm việc để giúp được càng nhiều người càng tốt…

Để đạt được mục tiêu sự nghiệp, ai cũng sẵn sàng dành thời gian công sức, tâm huyết, tiền bạc… của mình. Cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn và tự hào là những điều nhận lại khi đạt được mục tiêu đó.

Giải trí

Không ai có thể làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi, giải trí. Giải trí là làm những việc yêu thích với tâm trạng và trí óc thoải mái, thư giãn. Đó có thể là đi du lịch, đọc sách, chơi thể thao, ăn đồ ăn yêu thích, xem chương trình TV…. Khoảng thời gian giải trí giúp chúng ta thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, nhận ra ý nghĩa cuộc sống và tiếp thêm năng lượng tiến về tương lai.

Giai-tri

Chia sẻ

Chia sẻ là giúp đỡ mọi người, là trao đi giá trị có ích cho cộng đồng, góp phần giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Giá trị không chỉ là tiền hay hiện vật mà còn là hành động, sự đồng cảm, động viên… để giúp mọi người trở nên tốt đẹp hơn.

Bạn nên dành ít nhất 5% thu nhập hàng tháng để cho đi. Một số công việc có thể làm là tham gia tình nguyện, làm từ thiện, đóng góp và các quỹ từ thiện, tham gia hoạt động cộng đồng, truyền tải thông điệp tích cực tới mọi người… Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ấm áp, đủ đầy và thêm yêu cuộc sống này hơn.

Tâm linh

Tâm linh không nhất thiết phải là một tôn giáo nào đó, đơn giản nó chỉ là đức tin của mỗi người, tin rằng tồn tại một thế giới tâm linh cao cả hơn thế giới này. Tâm linh có thể là điểm tựa tinh thần, giúp bạn vượt qua khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống. Tìm về tâm linh một cách lành mạnh, tích cực giúp mỗi người hướng thiện, giải tỏa căng thẳng và sống bình yên, hạnh phúc.

Tại sao cần xây dựng bánh xe cuộc đời?

Hình ảnh bánh xe thể hiện sự chuyển động không ngừng, tiến về phía trước. Bánh xe chuyển động nhịp nhàng, trơn tru sẽ giúp phương tiện di chuyển thuận lợi, đúng hướng, ít gập ghềnh. Tương tự vậy, xây dựng bánh xe cuộc đời có 3 vai trò quan trọng như sau:

  • Giúp bạn nhìn nhận tổng quan về cuộc sống hiện tại: Cuộc sống bận rộn với đủ các mối lo toan khiến nhiều người bị quá tải, cảm thấy mình không làm tốt bất kỳ việc gì. Xây dựng bánh xe cuộc đời sẽ là cách giúp bạn sắp xếp và đánh giá lại mọi thứ. Từ đó, bạn có cái nhìn tổng quan hơn, phát huy điều đã làm tốt và có hướng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
  • Giúp bạn sắp xếp những điều ưu tiên trong cuộc sống: Không xác định được đầu là điều quan trọng cần làm, đâu là việc ít quan trọng có thể làm sau là nguyên nhân khiến bạn tất bật với cuộc sống, lúc nào cũng không hết việc. Bánh xe này sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự các khía cạnh ưu tiên trong cuộc đời bạn. Từ đó giúp bạn đi đúng hướng, tìm thấy sự bình an và hạnh phúc.
  • Giúp bạn cân bằng các giá trị trong cuộc sống: Nhiều người vướng vào những rắc rối, suy nghĩ tiêu cực vì không xác định được điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Bánh xe cuộc đời sẽ giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề này. Từ đó, bạn tìm ra cách cải thiện những điều còn thiếu sót, hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Cách xây dựng bánh xe cuộc đời

Việc xây dựng bánh xe cuộc đời rất đơn giản, bạn chỉ cần xác định các khía cạnh quan trọng, đánh giá từng khía cạnh đó theo thang điểm 1 – 10 và tìm giải pháp cho vấn đề trong cuộc sống. Đơn giản vậy nhưng nếu bạn vẽ vội vã, trình tự rối loạn sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất. Có 5 bước xây dựng bánh xe này như sau:

Bước 1: Xác định các khía cạnh trong bánh xe cuộc đời

Trước tiên, bạn cần chọn một nơi yên tĩnh, không có các yếu tố làm xao nhãng để đảm bảo sự tập trung cao nhất. Sau đó, bạn hãy suy nghĩ, xác định 6 – 8 khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc đời. Cuối cùng vẽ hình ảnh bánh xe cuộc đời, chia thành 6 – 8 phần bằng nhau, tương ứng với các khía cạnh đó.

Buoc-1-Xac-dinh-cac-khia-canh-trong-banh-xe-cuoc-doi

Bước 2: Đánh giá các khía cạnh trong cuộc sống

Bạn tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân với từng khía cạnh trên bánh xe theo thang điểm từ 1 – 10. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng, phân tích và đánh giá từng vấn đề để đưa ra số điểm chính xác nhất. Bạn có thể áp dụng một số câu hỏi sau để đánh giá các khía cạnh cuộc sống:

