Trái phiếu chuyển đổi là một sản phẩm nhỏ trong trái phiếu nhưng lại nắm giữ vị trí quan trọng trong danh mục của nhiều nhà đầu tư. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Có ưu nhược điểm ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Chứng khoán Vina để có câu trả lời nhé.
Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond) là chứng khoán nợ của doanh nghiệp với mức lãi suất cố định. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển trái phiếu thành cổ phiếu vào khoảng thời gian xác định trong tương lai.
Có thể hiểu trái phiếu chuyển đổi là một loại chứng khoán hỗn hợp, có lãi suất cố định. Lãi suất của sản phẩm trái phiếu này thường thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp thông thường. Về bản chất, Convertible Bond như một sản phẩm được lồng ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do DN phát hành.
Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi
Giả sử Công ty A phát hành một trái phiếu chuyển đổi với giá trị là $1.000/trái phiếu và lãi suất của trái phiếu trả hàng năm là 4%. Trái phiếu có ngày đáo hạn là 10 năm và tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu là 100 cổ phiếu trên mỗi trái phiếu.
Nếu như trái phiếu được giữ cho đến ngày đáo hạn thì trong năm đó nhà đầu tư sẽ nhận được $1000 tiền vốn ban đầu cộng với $40 tiền lãi cho năm đó. Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty đột nhiên tăng cao với giá là $11 một cổ phiếu. Và kết quả là 100 cổ phần kia sẽ đáng giá $1.100, lớn hơn giá trị thực tế của trái phiếu.
Vào lúc này, nếu đã đến thời hạn có thể chuyển đổi theo quy định bạn đầu, nhà đầu tư có thể chuyển trái phiếu thành cổ phiếu và nhận 100 cổ phiếu, với mức giá bán trên thị trường là $1.100.
Định giá trái phiếu chuyển đổi
Giá trị của trái phiếu chuyển đổi sẽ được căn cứ dựa trên quyền mua cổ phiếu và giá trị thực tại của trái phiếu:
Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi
Trong đó:
- Giá trị trái phiếu: Là giá trị hiện tại của dòng tiền khi thanh toán cả gốc lẫn lãi của trái phiếu vào ngày đáo hạn. Lãi suất của trái phiếu sẽ được xác định bằng lãi suất chiết khấu thị trường, biên độ rủi ro tín dụng và quan hệ cung, cầu.
- Giá trị quyền chuyển đổi: Hay còn được gọi là quyền chọn mua cổ phiếu. Sự thay đổi giá trị quyền chuyển đổi sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu và có mối quan hệ thuận chiều. Khi giá cổ phiếu giảm, quyền chọn mua cổ phiếu giảm, lợi nhuận sẽ ít đi và ngược lại. Sự thay đổi giá trị của quyền chọn mua cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào mức độ biến động của giá cổ phiếu, thời hạn thực hiện quyền, mức lãi suất trên thị trường.
Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi
Như đã nói ở trên, trái phiếu có khả năng chuyển đổi là một loại chứng khoán hỗn hợp. Nhà đầu tư vừa có thể nhận lãi suất như trái phiếu thông thường, vừa có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu sẽ xác định số lượng cổ phiếu mà bạn có thể nhận được khi chuyển đổi.
Ví dụ: Tỷ lệ 1:5 nghĩa là một trái phiếu sẽ đổi được 5 cổ phiếu.
Lãi suất
Khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư cũng sẽ nhận được mức lãi suất cố định hằng năm như những trái phiếu khác. Tuy nhiên vì nhà đầu tư sẽ có thêm quyền chọn mua cổ phiếu trong thời kỳ nắm giữ trái phiếu chuyển đổi. Do đó, lãi suất nhận được từ loại trái phiếu này sẽ thấp hơn so với những trái phiếu thông thường.
Chuyển đổi bắt buộc
Doanh nghiệp có quyền thu hồi lại trái phiếu chuyển đổi đã phát hành với mức giá nhất định. Điều này thường xảy ra khi giá cổ phiếu tăng cao hơn vượt trội. Qua đó giúp hạn chế việc tăng giá quá cao của trái phiếu.
Thời hạn chuyển đổi
Thời hạn chuyển đổi của trái phiếu chuyển đổi sẽ xảy ra vào khoản thời gian cụ thể, được quy định từ đầu. Tuy nhiên, mốc thời gian này phải trước khi trái phiếu đáo hạn. Thời hạn chuyển đổi của trái phiếu cũng có thể không cố định, mà sẽ phụ thuộc vào người nắm giữ trái phiếu.
Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi
Căn cứ theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 4/12/2018 về quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phát hành là CTCP được thành lập hợp pháp và phải đáp ứng về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tối thiểu từ 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
- Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề với năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
- Các đợt thanh toán Convertible Bond đổi phải cách nhau ít nhất 6 tháng.
- Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong thời gian là tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Ngoại trừ các trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Đối với nhà đầu tư
Ưu điểm:
- Nhà đầu tư có thể nhận lãi từ trái phiếu, đồng thời có thể chuyển đổi thành cổ phiếu và hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu.
- Giá thị trường của trái phiếu ổn định hơn cổ phiếu nên sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn thị trường biến động.
- Được quyền ưu tiên trong trường hợp công ty vỡ nợ. Tức là trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng vỡ nợ, người nắm giữ trái phiếu vẫn sẽ có quyền ưu tiên được thanh toán số tiền gốc. Sau đó nếu như công ty ổn định trở lại, họ vẫn có quyền được tham gia chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu
Nhược điểm:
- Vì nắm giữ quyền chọn mua nên lãi suất mà nhà đầu tư nhận được sẽ thấp hơn trái phiếu thông thường.
- Đầu tư vào các công ty có lợi nhuận ít hoặc không có lợi nhuận sẽ tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư nắm giữ.
Đối với doanh nghiệp phát hành
Ưu điểm:
- Giảm thiểu tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư xung quanh việc phát hành cổ phiếu
Vì khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu sẽ, số lượng cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên, gây nên sự lo lắng nhất định. Vì vậy việc phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ giảm đi tâm lý tiêu cực, người nắm giữ trái phiếu cũng có thể chuyển trái phiếu thành cổ phiếu nếu như công ty hoạt động tốt
- Khi nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, lãi suất mà doanh nghiệp trả có thể thấp hơn so với trái phiếu thông thường. Qua đó giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro cho tổ chức phát hành.
Nhược điểm:
- Trong trường hợp trái phiếu chuyển đổi bị chuyển thành cổ phiếu, cổ phiếu của công ty sẽ bị loãng, dẫn đến giá cổ phiếu giảm.
Nên nắm giữ trái phiếu chuyển đổi hay không chuyển đổi?
Để đưa ra quyết định phù hợp nhất, trước tiên bạn cần hiểu trái phiếu không chuyển đổi là gì? Trái ngược với trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu không thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong suốt thời gian nắm giữ.
So sánh trái phiếu chuyển đổi và không chuyển đổi
Trái phiếu không chuyển đổi | Trái phiếu chuyển đổi | |
Khả năng chuyển đổi | Không có khả năng chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. | Có khả năng chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với mức tỷ lệ nhất định. |
Thời gian chuyển đổi sẽ được thực hiện vào một ngày cố định trong tương lai. | ||
Lãi suất | Cao hơn | Thấp hơn |
Tính pháp lý | Người nắm giữ không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. | Không có khả năng chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. |
Nên nắm giữ loại trái phiếu nào?
Để trả lời cho câu hỏi: Nên nắm giữ loại trái phiếu nào, thì chúng ta cần phải xét đến các ưu điểm và nhược điểm của từng loại trái phiếu.
Trái phiếu chuyển đổi | Trái phiếu không chuyển đổi | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
Không có các quyền của cổ đông theo quy định pháp luật. |
Mỗi trái phiếu sẽ đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Vì thế việc quyết định nên nắm giữ loại trái phiếu nào sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải có đầy đủ những kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn ra công cụ tài chính phù hợp và đưa ra lựa chọn đầu tư sáng suốt.
Trên đây là các thông tin quan trọng về trái phiếu chuyển đổi cũng như những ưu nhược điểm của loại chứng khoán hỗn hợp này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức về các sản phẩm tài chính, từ đó có thể đưa ra những phân tích, quyết định phù hợp nhất!