  • Về sự nghiệp: Bạn có đang làm công việc bạn mong muốn hay không? Bạn có yêu thích công việc mình đang làm không? Công việc có mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn không? Công việc có mang lại thu nhập đủ để bạn trang trải cuộc sống không? Bạn có muốn thay đổi công việc khác không?
  • Về tài chính: Đối với bạn, tiền là gì? Thu nhập của bạn có đủ trang trải cuộc sống không? Bạn có tiền tiết kiệm không? Bạn có khoản nợ nào không? Tiền có mang lại hạnh phúc cho bạn không?
  • Về sức khỏe: Bạn có đang gặp vấn đề sức khỏe không? Bạn đang cảm thấy thế nào? Bạn có hài lòng với ngoại hình và cân nặng của bản thân không? Bạn có luyện tập thể dục thể thao không? Mức độ tập luyện như thế nào? Bạn có khám sức khỏe định kỳ không?
  • Mối quan hệ: Bạn có những mối quan hệ nào? Tình trạng các mối quan hệ của bạn thế nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho các mối quan hệ đó?
  • Phát triển bản thân: Bạn có kỹ năng nào cần cải thiện không? Bạn muốn học thêm kỹ năng nào? Bạn có đang học thêm các kỹ năng/kiến thức mới không? Bạn học như thế nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian học mỗi ngày?
  • Giải trí: Bạn thường làm gì để giải trí? Bạn yêu thích hoạt động giải trí nào? Bạn đi du lịch bao nhiêu lần trong năm? Bạn sử dụng thời gian rảnh như thế nào? 
  • Chia sẻ: Bạn có hoạt động tình nguyện không? Bạn đang hoạt động tình nguyện trong tổ chức nào? Bạn có trích thu nhập hàng tháng để làm từ thiện không? 
  • Tâm linh: Bạn có theo tôn giáo không? Bạn có tin vào tâm linh không? Bạn có tìm đến tâm linh khi cảm thấy mệt mỏi, khó khăn không? Bạn có đang tận hưởng cuộc sống ở hiện tại không?

Bước 3. Tạo bánh xe cuộc đời

Bạn chia đường phân chia các phần trong bánh xe thành 10 đoạn nhỏ bằng nhau, tương ứng từ 1 – 10 điểm. Số điểm tăng dần từ trong ra ngoài. Sau đó, bạn đánh dấu số điểm theo kết quả đánh giá bước 2 và nối các điểm với nhau. Khi đã hoàn thành, bạn nhìn nhận lại bánh xe cuộc đời theo các hướng sau:

  • Số điểm từ 8 – 10: Bạn đang hài lòng với khía cạnh này, cần duy trì và phát triển hơn trong tương lai.
  • Số điểm từ 5 – 7: Bạn khá hài lòng với khía cạnh này nhưng vẫn còn những điểm chưa tốt, cần cải thiện thêm trong tương lai.
  • Số điểm từ 1 – 4: Bạn không hài lòng về khía cạnh này, cần tìm cách thay đổi để cải thiện hơn.

Buoc-3-Tao-banh-xe-cuoc-doi

Đối với những khía cạnh được điểm thấp, bạn nên trả lời một số câu hỏi sau:

  • Tại sao bạn cho điểm thấp như vậy?
  • Cần như thế nào mới đạt điểm cao?
  • Bạn muốn đạt được điều gì ở khía cạnh này trong ngắn hạn và dài hạn?
  • Cần làm những gì để hoàn thành mục tiêu?

Bước 4: Thiết lập mục tiêu theo bánh xe cuộc đời

Dựa vào kết quả đánh giá ở những bước trên, bạn sắp xếp thứ tự quan trọng của các khía cạnh trong cuộc đời bạn. Bạn biết cái nào nên ưu tiên, cái nào có thể thực hiện sau. Từ đây, bạn hãy hình dung về cuộc sống mong muốn và lên kế hoạch đạt được mục tiêu này theo từng ngày, tháng, năm. Kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt.

Bước 5. Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu cuộc đời

Sau mỗi tháng, bạn nên vẽ lại bánh xe cuộc đời định kỳ để theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Việc vẽ lại giúp bạn kiểm tra xem kế hoạch đã đi đúng hướng chưa, cần điều chỉnh điều gì và bổ sung thêm biện pháp đạt được mục tiêu nhanh hơn.

Ứng dụng bánh xe cuộc đời trong cuộc sống

Ứng dụng bánh xe cuộc đời vào cuộc sống giúp bạn kiểm soát cuộc sống của mình, mang lại bình an và hạnh phúc. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng như sau:

  • Về sức khỏe: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn hằng ngày, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đồ uống có cồn, tập thiền hàng ngày…
  • Về tài chính: Xây dựng thói quen ghi chép và quản lý chi tiêu hàng tháng, lên kế hoạch chi tiêu hiệu quả, cắt giảm những khoản chi không cần thiết, tìm cách tăng thu nhập, học thêm kiến thức về tài chính…
  • Về sự nghiệp: Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực của bản thân, lên kế hoạch cải thiện các điểm yếu và duy trì điểm mạnh, tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng mềm, đọc sách để trau dồi kiến thức…

Ung-dung-banh-xe-cuoc-doi-trong-cuoc-song

Trên đây là tất cả thông tin về bánh xe cuộc đời, cách xây dựng và ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống. VNSC hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn ứng dụng bánh xe cuộc đời hiệu quả, xây dựng được cuộc sống bình an và hạnh phúc trọn vẹn.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động

Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động Trong những năm gần đây, Bitcoin đã trở thành một trong những tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 15-11-2024 11:52:41
Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Gửi tiết kiệm online đang trở thành xu hướng phổ biến khi mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lo ngại xoay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-11-2024 3:21:57
Tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào?

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm tích lũy phù hợp là điều cần thiết để đạt được cuộc sống thịnh vượng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 13-11-2024 4:56:12

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K